Có nên xử phạt học sinh quay clip bạo lực học đường?

Phương Thảo |

Thời gian qua, hàng loạt vụ bạo lực học đường được các em học sinh quay clip và phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ vì tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và sau những vụ việc trên, nhiều em học sinh “xem bằng điện thoại” đã phải chịu các hình thức kỷ luật, khiến dư luận tỏ ra băn khoăn.

Liệu việc kỷ luật những học sinh quay clip có khiến các em e dè, không còn dám đấu tranh những hành vi sai trái? Cơ sở nào để nhà trường xử phạt học sinh và đâu là ranh giới cho phép các em phản ánh ý kiến của mình? Báo Lao Động đã có một cuộc trao đổi với TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội về vấn đề này.

TS Nguyễn Tùng Lâm -  Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội. Ảnh NVCC
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội. Ảnh NVCC

Thời gian qua, số lượng các vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra. Theo chuyên gia, nguyên nhân do đâu?

- Mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng bạo lực học đường vẫn chưa được giải quyết triệt để vì nhiều nguyên nhân. Các em đang ở cái tuổi biến động về tâm sinh lý nên nhận thức chưa tốt, cộng với công tác giáo dục của chúng ta chưa đến được từng học sinh, nên việc các em phạm sai lầm này tới sai lầm khác là điều dễ hiểu.

Điều chúng ta cần làm là tổ chức các hoạt động trong nhà trường, gia đình, xã hội để các em có nhận thức đúng đắn để các em thấy được những giá trị yêu thương, tôn trọng, khoan dung. Đặc biệt phải có những kỹ năng sống như giải quyết vấn đề, như vậy, tình trạng bạo lực học đường mới giảm được.

Thời gian qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường được phát hiện qua những clip của học sinh đưa lên mạng xã hội. Ảnh cắt từ clip
Thời gian qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường được phát hiện qua những clip của học sinh đưa lên mạng xã hội. Ảnh cắt từ clip

Hiện nay, không ít trường hợp, nhà trường xử lý những học sinh quay lại clip và phát tán. Có em đã bị buộc nghỉ học một khoảng thời gian và hạ một hạnh kiểm. Theo chuyên gia việc xử lý, kỷ luật như vậy đã hợp lý chưa?

- Việc đứng quay clip khi phát hiện bạo lực học đường mà không can ngăn hay báo cáo lại nhà trường là hành động vô cảm, thiếu ý thức xây dựng trong việc giúp đỡ các bạn chống bạo lực học đường. Hành động quay clip bạo lực học đường, phát tán lên mạng chỉ đáp ứng nhu cầu hiếu kỳ của mọi người, gây ảnh hưởng tới nhà trường là hành động đáng bị kỷ luật.

Việc quay lại clip bạo lực học đường chỉ đúng khi nó là bằng chứng đưa lên trường để xử lý những bạn xảy ra mâu thuẫn, chứ không nên phát tán lên mạng.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý các học sinh quay clip sẽ khiến học sinh rụt rè, không dám đứng lên đấu tranh các hành vi sai trái, dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường vẫn âm thầm diễn ra?

- Chúng ta phải giáo dục các em thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi chứ không đặt nặng về vấn đề trừng phạt. Cái chính là phải giáo dục học sinh về ý thức cộng đồng, trách nhiệm tạo ra môi trường an toàn trong nhà trường. Các em phải có nghĩa vụ phòng chống bạo lực học đường chứ không nên cổ vũ những hành động thỏa mãn nhu cầu hiếu kỳ của mọi người. Học sinh cũng như phụ huynh phải hiểu rằng việc quay clip và phát tán lên mạng xã hội là thiếu ý thức xây dựng cộng đồng, tiếp tay cho bạo lực học đường phát triển.

Thưa chuyên gia, để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, cần những biện pháp nào?

- Theo tôi để giải quyết vấn đề bạo lực học đường cần căn cứ vào 3 cái lý.

Thứ nhất là tâm lý. Chúng ta cần đưa ra những hướng giải quyết phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Nhà trường nên đưa ra những quy định xử lý kỷ luật tích cực, lựa chọn hình thức giáo dục, xử phạt học sinh phù hợp, để học sinh nhận ra, ứng xử như thế nào khi gặp tình huống tương tự.

Thứ hai là quản lý. Nhà trường cần có những công tác quản lý, kiểm điểm khi phát hiện bạo lực học đường. Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt rõ tình hình học sinh của mình. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần là một người tin cậy để các em học sinh tin tưởng tâm sự, lúc đó bạo lực học đường sẽ được phát hiện và giải quyết sớm.

Thứ ba là pháp lý. Bạo lực học đường không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức mà nó còn là hành vi, vi phạm pháp luật. Hiện nay, về mặt pháp luật chúng ta làm chưa được chặt chẽ. Những em học sinh gây ra bạo lực học đường cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, cần phải đối diện với các hình thức xử lý thích đáng để các em, cũng như học sinh khác rút ra những bài học cho bản thân.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Đau xót khi giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường

Hà Quyên |

Mới đây, một nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang đã cùng dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào người cô gây rúng động xã hội.

Sắp diễn ra tọa đàm "Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường"

Nhóm PV |

Ngày 8.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần “tôn sư trọng đạo" bị phai nhạt?".

Đúng hay sai việc xử phạt học sinh phát tán clip bạo lực học đường?

Thảo Trang |

Nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong trường học được phát hiện qua những clip mà học sinh đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, có không ít trường hợp học sinh bị xử phạt vì quay và phát tán clip. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc xử phạt này.

Lòng tốt bị sập bẫy trong vụ dàn dựng cảnh bé sơ sinh bị bỏ rơi ở Nam Định

Quế Chi |

Vụ việc dàn dựng bé sơ sinh bị bỏ rơi tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang gây bức xúc trong dư luận. Lòng tốt của các nhà hảo tâm rất dễ bị lợi dụng, “sập bẫy” những kẻ lừa đảo, vô lương tâm, nhất là khi mạng xã hội phát triển như hiện nay.

Tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2024 của người lao động

Nhóm PV |

Với lộ trình tăng dần theo từng năm để tiến tới mốc 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam thì tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động chính xác là bao nhiêu? Và năm 2024 cũng là năm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 vậy lương hưu có ảnh hưởng thế nào? Để giải đáp những thông tin này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống dịch vụ pháp lý Luật sư X (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội).

Huyện Tân Kỳ lên tiếng việc dân không muốn nhận hỗ trợ cá giống

HẢI ĐĂNG |

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã có báo cáo kết quả xác minh thông tin một số người dân không muốn nhận cá giống do tỉnh hỗ trợ.

Giá chung cư tăng cao, người lao động khó an cư ở Hà Nội

Minh Đức |

Giá chung cư Hà Nội vẫn liên tục tăng trong gần 1 thập kỷ qua. Nhiều người dù có sẵn cả tỉ đồng trong tay vẫn không mua nổi căn hộ trung cư ở khu vực trung tâm.

Công an Thanh Hóa thông báo chi tiết danh sách phạt nguội hơn 131 xe ôtô

Trần Lâm |

Chỉ trong khoảng thời gian 15 ngày, lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã ghi nhận bằng hình ảnh hơn 130 xe ôtô các loại vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Đau xót khi giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường

Hà Quyên |

Mới đây, một nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang đã cùng dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào người cô gây rúng động xã hội.

Sắp diễn ra tọa đàm "Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường"

Nhóm PV |

Ngày 8.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần “tôn sư trọng đạo" bị phai nhạt?".

Đúng hay sai việc xử phạt học sinh phát tán clip bạo lực học đường?

Thảo Trang |

Nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong trường học được phát hiện qua những clip mà học sinh đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, có không ít trường hợp học sinh bị xử phạt vì quay và phát tán clip. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc xử phạt này.