"Cấm biển" có thời hạn để tái tạo nguồn lợi, cần nhân rộng trên cả nước

Hoàng Văn Minh |

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi đề xuất "cấm biển" - cấm đánh bắt có thời hạn 5 khu vực biển để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi biển.

Cụ thể, có 5 khu vực được ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cấm khai thác thủy sản có thời hạn gồm: Bình Phú - Bình Châu; Tịnh Khê - Nghĩa An; Phổ Khánh - Phổ Thạnh - Phổ Châu; vùng biển phía nam đảo Lý Sơn và vùng biển ven thị xã Đức Phổ.

Đây là 5 khu vực có quy mô diện tích khoảng 35.468ha, chiếm 12,4% diện tích vùng biển ven bờ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi đề xuất thí điểm quy định cấm biển 1 tháng (từ ngày 1.5 đến 30.5 hằng năm) ở vùng biển ven bờ.

Cấm khai thác có thời hạn 3 tháng (từ ngày 1.3 đến 30.5 hằng năm) đối với các loại nghề có mức xâm hại cao như: nghề lưới kéo, pha xúc, chụp mực, mành, lưới vây...

Đề xuất này dựa trên thực tế rất báo động là Quảng Ngãi hiện có 4.292 tàu cá được đăng ký, đăng kiểm. Mỗi năm, đội tàu này khai thác đến hơn 91.000 tấn hải sản và công suất dự báo mỗi năm một tăng thêm.

Trong khi khả năng khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh chỉ ước hơn 83.000 tấn.

Đây là một đề xuất hay, có tính khả thi dù có phần hơi muộn.

Bởi việc khai thác kiểu tận thu, tận diệt theo cách “trẻ không tha già không chừa” với đủ các loại phương tiện từ đèn pha, kích điện, giã cào… dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản là thực trạng phổ biến, báo động từ rất nhiều năm nay.

Và đây cũng là thực trạng, báo động chung của tất cả các địa phương trên cả nước chứ không riêng ở Quảng Ngãi.

Thời gian qua, các địa phương đã rất nỗ lực trong việc tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý rất nghiêm các hành vi khai thác thủy sản kiểu tận diệt của người dân.

Thậm chí luật cũng đã quy định có thể xử lý hình sự hành vi khai thác thủy sản tận diệt ngoài việc xử phạt hành chính.

Tuy nhiên hiệu quả lại không mấy khả quan bởi tất cả các biện pháp xử lý, ngăn chặn lâu nay cũng chỉ mới giải quyết vấn đề ở phần ngọn chứ chưa chạm được đến phần gốc của vấn đề.

Đề xuất cấm biển có thời hạn ở những vùng biển nhất định không chỉ hay, khả thi mà còn đáp ứng được tiêu chí kép khi vừa bảo vệ được nguồn lợi, vừa không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu bền vững của người dân đánh bắt hải sản.

Nó cũng phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã xác định ngành thủy sản phải “giảm khai thác” và “tăng nuôi trồng”, kéo theo tất yếu là phải giảm các đội tàu khai thác.

Vậy nên đề xuất này không chỉ cần phải triển khai ở Quảng Ngãi mà nên nhân rộng ra ở tất cả các địa phương trên cả nước!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Mùa lũ kiệt, ngư dân đánh bắt thủy sản thất thu

Thành Nhân |

An Giang - Hàng năm, vào đầu tháng 7 âm lịch, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng không đê bao ở thượng nguồn sông Cửu Long. Năm nay đã giữa tháng 7, nước lũ vẫn chưa lên nổi những cánh đồng. Nguồn lợi thủy sản khan hiếm, người dân vùng đầu nguồn lại thêm 1 mùa lũ thất thu.

Hạn chế khai thác tận diệt nguồn lợi hải sản ven bờ

Hoàng Bin |

Nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang suy giảm nghiêm trọng trên vùng biển Quảng Nam do nạn khai thác gần bờ theo kiểu tận diệt bằng xung điện, ngư lưới cụ có mắt lưới quá nhỏ...

Theo dấu những con tàu giã cào khai thác tận diệt thủy sản ven bờ Khánh Hòa

Hữu Long - Hoài Luân |

Nếu như đêm xuống, các con tàu giã cào như những “bóng ma” thoắt ẩn, thoắt hiện; thì ban ngày, từng tốp tàu cá công khai đánh bắt theo kiểu tận diệt hải sản.

Kiên Giang: Cháy tàu đánh bắt thủy sản thiệt hại khoảng 300 triệu đồng

NGUYÊN ANH |

Khoảng 200 người đã tham gia chữa cháy, rất may không có thiệt hại về người, riêng tài sản ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Đắk Lắk: Xử lý tàu cá tàng trữ chất hóa học, chất nổ đánh bắt thủy sản

BẢO TRUNG |

UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ quyết liệt ngăn chặn và xử lý các cá nhân, tổ chức sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ... ngư cụ khai thác có tính hủy diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản ở tỉnh.

Người dân TPHCM phải trả tiền nước cao hơn nếu tính định mức theo đồng hồ

Huyền Trân |

TPHCM - Nếu chuyển từ phương thức tính định mức nước sinh hoạt theo nhân khẩu sang tính theo đồng hồ sẽ bất lợi với các gia đình đông người, dẫn đến tiền nước phải trả mỗi tháng sẽ cao hơn rất nhiều.

Bệnh nhân mang khối u mòn mỏi chờ cả tháng, phải xạ trị lúc nửa đêm ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Ghi nhận tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - nơi khám, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu cho người dân ở Cần Thơ cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang quá tải nghiêm trọng, cơ sở vật chất xuống cấp nặng nề. Đáng nói, bệnh viện chỉ có 1 máy xạ trị, do đó nhiều người phải mòn mỏi chờ đợi hàng tháng trời mới tới lượt xạ trị, thậm chí phải thức trắng đêm đợi xạ trị lúc 2 - 3 giờ sáng.

Phương tiện xếp hàng dài chờ qua điểm sạt lở trên cao tốc La Sơn – Túy Loan

Văn Trực |

Cao tốc La Sơn - Túy Loan sạt lở nghiêm trọng ở vị trí Km46+300 (thuộc địa phận xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) khiến nhiều phương tiện khó khăn khi di chuyển qua khu vực này.

Mùa lũ kiệt, ngư dân đánh bắt thủy sản thất thu

Thành Nhân |

An Giang - Hàng năm, vào đầu tháng 7 âm lịch, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng không đê bao ở thượng nguồn sông Cửu Long. Năm nay đã giữa tháng 7, nước lũ vẫn chưa lên nổi những cánh đồng. Nguồn lợi thủy sản khan hiếm, người dân vùng đầu nguồn lại thêm 1 mùa lũ thất thu.

Hạn chế khai thác tận diệt nguồn lợi hải sản ven bờ

Hoàng Bin |

Nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang suy giảm nghiêm trọng trên vùng biển Quảng Nam do nạn khai thác gần bờ theo kiểu tận diệt bằng xung điện, ngư lưới cụ có mắt lưới quá nhỏ...

Theo dấu những con tàu giã cào khai thác tận diệt thủy sản ven bờ Khánh Hòa

Hữu Long - Hoài Luân |

Nếu như đêm xuống, các con tàu giã cào như những “bóng ma” thoắt ẩn, thoắt hiện; thì ban ngày, từng tốp tàu cá công khai đánh bắt theo kiểu tận diệt hải sản.

Kiên Giang: Cháy tàu đánh bắt thủy sản thiệt hại khoảng 300 triệu đồng

NGUYÊN ANH |

Khoảng 200 người đã tham gia chữa cháy, rất may không có thiệt hại về người, riêng tài sản ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Đắk Lắk: Xử lý tàu cá tàng trữ chất hóa học, chất nổ đánh bắt thủy sản

BẢO TRUNG |

UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ quyết liệt ngăn chặn và xử lý các cá nhân, tổ chức sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ... ngư cụ khai thác có tính hủy diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản ở tỉnh.