Mùa lũ kiệt, ngư dân đánh bắt thủy sản thất thu

Thành Nhân |

An Giang - Hàng năm, vào đầu tháng 7 âm lịch, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng không đê bao ở thượng nguồn sông Cửu Long. Năm nay đã giữa tháng 7, nước lũ vẫn chưa lên nổi những cánh đồng. Nguồn lợi thủy sản khan hiếm, người dân vùng đầu nguồn lại thêm 1 mùa lũ thất thu.

Ông Huỳnh Văn Đằng (65 tuổi, ngụ ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết: Bình thường, vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, nước lũ đổ về ngập cánh đồng của xã Phú Hữu, giáp ranh với xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Thế nhưng năm nay, dù đã bước sang giữa tháng 7 âm lịch, nhưng mực nước lũ còn khá thấp so cùng kỳ mọi năm. Tình hình này cho thấy, năm nay vùng thượng nguồn ĐBSCL chỉ có “lũ kiệt”.

Những cánh đồng vùng trũng ở các xã Phú Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông (An Phú, An Giang) và Phú Lộc (Tân Châu, An Giang) được xem là các ngư trường tự nhiên có rất nhiều tôm cá.

Tuy nhiên, mực nước năm nay thấp hơn khoảng 1m so với năm 2019. Nước không lên nổi những cánh đồng, nguồn lợi thủy sản khan hiếm, cảnh “đại công trường” đánh bắt thủy sản mùa lũ thường thấy trên cánh đồng ven kênh 13 (xã Phú Hội, huyện An Phú) này cũng không còn.

Với tay kéo lưới để thu hoạch nhưng không có con cá nào, ông Huỳnh Văn Đằng (63 tuổi ở xã Phú Hữu, huyện An Phú) chán nản: “Hơn 32 năm đánh bắt cá mùa lũ, chưa năm nào lại có thu hoạch tệ như bây giờ".

Theo ông Đằng, mùa lũ 2019, mỗi ngày mang lại thu nhập cho ông từ 1 đến 2 triệu đồng. Còn năm nay, cố gắng lắm mỗi ngày ông chỉ kiếm được 100.000 - 200.000 đồng.

Ngư dân đánh bắt thủy sản “thất thu” mùa lũ kiệt. Ảnh: Thành Nhân
Ngư dân đánh bắt thủy sản “thất thu” mùa lũ kiệt. Ảnh: Thành Nhân

Dù được trang bị khá quy mô, nhưng sau một hồi ủi cá trên sông Bắc Cỏ Lau (thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú), ông Trần Văn Dũng (ở xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) chỉ thu hoạch được hơn 200g cá các loại.

“Từ Phú Lộc chạy qua sông Bắc Cỏ Lau để ủi cá cả ngày, hôm nào tốt thì cũng chỉ được khoảng 2 - 4 kg cá. Tính ra còn lỗ chi phí”, ông Dũng cho biết.

Ông Mai Văn Phước (xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) - một tiểu thương mua thủy sản tại kênh 13 - cho biết: Năm nay, lượng thủy sản thu mua được rất ít. Năm 2019, mỗi ngày thu mua từ 500 - 700kg, nhưng hiện nay mỗi ngày chỉ thu mua được khoảng 100kg.

Hàng năm, người dân vùng thượng nguồn ĐBSCL chờ đón mùa lũ về mang theo nguồn lợi thủy sản, nước lũ làm sạch đồng ruộng, bồi bổ phù sa… Nước lũ càng cao, nguồn lợi cũng tăng theo. Nhưng năm nay lại thêm 1 mùa “lũ kiệt”, người dân vùng thượng nguồn ĐBSCL thêm 1 mùa lũ thất thu.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện vụ chuyển hàng hoá nghi nhập lậu từ Đồng Tháp sang An Giang

Vũ Tiến |

Công an tỉnh An Giang phát hiện hàng hóa nghi nhập lậu từ Đồng Tháp sang An Giang qua đường phà trên sông Tiền.

Người dân sống lênh đênh ven biên giới ở An Giang sắp có nơi an cư

Thành Nhân |

UBND tỉnh An Giang đầu tư khu dân cư ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An (huyện An phú, tỉnh An Giang) để di chuyển những người dân sinh sống trên bè giữa biên giới Việt Nam và Campuchia lên bờ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và an ninh trật tự khu vực biên giới.

Hơn 1.000 người sống lênh đênh ven biên giới ở An Giang sắp có nơi an cư

Thành Nhân |

UBND tỉnh An Giang đầu tư khu dân cư ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An (huyện An phú, tỉnh An Giang) để di chuyển những người dân sinh sống trên bè giữa biên giới Việt Nam và Campuchia lên bờ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cháy rừng phòng hộ, huy động nhiều lực lượng dập tắt đám cháy

HƯNG THƠ |

Đám cháy bùng lên, lan rộng ở khu vực rừng phòng hộ ở xã Triệu Sơn (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Lực lượng phòng cháy chữa cháy, kiểm lâm, biên phòng, cảnh sát biển, cán bộ địa phương và người dân đã được tăng cường để dập tắt đám cháy.

Phố đi bộ thiếu chương trình giải trí, tràn ngập hàng rong và rác thải

HIỆP DƯƠNG |

Chọn phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm là điểm vui chơi dịp nghỉ lễ 2.9, bên cạnh ấn tượng về mùa thu Hà Nội, nhiều du khách cho rằng không gian ở phố đi bộ khá đơn điệu, thiếu các chương trình vui chơi giải trí. Nhiều đoạn đường quanh Hồ Gươm bị hàng rong lấn chiếm, nhếch nhác vì rác thải.

Du khách bức xúc vì phí gửi xe quanh hồ Hoàn Kiếm tăng cao dịp lễ 2.9

HIỆP DƯƠNG |

Để gửi được xe vào phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vui chơi chiều 3.9, nhiều du khách phải chi từ 30.000 - 50.000 đồng để gửi 1 xe máy. Điều này khiến không ít người tỏ ra vô cùng bức xúc về hiện tượng "chặt chém" giá gửi xe tại đây.

Nhiều người chấp nhận đi làm dịp lễ 2.9 để được gấp đôi, gấp 3 thu nhập

MINH HÀ - PHƯƠNG THẢO |

Tuy thời gian nghỉ lễ 2.9 năm nay kéo dài 4 ngày, nhưng nhiều sinh viên, người lao động đã lựa chọn ở lại Hà Nội để làm thêm, kiếm thu nhập.

Chi tiền triệu để "bon chen" chụp ảnh mùa thu trên phố Hà Nội dịp nghỉ lễ 2.9

Minh Ánh |

Thời điểm Hà Nội bỏ lại những ngày nắng gắt, "chuyển mình" sang thu cũng là thời điểm những người yêu mùa thu Hà Nội tranh thủ dạo phố, thậm chí chi tiền triệu để chụp ảnh lưu niệm.

Phát hiện vụ chuyển hàng hoá nghi nhập lậu từ Đồng Tháp sang An Giang

Vũ Tiến |

Công an tỉnh An Giang phát hiện hàng hóa nghi nhập lậu từ Đồng Tháp sang An Giang qua đường phà trên sông Tiền.

Người dân sống lênh đênh ven biên giới ở An Giang sắp có nơi an cư

Thành Nhân |

UBND tỉnh An Giang đầu tư khu dân cư ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An (huyện An phú, tỉnh An Giang) để di chuyển những người dân sinh sống trên bè giữa biên giới Việt Nam và Campuchia lên bờ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và an ninh trật tự khu vực biên giới.

Hơn 1.000 người sống lênh đênh ven biên giới ở An Giang sắp có nơi an cư

Thành Nhân |

UBND tỉnh An Giang đầu tư khu dân cư ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An (huyện An phú, tỉnh An Giang) để di chuyển những người dân sinh sống trên bè giữa biên giới Việt Nam và Campuchia lên bờ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và an ninh trật tự khu vực biên giới.