Bà Nguyễn Phương Hằng livestream và câu hỏi tại sao có "pháp mà không hành"

Lê Thanh Phong |

Ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã xác nhận phía đại diện của bà Nguyễn Phương Hằng đã mang theo giải trình do bà Hằng ký. Theo đó, bà Hằng cam kết sẽ không livestream có nội dung, phát ngôn xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hay những ngôn từ gây phản cảm.

Một động tác rất có thiện chí của bà Nguyễn Phương Hằng, đó là ngừng cuộc livestream ngày 29.5 mà bà đã thông báo. Thế nhưng, sau đó bà Hằng vẫn tổ chức những buổi livestream khác.

Công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm, và đương nhiên không có quy định nào của pháp luật cấm livestream. Bà Nguyễn Phương Hằng có quyền livestream nếu bà muốn.

Luật không cấm livestream, nhưng khi livestream với nội dung vi phạm pháp luật thì cá nhân đó bị xử lý theo pháp luật.

Như thế nào là nội dung vi phạm pháp luật, đó là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác, hành vi sỉ nhục, vu khống người khác.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân đã được Hiến định và luật hóa qua các quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự, những Nghị định xử phạt hành chính.

Hệ thống pháp luật Việt Nam có đầy đủ các quy định để điều chỉnh các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục và vu khống người khác, từ phạt tiền cho đến phạt tù. Vậy thì cứ căn cứ vào các quy định của pháp luật mà xử những người vi phạm.

Trước tiên, những người bị xúc phạm danh dự, bị làm nhục, bị vu khống hãy tự bảo vệ mình bằng pháp luật. Ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, những nghệ sĩ nào, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Vân, Trịnh Kim Chi... nếu ai đó thấy mình bị xúc phạm danh dự thì khởi kiện.

Ngoài cá nhân, các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể xử phạt một đối tượng livestream nếu như người đó nói sai sự thật, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc có những lời nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nhưng xin lưu ý, luật là phải áp dụng đúng, phải có căn cứ, chứng cứ. Nếu áp dụng luật không đúng thì sẽ xâm phạm đến "quyền được nói" của công dân.

Thời gian qua, người livestream hay lên mạng xã hội tấn công người khác, làm nhục cá nhân, tổ chức, vu khống đưa hoang tin làm hại doanh nghiệp ngày càng nhiều là vì quá ít người bị xử lý theo pháp luật.

Nạn nhân chỉ biết kêu ca, nhưng không mấy ai thực thi quyền công dân của mình. Cơ quan có thẩm quyền cũng chưa thẳng tay với các trường hợp tự tung tự tác có hành vi vi phạm pháp luật trên mạng. Có pháp mà không hành là vậy.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

“Dọn rác” livestream bẩn: Trách nhiệm của mỗi người

Hoài Anh |

Pháp luật không cấm cá nhân dùng mạng xã hội để livestream nhưng cơ quan chức năng đã nhanh chóng đưa ra các quy định để ngăn chặn tình trạng livestream để bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác, đặc biệt ngăn chặn việc dùng livestream để bôi nhọ, phủ nhận những thành quả của xã hội. Chỉ thị 22/CT-BTTTT mới ban hành tăng cường công tác phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên internet cũng nhằm "dọn rác" trên không gian mạng, trong đó có "rác livestream bẩn".

Vụ "đại gia" kiện bà Phương Hằng: Luật cho phép đòi bồi thường số tiền lớn

Huân Cao |

Liên quan đến vụ bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây - khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng "lò vôi"), đòi bồi thường 1.000 tỉ đồng, nhiều ý kiến của luật sư cho rằng, pháp luật cho phép bị hại có quyền đưa ra số tiền bồi thường lớn nhưng phải đi kèm với chứng cứ thuyết phục.

Từ vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Bị xúc phạm danh dự, kiện ra tòa là văn minh

Lê Thanh Phong |

Tình trạng nhiều người lên mạng xã hội xúc phạm đến cá nhân, tổ chức khá phổ biến. Có người lên mạng cãi qua cãi lại, nhưng có người kiện ra tòa cho nhanh. Ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng vừa bị kiện.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

“Dọn rác” livestream bẩn: Trách nhiệm của mỗi người

Hoài Anh |

Pháp luật không cấm cá nhân dùng mạng xã hội để livestream nhưng cơ quan chức năng đã nhanh chóng đưa ra các quy định để ngăn chặn tình trạng livestream để bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác, đặc biệt ngăn chặn việc dùng livestream để bôi nhọ, phủ nhận những thành quả của xã hội. Chỉ thị 22/CT-BTTTT mới ban hành tăng cường công tác phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên internet cũng nhằm "dọn rác" trên không gian mạng, trong đó có "rác livestream bẩn".

Vụ "đại gia" kiện bà Phương Hằng: Luật cho phép đòi bồi thường số tiền lớn

Huân Cao |

Liên quan đến vụ bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây - khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng "lò vôi"), đòi bồi thường 1.000 tỉ đồng, nhiều ý kiến của luật sư cho rằng, pháp luật cho phép bị hại có quyền đưa ra số tiền bồi thường lớn nhưng phải đi kèm với chứng cứ thuyết phục.

Từ vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Bị xúc phạm danh dự, kiện ra tòa là văn minh

Lê Thanh Phong |

Tình trạng nhiều người lên mạng xã hội xúc phạm đến cá nhân, tổ chức khá phổ biến. Có người lên mạng cãi qua cãi lại, nhưng có người kiện ra tòa cho nhanh. Ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng vừa bị kiện.