Ai không đi hội trại thì ở nhà "cạo rêu", một yêu cầu phản giáo dục

Hoàng Văn Minh |

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế phê bình Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn vì ông này vừa có một yêu cầu phản giáo dục đối với học sinh và giáo viên.

Đầu đuôi là ông Nguyễn Ngọc Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn (đóng trên địa bàn thành phố Huế) ban hành một văn bản về công tác giáo dục lao động vệ sinh tại trường, dự kiến tổ chức vào ngày 28 và 29.3.

Nội dung lao động vệ sinh là cạo sạch rêu trên tường rào xung quanh Trường THPT Đặng Trần Côn và dùng chổi quét sơn lại tường rào.

Sẽ không có gì đáng nói nếu không có chuyện đối tượng của văn bản này hướng đến là hơn 100 học sinh và giáo viên của trường. Đây là những người không tham gia hội trại tại một khu du lịch sinh thái (thu phí 180 nghìn đồng/người tiền vào cửa, 170 nghìn đồng/người tiền ăn) – cũng được tổ chức trong 2 ngày 28 và 29.3.

Nói nôm na, Trường THPT Đặng Trần Côn với hơn 1.000 học sinh và giáo viên tổ chức hội trại. Nếu ai không đi trại thì phải tham gia một “hội trại” khác được tổ chức song song cùng lúc có tên là “cạo sạch rêu trên tường rào xung quanh trường rồi sơn lại”.

Đây rõ ràng là một yêu cầu quá vô lý, lạ đời và phản giáo dục, gây đàm tiếu, bức xúc không chỉ cho học sinh, phụ huynh, giáo viên của trường mà cả dư luận xã hội.

Sự bức xúc càng được đẩy lên khi trả lời Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hiền nói việc “cạo rêu” chỉ là “tổ chức giáo dục tại trường” dành cho các giáo viên và học sinh không tham gia hội trại.

Cũng may là ngay trong chiều 27.3, chỉ vài giờ sau khi Báo Lao Động và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác phản ánh vụ việc, Sở GDĐT Thừa Thiên Huế đã kịp thời vào cuộc xử lý.

Sở này nhận định “kế hoạch của nhà trường đưa ra là chưa khoa học, chưa phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh những suy nghĩ nhạy cảm ở học sinh và phụ huynh”; đồng thời phê bình và yêu cầu hiệu trưởng nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, xây dựng và triển khai các kế hoạch giáo dục.

Đây là một bài học kinh nghiệm không riêng gì của Trường THPT Đặng Trần Côn và ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế mà chung cho ngành giáo dục và các trường học của cả nước.

Bởi nếu như trong ẩm thực có chuyện “mùa nào thức ấy” thì giáo dục của chúng ta những năm gần đây cũng “mùa nào chuyện ấy”. Như mùa đầu năm học thì chuyện lạm thu, chuyện loạn sách giáo khoa từ nội dung cho đến giá cả. Mùa vào học thì cứ "bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường" từ học sinh cho đến thầy cô như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn.

Rồi lùm xùm quanh chuyện dạy thêm học thêm, bắt học sinh nộp tiền học kỹ năng này nọ. Mùa gần nghỉ hè thì lùm xùm chuyện thi cử rồi hội trại như yêu cầu “cạo rêu” ở Trường THPT Đặng Trần Côn là ví dụ mới nhất.

Đáng nói là những chuyện lùm xùm của các “mùa” cứ đến hẹn lại lên và lặp đi lặp lại hết năm này sang năm khác, dù ngành giáo dục từ Trung ương đến địa phương đã có rất nhiều giải pháp, nỗ lực để cải thiện, thay đổi.

Hoạt động giáo dục nói chung, đôi khi không cần phải sáng tạo hay đổi mới gì cả, chỉ cần triển khai “đúng mục tiêu” thôi là đã có đóng góp, là đã làm cho “trường học hạnh phúc” lắm rồi!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Phê bình hiệu trưởng vì quy định không đi hội trại sẽ phải lao động tại trường

PHÚC ĐẠT |

Chiều 27.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thừa Thiên Huế cho biết, đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn báo cáo giải trình cụ thể nội dung báo chí phản ánh.

Thực hư việc học sinh nếu không đi hội trại sẽ phải lao động tại trường

PHÚC ĐẠT |

Huế - Lãnh đạo Trường THPT Đặng Trần Côn nói gì về thông tin học sinh, giáo viên không tham gia hội trại sẽ lao động vệ sinh tại trường.

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Có nên xử phạt học sinh quay clip bạo lực học đường?

Phương Thảo |

Thời gian qua, hàng loạt vụ bạo lực học đường được các em học sinh quay clip và phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ vì tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và sau những vụ việc trên, nhiều em học sinh “xem bằng điện thoại” đã phải chịu các hình thức kỷ luật, khiến dư luận tỏ ra băn khoăn.

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bổ sung nhiều chế tài nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hà Chi |

Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp chủ yếu tập trung khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm khoảng 70-80% tổng số tiền chậm đóng); khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm dưới 10%.

Nắng nóng, khô hạn làm cầu sập, đường sụt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.700m đường (hơn 2.000m sạt lở, hơn 1.600m rạn nứt có nguy cơ sạt lở). Trong đó, tỉnh lộ 965 là 210m; lộ giao thông nông thôn 1.880m và một số tài sản của người dân, Nhà nước bị ảnh hưởng.

Xe cà phê vợt gần nửa thế kỷ ở Cần Thơ thu hút giới trẻ

MỸ LY |

Hơn 40 năm nay, dù nằm nép mình trong con hẻm nhỏ giữa trung tâm TP Cần Thơ nhưng xe cà phê vợt của bà Hồ Thị Thùy Linh (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vẫn ngày ngày thu hút hàng trăm lượt khách đến thưởng thức, nhất là các bạn trẻ.

Phê bình hiệu trưởng vì quy định không đi hội trại sẽ phải lao động tại trường

PHÚC ĐẠT |

Chiều 27.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thừa Thiên Huế cho biết, đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn báo cáo giải trình cụ thể nội dung báo chí phản ánh.

Thực hư việc học sinh nếu không đi hội trại sẽ phải lao động tại trường

PHÚC ĐẠT |

Huế - Lãnh đạo Trường THPT Đặng Trần Côn nói gì về thông tin học sinh, giáo viên không tham gia hội trại sẽ lao động vệ sinh tại trường.

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Có nên xử phạt học sinh quay clip bạo lực học đường?

Phương Thảo |

Thời gian qua, hàng loạt vụ bạo lực học đường được các em học sinh quay clip và phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ vì tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và sau những vụ việc trên, nhiều em học sinh “xem bằng điện thoại” đã phải chịu các hình thức kỷ luật, khiến dư luận tỏ ra băn khoăn.

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.