66 triệu và 3,6 triệu đồng/tháng- vì sao xuất khẩu lao động vẫn là giấc mơ?

Đào Tuấn |

Một nông dân sang Úc “lương” có thể đến 66 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng cày cấy hái lượm, cũng người nông dân ấy, nếu làm việc trong nước, bình quân thu nhập chỉ 3,6 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 1/18.

Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, khoảng 200 triệu đồng người/năm, cao hơn nhiều so với làm việc trong nước cùng ngành nghề. Đây là con số và nhìn nhận được đưa ra tại một hội thảo của Ban Kinh tế trung ương về công tác xuất khẩu lao động.

Chính sách xuất khẩu lao động đúng ở mức “không phải bàn”. Bởi nó giải quyết một vấn đề xã hội cực kỳ quan trọng là việc làm. Theo báo cáo, từ năm 2016 đến nay, số lao động xuất khẩu từ khoảng 40.000 đã tăng cao nhất đến 120.000 vào năm 2019. Sau 2 năm dịch bệnh, ước tính năm 2022, sẽ có khoảng 80.000 người sẽ xuất khẩu lao động.

Giá trị gia tăng của xuất khẩu lao động - quy số - sẽ vào khoảng 10 tỉ USD mỗi năm, được gửi từ khắp nơi trên thế giới về nước.

Chúng ta từng nằm trong “top kiều hối”. Đó chính là mồ hôi nước mắt của bà con.

Nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái.

Bữa trước, Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam có một nội dung là Australia sẽ tiếp nhận khoảng 1.000 lao động nông nghiệp với lương cơ bản từ 3.200 - 4.000 AUD/tháng (tương đương 52,8 - 66 triệu đồng/tháng).

Cho dù phải qua đào tạo, bản chất công việc của những nông dân xuất khẩu vẫn chỉ là trồng trọt chăn nuôi.

Nhưng cũng là trồng trọt chăn nuôi, cũng những người nông dân ấy, nếu làm việc trong nước - chỉ có mức thu 43 triệu đồng/năm, tức là chỉ 3,6 triệu đồng/tháng. (Con số được đưa ra bởi Bộ NN và PTNT năm 2020). Còn theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2021, do yếu tố dịch bệnh, thu nhập bình quân khu vực nông thôn chỉ còn 3,486 triệu đồng.

3,4 đến 3,6 triệu đồng/tháng - bằng chưa tới 1/4 so với mức lương xuất khẩu lao động bình quân chung, hay chỉ 1/18 so với “lương cơ bản” ở Australia… Điều đó cho thấy giá trị lao động trong nước đang được trả quá thấp, ở dưới rất xa so với không chỉ thế giới mà cả khu vực.

Có lẽ, đây là lý do giải thích hiện tượng những dòng người chen chúc làm thủ tục đi lao động nước ngoài sau mỗi kỳ nghỉ Tết…

Đây là lời giải thích cho việc người Việt xuất khẩu lao động sang thậm chí cả Lào.

Đây cũng là nguyên do cho tình trạng xuất khẩu lao động chui, cho câu chuyện một lực lượng lao động không nhỏ đang mơ giấc mơ “việc nhẹ lương cao” ở Campuchia.

Xuất khẩu lao động, dù thành công đến mấy cũng chỉ giải quyết được từ 7-10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Vấn đề căn cơ, vì thế, vẫn phải là việc làm và thu nhập trong nước.

Một chỉ số tạo việc làm không ảo trên báo cáo và một mức thu nhập đừng chết đói đến mức phải nhất quyết ra đi.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội nào cho lao động từng đi xuất khẩu lao động về nước tìm việc làm?

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Người lao động sau khi đã làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản trong nhiều năm trở về nước hy vọng sẽ sớm có việc làm, ổn định cuộc sống.

Xuất khẩu lao động tăng mạnh

THƯ PHƯƠNG |

Thị trường xuất khẩu lao động đang trên đà phục hồi sau 2 năm bị “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh việc mở cửa lại các thị trưởng truyền thống, nhiều hoạt động hợp tác đưa lao động đi các thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao đã được xúc tiến.

"Điểm mặt" 4 địa phương bị dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc

ANH THƯ |

Số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao, 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh bị tạm dừng tuyển chọn lao động sang nước này làm việc.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Cơ hội nào cho lao động từng đi xuất khẩu lao động về nước tìm việc làm?

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Người lao động sau khi đã làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản trong nhiều năm trở về nước hy vọng sẽ sớm có việc làm, ổn định cuộc sống.

Xuất khẩu lao động tăng mạnh

THƯ PHƯƠNG |

Thị trường xuất khẩu lao động đang trên đà phục hồi sau 2 năm bị “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh việc mở cửa lại các thị trưởng truyền thống, nhiều hoạt động hợp tác đưa lao động đi các thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao đã được xúc tiến.

"Điểm mặt" 4 địa phương bị dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc

ANH THƯ |

Số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao, 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh bị tạm dừng tuyển chọn lao động sang nước này làm việc.