Thị trường lao động nước ngoài tăng mạnh sau gần 10 năm

Cát Tường |

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Đỗ Ngọc An, thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường.

Thu nhập bình quân 200 triệu đồng người/năm 

Ngày 25.8, tại Ban Kinh tế Trung ương diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08.5.2012 của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Theo báo cáo, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị, quy mô tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022 có 451 tổ chức, doanh nghiệp, cao hơn hơn 2 lần so với thời điểm ban hành Chỉ thị.

 
Ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đọc báo cáo tóm tắt tại Hội nghị. Ảnh BTC

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Đỗ Ngọc An cho biết, thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường; đưa được hơn 1 triệu lượt người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị, tạo việc làm cho khoảng từ 7 - 10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

"Thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân 200 triệu đồng người/năm cao hơn nhiều lần so với làm việc trong nước cùng ngành nghề, bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỉ đôla, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị", ông Đỗ Ngọc An cho biết.

 
Hội nghị được trực tuyến tới các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh BTC

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, theo báo cáo, trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW vẫn tồn tại một số hạn chế như: Công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW tại nhiều cấp ủy còn mang tính hình thức, không được chú trọng; công tác truyền thông về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa rộng rãi, kịp thời đến người lao động có nhu cầu; việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn chậm; chưa xây dựng được quy hoạch, chiến lược nên hiệu quả công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài còn thấp; công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động chưa chặt chẽ...

Đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài là xu hướng tất yếu

Tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Đỗ Ngọc An cũng chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, cần tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý người lao động đi làm việc nước ngoài gắn với quản lý lao động trong nước đảm bảo đồng bộ, liên thông, cập nhật, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận, phân tích về những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, phát biểu kết luận Hội nghị, ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà các địa phương, đơn vị đạt được trong thời quan qua; đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

 
Bộ trưởng  Đào Ngọc Dung khẳng định đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là xu hướng tất yếu. Ảnh BTC

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định, cần nhìn nhận khách quan cái được và chưa được trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW, trên sơ sở đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong thời gian tới. Về chủ trương, việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là xu hướng tất yếu. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công việc này, coi đây là xu hướng tất yếu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, đặc biệt chú ý đàm phán với các quốc gia; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước.

"Trong 10 năm qua, mỗi năm chúng ta đã giải quyết việc làm bình quân cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động trong và ngoài nước, số lao động ngoài nước giải quyết được khoảng 10% số này. Từ năm 2016 đến nay, con số lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng từ khoảng 40 nghìn cho đến năm cao nhất khoảng 120 nghìn vào năm 2019, đến năm 2020, 2021 có giảm do dịch bệnh và hiện nay đang tiếp tục tăng trở lại. Ước tính năm 2022 khoảng 80 nghìn. Nhiều tỉnh thành đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương, đóng góp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững", ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

Lao động nam năm 1973 có nghỉ hưu trước tuổi 10 năm được hay không?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến điều kiện nghỉ hưu trước tuổi.

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở để bảo vệ quyền lợi người lao động

Nam Dương |

Ngày 24.8, tại TPHCM, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham dự hội thảo có hơn 50 cán bộ Công đoàn ở các tỉnh, thành phía Nam và CĐ Caosu Việt Nam.

Những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu

Xuyên Đông |

Thời gian vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm vụ việc 100 container hạt điều của Việt Nam gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ khi gửi đến Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ vụ việc này, các chuyên gia đưa ra cảnh báo nhiều dấu hiệu lừa đảo tới doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

Cafe chiều thứ 7: Ngưng đổ lỗi cho phụ nữ về chuyện ăn mặc

Nhóm PV |

Trên thực tế, ngày nay, phụ nữ vẫn luôn phải chịu những định kiến về chuyện ăn mặc, nhất là khi những vụ xâm hại, tấn công tình dục xảy ra với phụ nữ, ăn mặc là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến với xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân "ăn mặc gợi cảm" mới dẫn đến những vụ việc như vậy.

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Chiêm ngưỡng chiếc cúp vàng World Cup 2023

AN NGUYÊN |

Lễ rước cúp vàng World Cup 2023 mang đến sự cổ vũ tinh thần cho đội tuyển nữ Việt Nam trước thềm giải đấu lớn nhất hành tinh.

Lao động nam năm 1973 có nghỉ hưu trước tuổi 10 năm được hay không?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến điều kiện nghỉ hưu trước tuổi.

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở để bảo vệ quyền lợi người lao động

Nam Dương |

Ngày 24.8, tại TPHCM, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham dự hội thảo có hơn 50 cán bộ Công đoàn ở các tỉnh, thành phía Nam và CĐ Caosu Việt Nam.

Những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu

Xuyên Đông |

Thời gian vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm vụ việc 100 container hạt điều của Việt Nam gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ khi gửi đến Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ vụ việc này, các chuyên gia đưa ra cảnh báo nhiều dấu hiệu lừa đảo tới doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.