300.000 thí sinh không vào đại học: Khi nghèo khó bủa vây

Đào Tuấn |

Một cuộc khảo sát mini 40 trong 300.000 trường hợp “không xét tuyển đại học” cho thấy: Một số nhập ngũ, một số chuyển sang học nghề. Và nhiều nhất rơi vào hoàn cảnh “không có khả năng học đại học”, phải đi làm để kiếm sống.

Thân Thị Bình, học sinh lớp 12A4- Trường THPT Đồng Lộc ở Hà Tĩnh “buồn nhiều hơn vui” khi nhận kết quả thi tốt nghiệp.

Vui, vì số điểm rất cao: 27,25. Văn 9, Lịch sử 9,5, Địa lý 8,75.

Còn buồn ư: Bình, chị hai trong một gia đình 6 chị em. 8 con người trông vào 3 sào ruộng. Bố, kiêm thêm nghề lên rừng chặt gỗ đốt than. Mẹ, ung thư tuyến giáp, hàng ngày đi lượm ve chai - theo báo Hà Tĩnh.

Nỗi buồn của Bình, của gia đình chỉ đơn giản là câu chuyện tiền đâu...

Đã có hơn 300.000 thí sinh không đăng ký vào đại học, theo số liệu của Bộ Giáo dục.

Chúng ta đọc được rất nhiều các số liệu phân tích, các nguyên nhân trong con số, dù chiếm tới 1/3 tổng số- nhưng được cho là “bình thường” ấy. Chỉ có một điều dường như không ai muốn nói đến: Cái nghèo của những gia đình không có khả năng cho con em đi học... như Bình.

Báo Thanh Niên kể lại một cuộc khảo sát do thầy Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng trường THPT Trương Định (Tiền Giang) thực hiện bằng cách liên lạc trực tiếp với từng học sinh để trả lời câu hỏi “Vì sao”.

Trong 40 em không đăng ký học đại học, có 4 nhập ngũ, số ít học nghề. Và “Nhiều nhất rơi vào nhóm không có khả năng đi học đại học, chuyển qua giai đoạn đi làm kiếm sống”.

Và thầy Hải “đúc kết” rằng: Xu hướng học phí tăng cao ở bậc đại học... khiến các gia đình khó khăn phải so sánh, cân nhắc giữa việc đầu tư số tiền lớn vào đại học với việc đi làm kiếm tiền ngay. Đặc biệt là sau 2 năm dịch, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Thật ra trên lý thuyết thì những học trò nghèo như Bình, như “phần lớn” học trò thầy Hải ở Tiền Giang có thể vay tín dụng từ ngân hàng chính sách.

Nói “lý thuyết” là vì có quy định, chứ không phải là không!

Nhưng nói “lý thuyết” còn là bởi món vay này vừa ít, vừa không dễ, vừa chẳng rẻ.

Một học sinh nghèo, sau khi trải qua đủ thứ thủ tục, chỉ có thể vay cao nhất 2,5 triệu đồng/tháng... Tức là còn chưa đủ để đóng học phí ở những trường học phí cao.

Còn mức lãi suất, 2021 chẳng hạn - là 6,6%, trong khi cho vay nhà ở chỉ từ 3-4,8%/năm, thậm chí cho vay trồng rừng chỉ 1,2%/năm.

Đây là nguyên nhân khiến dư nợ cho vay học sinh sinh viên, chẳng hạn ở TP HCM, chỉ chiếm 4,5% dư nợ tại ngân hàng chính sách.

“Phần nhiều” trong 40 trường hợp trong một trường học ở Tiền Giang cũng có nghĩa là “phần nhiều” trong 300.000 trường hợp kia không? Chúng ta không biết, vì có khi chúng ta không định, không muốn biết.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học

Bích Hà |

Theo nhiều ý kiến, năm nay có đến 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng lên hệ thống là điều bất thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lại cho rằng, điều này là bình thường, không đáng quan ngại.

Nguyên nhân 325.716 thí sinh bỏ xét tuyển đại học năm 2022

Thiều Trang |

Năm nay có 325.716 thí sinh chưa nhập nguyện vọng xét tuyển đại học (chiếm gần 35%) tổng số đăng ký. Theo các chuyên gia giáo dục, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Gần 35% bỏ xét tuyển đại học: Xu hướng thay đổi hay quy định rắc rối?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM đã phân tích một số nguyên nhân có thể dẫn đến số lượng hơn 325.000 thí sinh chưa nhập nguyện vọng xét tuyển đại học, chiếm gần 35% tổng số đăng ký.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học

Bích Hà |

Theo nhiều ý kiến, năm nay có đến 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng lên hệ thống là điều bất thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lại cho rằng, điều này là bình thường, không đáng quan ngại.

Nguyên nhân 325.716 thí sinh bỏ xét tuyển đại học năm 2022

Thiều Trang |

Năm nay có 325.716 thí sinh chưa nhập nguyện vọng xét tuyển đại học (chiếm gần 35%) tổng số đăng ký. Theo các chuyên gia giáo dục, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Gần 35% bỏ xét tuyển đại học: Xu hướng thay đổi hay quy định rắc rối?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM đã phân tích một số nguyên nhân có thể dẫn đến số lượng hơn 325.000 thí sinh chưa nhập nguyện vọng xét tuyển đại học, chiếm gần 35% tổng số đăng ký.