Chân dung nữ chiến sĩ, nữ cán bộ qua Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ

Hương Lê |

Cuốn sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” gồm 4 phần, là câu chuyện về cuộc đời của bà Đỗ Duy Liên - Nữ Phó Chủ tịch đầu tiên của TP HCM sau năm 1975.

Cuốn sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” được Nhà xuất bản Trẻ phát hành, dưới ngòi bút của nhiều tác giả.

Cuốn sách khắc hoạ rõ nét chân dung bà Đỗ Duy Liên với vai trò người mẹ, người vợ, người nữ chiến sĩ trung kiên trong thời chiến và người nữ cán bộ tâm huyết, tài năng trong thời bình.

Bà Đỗ Duy Liên là một người phụ nữ sinh ra trong gia đình công chức khá giả. Trên bước đường trưởng thành, bà đã tham gia cách mạng cho đến gần hết cuộc đời, gắn bó với mảnh đất phương Nam.

Sau khi nghỉ hưu, khoảng năm 1992, bà Đỗ Duy Liên bắt đầu viết trang đầu tiên của hồi ức “Cuộc đời của mẹ”, khi đó chính các con bà cũng chưa biết.

Về sau, các con của bà tìm thấy các tập bản thảo khi dọn phòng, từ đó mới hoàn thành nốt những phần còn lại dựa vào lời kể của bà Duy Liên lúc còn tỉnh táo (hiện trí nhớ của bà đã suy giảm do tuổi già), cộng thêm những cảm nhận riêng, và những bài bà viết đăng trên sách báo, tạp chí, kỉ yếu liên quan.

“Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” là câu chuyện về cuộc đời, hành trang của một người mẹ, người vợ, người phụ nữ miền Nam sinh ra và trưởng thành trong một gia đình trí thức.

Cuốn sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” gồm 4 phần. Ảnh: Nhà xuất bản
Cuốn sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” gồm 4 phần. Ảnh: Nhà xuất bản

Phần 1 của tác phẩm cho thấy bà là chứng nhân tham dự và hòa cùng dòng chảy lịch sử biến thiên của đất nước trong các giai đoạn: chiến tranh, hòa bình, dựng xây sau này.

Những trang tự sự được ghi chép, được nhắc nhớ, được kể lại cho thấy những hy sinh, mất mát, đau thương, những cống hiến tận tụy của người phụ nữ sống gần một thế kỉ với đầy chất bi hùng, tự hào và nhiều cảm xúc.

Độc đáo và gây xúc động nhất là ở phần 2 là những bức thư tình được viết dưới dạng những trang nhật kí, một cuộc trò chuyện với người chồng yêu quý đã hy sinh.

Chính phần này giúp người đọc thấu hiểu nổi cô đơn trống vắng đến cháy lòng của một tâm hồn, một trái tim nhạy cảm của người vợ, người mẹ, người nữ chiến sĩ cách mạng khát khao được yêu, được chở che, được trải lòng, được chia sẻ yêu thương với những người thân yêu nhất của mình.

Phần 3 là phần các con viết tiếp những trang hồi ký dở dang của mẹ thông qua những câu chuyện kể được nghe từ mẹ, qua các tài liệu, qua sự quan sát, ghi nhận từ những người thân trong gia đình, từ những người bạn, đồng đội, đồng chí của mẹ.

Phần 4 là kí ức của đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, các con gia đình liệt sĩ về bà Đỗ Duy Liên.

Đỗ Duy Liên sinh năm 1927, là Giám đốc đầu tiên của Sở Thương binh và Xã hội, về sau là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM phụ trách Văn-Xã (hai nhiệm kỳ 1980-1989).

Bà cũng là người chủ trương sáng lập tờ báo Phụ nữ Sài Gòn, tiền thân của Báo Phụ nữ TP.HCM.

Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cũng ghi danh bà là người góp phần khai sinh cơ quan này. Khi đã về hưu, bà vẫn hăng say, nhiệt tình với các công tác xã hội, từ thiện. 

Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Nobel 2022 Annie Ernaux và những hồi ức bị kìm nén

Quỳnh Nga |

Trong hàng thập kỷ, nhà văn đoạt giải Nobel - Annie Ernaux đã mổ xẻ những suy tư, trải nghiệm rất riêng, rất nhạy cảm về những góc khuất của cuộc đời mình.

Sự khốc liệt của mặt trận Vị Xuyên qua hồi ức của người lính thông tin

Nguyễn Tùng |

Với những người lính đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), ngày "giỗ trận" 12.7.1984 không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến đồng đội đã ngã xuống mà còn là minh chứng rõ nét nhất cho một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

8X vẽ biển quảng cáo bằng tay để lưu giữ hồi ức văn hóa một thời

Quang Sung - Nguyên Chân |

TPHCM - Vẽ biển quảng cáo bằng tay, đó là công việc mà anh Nguyễn Hoài Bảo (37 tuổi, ngụ quận 10, TPHCM) đang duy trì trong nhiều năm qua. Theo anh Bảo, đây không chỉ là công việc nuôi sống bản thân mà đó là cách để anh lưu giữ lại những giá trị văn hóa một thời đã qua.

Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg bắt đầu thăm Việt Nam

Khánh Minh |

Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel đến Thủ đô Hà Nội sáng 3.5, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 5.5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Khách du lịch hài lòng với nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm

Thu Hiền |

Khác với hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp của một số nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay, nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm lại nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trong và ngoài nước về sự sạch sẽ, chất lượng phục vụ. 

Vốn đầu tư công giải ngân ì ạch, cần chế tài xử lí nghiêm khắc

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để giải ngân hơn 700.000 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023 là một bài toán nan giải. Đặc biệt trong bối cảnh hết quý I, các bộ, ngành địa phương mới giải ngân được khoảng 10% con số trên. Giới chuyên gia nhận định, cần thiết có tính toán kĩ lưỡng về khả năng hấp thụ vốn đầu tư công.

Thủ tục nhập cảnh phức tạp, khách du lịch sang Trung Quốc gặp khó

Nguyễn Hùng |

Mặc dù UBND TP Móng Cái, Quảng Ninh đã có thư trao đổi với Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) về việc tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động xuất nhập cảnh nhưng người dân xuất cảnh vẫn phải chờ hàng giờ, thậm chí thời gian chờ đợi làm thủ tục còn nhiều hơn thời gian được ở lại tham quan, du lịch.

Quảng Nam: 2 ngày 3 người chết đuối

Hoàng Bin |

Chỉ trong vòng 2 ngày nghỉ lễ, đã có 3 người chết đuối tại Quảng Nam.

Nhà văn Nobel 2022 Annie Ernaux và những hồi ức bị kìm nén

Quỳnh Nga |

Trong hàng thập kỷ, nhà văn đoạt giải Nobel - Annie Ernaux đã mổ xẻ những suy tư, trải nghiệm rất riêng, rất nhạy cảm về những góc khuất của cuộc đời mình.

Sự khốc liệt của mặt trận Vị Xuyên qua hồi ức của người lính thông tin

Nguyễn Tùng |

Với những người lính đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), ngày "giỗ trận" 12.7.1984 không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến đồng đội đã ngã xuống mà còn là minh chứng rõ nét nhất cho một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

8X vẽ biển quảng cáo bằng tay để lưu giữ hồi ức văn hóa một thời

Quang Sung - Nguyên Chân |

TPHCM - Vẽ biển quảng cáo bằng tay, đó là công việc mà anh Nguyễn Hoài Bảo (37 tuổi, ngụ quận 10, TPHCM) đang duy trì trong nhiều năm qua. Theo anh Bảo, đây không chỉ là công việc nuôi sống bản thân mà đó là cách để anh lưu giữ lại những giá trị văn hóa một thời đã qua.