Vạn người tham gia nghi lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội Đền Đông Cuông

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Tiếp nối các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đông Cuông, ngày 21.2 (tức 12 tháng Giêng), nghi lễ rước Mẫu sang sông đã được diễn ra với sự tham gia của đông đảo người dân.

Đã từ lâu, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo. Nét đẹp và sức sống mãnh liệt của bản sắc văn hóa vùng miền trong Lễ hội đền Đông Cuông được duy trì, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đã từ lâu, đền Đông Cuông (thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) được biết đến là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội. Nét đẹp và sức sống mãnh liệt của bản sắc văn hóa vùng miền trong Lễ hội đền Đông Cuông được duy trì, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lễ rước Mẫu qua sông ngày 12 tháng Giêng được tiến hành tuần tự theo đúng nghi thức trang trọng và linh thiêng nhất của nhà đền.
Lễ rước Mẫu qua sông ngày 12 tháng Giêng được tiến hành tuần tự theo đúng nghi thức trang trọng và linh thiêng nhất của nhà đền.
Dân bản rước kiệu Mẫu từ đền Đông Cuông sang miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông. Thứ tự đội hình rước kiệu được bố trí gồm: cờ ngũ hành, cờ hội, chiêng, trống, dội múa dân tộc, lễ vật, đôi vật, chủ lễ, thầy mo (bê hòm sắc phong), kiệu Mẫu, nhạc bát âm, kiệu vua Páo, quan viên và hàng vạn người dân, du khách, thiện tín thập phương…
Dân bản rước kiệu Mẫu từ đền Đông Cuông sang miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông. Thứ tự đội hình rước kiệu được bố trí gồm: cờ ngũ hành, cờ hội, chiêng, trống, đội múa dân tộc, lễ vật, đôi vật, chủ lễ, thầy mo (bê hòm sắc phong), kiệu Mẫu, nhạc bát âm, kiệu vua Páo, quan viên và hàng vạn người dân, du khách, thiện tín thập phương…
Nghi lễ rước Mẫu sang sông là một trong những lễ chính được mong chờ nhất trong Lễ hội đền Đông Cuông truyền thống hàng năm.
Nghi lễ rước Mẫu sang sông là một trong những lễ chính được mong chờ nhất trong Lễ hội đền Đông Cuông truyền thống hàng năm.
Tượng Vua Mẹ và Vua Báo được cuốn xung quanh bằng vải nhiễu đỏ; các giai chay rước bát hương lớn, hộp sắc, cơi trầu và bát đựng 2 quả trứng vịt nhuộm màu đỏ hồng và một mâm lễ từ cung cấm ra cung Công Đồng.
Tượng Vua Mẹ và Vua Báo được cuốn xung quanh bằng vải nhiễu đỏ; các giai chay (những chàng trai trẻ dưới 18 tuổi chưa lập gia đình) rước bát hương lớn, hộp sắc, cơi trầu và bát đựng 2 quả trứng vịt nhuộm màu đỏ hồng và một mâm lễ từ cung cấm ra cung Công Đồng.
Sau khi vật hầu kết thúc, đoàn rước tiếp tục di chuyển, khi đến mép nước bờ sông Hồng, kiệu Vua Báo dừng lại trên bờ, kiệu Mẫu được đưa lên mảng cùng 3 mâm lễ được đưa lên phía đầu mảng.
Sau khi vật hầu kết thúc, đoàn rước tiếp tục di chuyển, khi đến mép nước bờ sông Hồng, kiệu Vua Báo dừng lại trên bờ, kiệu Mẫu được đưa lên mảng cùng 3 mâm lễ được đưa lên phía đầu mảng.
Mảng qua sông cập bến tại Ghềnh Ngai được neo lại. Ông Mo, chủ lễ, phụ lễ lên thắp hương, làm lễ tại tượng đá vái vọng bên miếu Ông. Lễ vật gồm 3 mâm, 2 quả trứng nhuộm đỏ, trầu cau, vàng hương. Sau khi làm lễ tất cả trứng, tiền, vàng, trầu cau được thả xuống sông, mọi người trở lại mảng quay về rước kiệu về hậu cung, thứ tự như lúc đi.
Mảng qua sông cập bến tại Ghềnh Ngai được neo lại. Ông Mo, chủ lễ, phụ lễ lên thắp hương, làm lễ tại tượng đá vái vọng bên miếu Ông. Lễ vật gồm 3 mâm, 2 quả trứng nhuộm đỏ, trầu cau, vàng hương. Sau khi làm lễ tất cả trứng, tiền, vàng, trầu cau được thả xuống sông, mọi người trở lại mảng quay về rước kiệu về hậu cung, thứ tự như lúc đi.
Theo quan niệm của đồng bào Tày xã Đông Cuông và các vùng lân cận, nghi lễ rước Mẫu là hình thức tái hiện lễ cưới lại “của Mẫu với Đức Ông” mà hậu duệ họ Hà phải tổ chức. Nghi lễ rước Mẫu sang sông đã để lại những ấn tượng đặc biệt đối với người dân và du khách tham dự.
Theo quan niệm của đồng bào Tày xã Đông Cuông và các vùng lân cận, nghi lễ rước Mẫu là hình thức tái hiện lễ cưới lại “của Mẫu với Đức Ông” mà hậu duệ họ Hà phải tổ chức.
Lễ hội năm nay được tổ chức với mục đích tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội đền Đông Cuông, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Thông qua lễ hội, huyện Văn Yên cũng mong muốn tiếp tục mở rộng quảng bá hình ảnh di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Đông Cuông đến với du khách trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Bảo Nguyên
Lễ hội năm nay được tổ chức với mục đích tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội đền Đông Cuông, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Thông qua lễ hội, để mở rộng quảng bá hình ảnh di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Đông Cuông đến với du khách trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Bảo Nguyên
Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Xuyên đêm chờ thụ lộc Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn tại đền Đông Cuông

Văn Đức |

Yên Bái - Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, dù diễn gia ban đêm giữa tiết trời lạnh giá vẫn thu hút hàng nghìn người đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội đền Đông Cuông là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Văn Đức |

Ngày 1.2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.

Đền Bảo Hà, Đông Cuông nhộn nhịp khách đi lễ đầu năm

Văn Đức |

Yên Bái - Đầu xuân năm mới, việc đi lễ đền chùa cầu bình an, hạnh phúc, mưa thuận gió hoà đã trở thành phong tục tập quán không thể thiếu.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức xét chọn “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV

Hà Anh |

Ngày 22.2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức xét chọn “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024.

Địa phương xem xét xử lý Hiệu phó trường tiểu học vào khách sạn cùng phụ nữ lạ

Hoài Luân |

Phú Yên - Liên quan đến vụ việc Hiệu phó của một trường tiểu học trên địa bàn thị xã Đông Hòa (Phú Yên) bị vợ dùng dao đâm khi đi vào khách sạn cùng với một phụ nữ lạ, ngày 22.2, lãnh đạo UBND thị xã Đông Hòa cho biết, đã nắm được thông tin vụ việc và đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Hoàn tất di lý Trương Mỹ Lan và các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát vào TPHCM để xét xử

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 22.2, cơ quan chức năng đã hoàn tất di lý toàn bộ bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan, vào TPHCM để chuẩn bị xét xử.

Sử dụng bằng giả, một Phó chánh Thanh tra Sở bị buộc thôi việc

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ông Đoàn Hoàng Thoại, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau bị buộc thôi việc vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.

Bộ Công an đề xuất bỏ giấy phép lái xe A4, đưa hạng B1, B2 về cùng hạng B

Quang Việt |

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất đưa phân hạng giấy phép lái xe, trong đó sẽ bỏ hạng A4, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B.

Xuyên đêm chờ thụ lộc Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn tại đền Đông Cuông

Văn Đức |

Yên Bái - Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, dù diễn gia ban đêm giữa tiết trời lạnh giá vẫn thu hút hàng nghìn người đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội đền Đông Cuông là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Văn Đức |

Ngày 1.2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.

Đền Bảo Hà, Đông Cuông nhộn nhịp khách đi lễ đầu năm

Văn Đức |

Yên Bái - Đầu xuân năm mới, việc đi lễ đền chùa cầu bình an, hạnh phúc, mưa thuận gió hoà đã trở thành phong tục tập quán không thể thiếu.