Đi lễ mùng 1 Tết, người dân Thủ đô vái vọng từ xa do đền chùa chưa mở

Hải Nguyễn - Tô Thế |

Hà Nội - Sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 (1.2 Dương lịch), người dân Thủ đô đã tìm đến các đền chùa, phủ để dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên người dân chỉ có thể vái vọng từ xa.

 
Đi lễ đền chùa đầu năm là nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và người Hà Thành nói riêng qua bao thế hệ. Người dân đến đền chùa ngày đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, công danh thành đạt và Quốc thái dân an. Ghi nhận của PV tại đền Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ngay từ sáng sớm đã có nhiều người dân đến làm lễ, tuy nhiên chỉ có thể vái vọng từ xa.
 
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các đền chùa tại Hà Nội chưa mở cửa đón khách, vì vậy người dân đã sắp lễ, vái vọng từ ngoài cổng.
 
Người dân nét những tờ tiền lẻ vào khe cửa với mong ước được ban phước lộc, lộc sinh lộc để qua năm làm ăn được khấm khá hơn. Đây là thói quen của nhiều người khi đi lễ đền chùa.
 
Tại đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân cũng đến làm lễ, thắp hương bên ngoài.
 
Người dân khi đi lễ đều tuân thủ "quy tắc 5K" phòng, chống dịch COVID-19.
 
Người dân có quan niệm đến đền Ngọc Sơn để dâng lễ xin lộc, cầu bình an may mắn cho gia đình. Các sĩ tử trước ngày đi thi cũng dành thời gian ghé qua đền Ngọc Sơn thành tâm cầu khấn, mong muốn được phù hộ cho đỗ đạt, công thành danh toại.
 
Ghi nhận tại phủ Tây Hồ (Tây Hồ, Hà Nội) sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022, lượng người đổ về làm lễ không đông đúc như các năm trước.
 
 
Do chưa mở cửa đón du khách, người dân đến phủ Tây Hồ chỉ có thể đặt lễ và vái vọng từ ngoài cổng.
 
"Sau khi đi chúc tết gia đình, họ hàng xong thì mình quyết định đến phủ Tây Hồ để dâng lễ, cầu bình an cho mọi người trong gia đình. Mình cũng khá ngạc nhiên vì sáng nay chỉ có một số ít người đến làm lễ, có thể là do phủ chưa mở cửa và nhiều người ngại đến chỗ đông người thời điểm này", chị Quỳnh Anh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
 
Lượng người về phủ Tây Hồ bắt đầu đông hơn một chút khi đến gần trưa mùng 1 Tết.
 
Tại Tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) sáng mùng 1 Tết có khá đông người dân đến lễ. Tuy nhiên so với các năm trước thì năm nay vắng vẻ hơn rất nhiều.
 
Một số người dân dừng xe vái vọng từ ngoài cổng.
 
Theo ghi nhận, Tổ đình Phúc Khánh vẫn cho phép người dân đi vào bên trong để làm lễ.
 
Hầu hết các đền chùa ở Hà Nội đều khá vắng vẻ trong sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022.
 
Người dân mua muối cầu may sau khi vào lễ tại Tổ đình Phúc Khánh. Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, người dân khi đi lễ đền chùa phải tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch. Tránh tập trung đông người, không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm mà còn có thể gây ra tình trạng ùn tắc giao thông khi người dân đứng vái vọng từ bên ngoài các đền chùa.
Hải Nguyễn - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội lạnh 12 độ, người dân thưởng trà ngắm hồ Gươm sáng mùng 1 Tết

Hải Nguyễn - Tô Thế |

Sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần, thời tiết Hà Nội lạnh 12 độ C khiến người dân thủ đô du xuân muộn hơn các năm trước. Những con phố tấp nập dường như biến mất nhường lại một Hà Nội yên bình.

Hà Nội: "Quái xế" không mũ, chạy xe tốc độ cao bị 141 tóm gọn đêm giao thừa

Nhóm PV |

Hà Nội - Ngay trong đêm giao thừa chào đón năm Nhâm Dần 2022, Công an Thành phố đã triển khai nhiều tổ công tác 141 lập chốt xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông tại nhiều tuyến đường nội thành. Nhiều "quái xế" không mũ, chạy xe tốc độ cao bị tóm gọn.

Một đêm giao thừa nhiều cái "lạ" tại Hà Nội

Tô Thế - Tạ Quang - Hoài Anh |

Hà Nội - Khoảnh khắc giao thừa chào đón năm Nhâm Dần 2022 không có bắn pháo hoa, không còn cảnh chen lấn, nhích từng bước để đi bộ xung quanh Hồ Gươm...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hà Nội lạnh 12 độ, người dân thưởng trà ngắm hồ Gươm sáng mùng 1 Tết

Hải Nguyễn - Tô Thế |

Sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần, thời tiết Hà Nội lạnh 12 độ C khiến người dân thủ đô du xuân muộn hơn các năm trước. Những con phố tấp nập dường như biến mất nhường lại một Hà Nội yên bình.

Hà Nội: "Quái xế" không mũ, chạy xe tốc độ cao bị 141 tóm gọn đêm giao thừa

Nhóm PV |

Hà Nội - Ngay trong đêm giao thừa chào đón năm Nhâm Dần 2022, Công an Thành phố đã triển khai nhiều tổ công tác 141 lập chốt xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông tại nhiều tuyến đường nội thành. Nhiều "quái xế" không mũ, chạy xe tốc độ cao bị tóm gọn.

Một đêm giao thừa nhiều cái "lạ" tại Hà Nội

Tô Thế - Tạ Quang - Hoài Anh |

Hà Nội - Khoảnh khắc giao thừa chào đón năm Nhâm Dần 2022 không có bắn pháo hoa, không còn cảnh chen lấn, nhích từng bước để đi bộ xung quanh Hồ Gươm...