"Thần đèn" dịch chuyển chính điện chùa Diệu Đế nặng 1.000 tấn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Chánh điện cũ của chùa Diệu Đế (TP. Huế) đang được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư và các cộng sự dịch chuyển về phía sau 18 mét để bảo vệ bức bích họa “Long vân khế hội” được vẽ trên trần chánh điện.

Thay vì đập bỏ chính điện chùa Diệu Đế, nhà chùa đã thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư – Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng cộng sự với sự hỗ trợ của các phương tiện, máy móc chuyên dụng hiện đại.
Thay vì đập bỏ chính điện chùa Diệu Đế, nhà chùa đã thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư - Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng cộng sự với sự hỗ trợ của các phương tiện, máy móc chuyên dụng hiện đại để dịch chuyển chính điện.
Theo “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trái), ngôi chánh điện sẽ được dịch chuyển lui 18m so với vị trí ban đầu. Tất cả đang được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình đó không xảy ra hư hại, ảnh hưởng đến kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m.
Theo “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trái), ngôi chánh điện sẽ được dịch chuyển lui 18m so với vị trí ban đầu. Tất cả đang được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình đó không xảy ra hư hại, ảnh hưởng đến kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m.
Để chuẩn bị dịch chuyển ngôi chánh điện này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Riêng hạng mục kéo chánh điện thực hiện những ngày gần đây. Đến thời điểm này, chánh điện đã kéo lui được 4m so với vị trí ban đầu.
Để chuẩn bị dịch chuyển ngôi chánh điện này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Riêng hạng mục kéo chánh điện thực hiện những ngày gần đây. Đến thời điểm này, chánh điện đã kéo lui được 4m so với vị trí ban đầu.
quá trình khảo sát có rất nhiều phương án được đưa ra, bằng mọi giá phải giữ được nguyên trạng chánh điện cũng như các bệ thờ bên trong. Phương án cuối cùng là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố. “Quá trình này được thực hiện từng đoạn khoảng 1-1,2m. Tổng hệ đà được đổ lên đến 180m, trong hơn 2 tháng liên tục.
Quá trình khảo sát có rất nhiều phương án được đưa ra, bằng mọi giá phải giữ được nguyên trạng chánh điện cũng như các bệ thờ bên trong. Phương án cuối cùng là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố. Quá trình này được thực hiện từng đoạn khoảng 1-1,2m. Tổng hệ đà được đổ lên đến 180m, trong hơn 2 tháng liên tục.
Khối lượng ngôi chánh điện theo ông Cư lên tới 1.000 tấn. Sau quá trình đổ đà ở bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo. Nếu thuận lợi, cuối tuần này dự kiến sẽ kéo tòa chính điện này lùi lại đúng vị trí tính toán.
Khối lượng ngôi chánh điện theo ông Cư lên tới 1.000 tấn. Sau quá trình đổ đà ở bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo. Nếu thuận lợi, cuối tuần này dự kiến sẽ kéo tòa chính điện này lùi lại đúng vị trí tính toán.
Được biết, mỗi lần kéo được 0,9 - 1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Đến nay đã kéo tòa chính điện này được khoảng 8m.
Được biết, mỗi lần kéo được 0,9 - 1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Đến nay đã kéo tòa chính điện này được khoảng 8m.
Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức tranh “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) được vẽ ngay trần điện. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m. Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.
Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức tranh “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) được vẽ ngay trần điện. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m. Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.
Việc dịch chuyển ngôi chánh điện cũ nhằm bảo vệ lại bức bích họa “Long vân khế hội” cũng như những giá trị lịch sử của chùa.
Việc dịch chuyển ngôi chánh điện cũ nhằm bảo vệ lại bức bích họa “Long vân khế hội” cũng như những giá trị lịch sử của chùa.
Các công nhân di dời ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế.
Các công nhân di dời ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế.
Phương án dịch chuyển đưa ra sau cùng và được áp dụng đó là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông.
Phương án dịch chuyển đưa ra sau cùng và được áp dụng đó là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông.
Trước khi kéo, những người thợ kiểm tra các con lăn, quét sạch các cát sỏi bám trên bề mặt để đảm bảo con lăn di chuyển đúng hướng và không bị mắc kẹt.
Trước khi kéo, những người thợ kiểm tra các con lăn, quét sạch các cát sỏi bám trên bề mặt để đảm bảo con lăn di chuyển đúng hướng và không bị mắc kẹt.
Trước khi kéo, những người thợ kiểm tra các con lăn, quét sạch các cát sỏi bám trên bề mặt để đảm bảo con lăn di chuyển đúng hướng và không bị mắc kẹt.
Những sợi cáp lớn đảm bảo chắc chắn trong quá trình kéo.
Những sợi cáp lớn đảm bảo chắc chắn trong quá trình kéo.
 
24 kích thủy lực chuẩn bị để nâng chính điện chùa Diệu Đế lên cao thêm 15cm.
Ông Cư cho biết, để thực hiện quá trình này hiện ông đang sử dụng 12 nhân công, kỹ sư và vận chuyển 30 tấn thiết bị máy móc từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế.
Ông Cư cho biết, để thực hiện quá trình này hiện ông đang sử dụng 12 nhân công, kỹ sư và vận chuyển 30 tấn thiết bị máy móc từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế.
Các thợ sửa chữa các phần gỗ của ngôi chùa để lắp lại khi di chuyển thành công.
Các thợ sửa chữa các phần gỗ của ngôi chùa để lắp lại khi di chuyển thành công.
Chính điện mới của chùa Diệu Đế.
Chính điện mới của chùa Diệu Đế.
Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế. Đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại “tiềm để” của mình.
Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, TP. Huế. Đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại “tiềm để” của mình.
PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Rú Chá mùa thu như trời Âu thu nhỏ ở xứ Huế

PHÚC ĐẠT - ĐÌNH HOÀNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Đến với Rú Chá - khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm vào mùa này, du khách có dịp đắm mình trong vẻ đẹp của hoa, lá, trời, nước và được nhiều người ví như là châu Âu thu nhỏ ở Huế.

Cận cảnh biệt thự Pháp hơn trăm tuổi trước khi được "thần đèn" di dời

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Cận cảnh biệt thự Pháp ở số 26 Lê Lợi (TP. Huế) dự kiến được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời thay vì đập bỏ.

Huế thuê "thần đèn" di dời biệt thự Pháp ở đường Lê Lợi thay vì đập bỏ

Hoàng Văn Minh |

Huế - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thuê "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời biệt thự Pháp ở số 26 Lê Lợi thay vì đập bỏ để dành đất cho dự án phức hợp khách sạn và thương mại.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Rú Chá mùa thu như trời Âu thu nhỏ ở xứ Huế

PHÚC ĐẠT - ĐÌNH HOÀNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Đến với Rú Chá - khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm vào mùa này, du khách có dịp đắm mình trong vẻ đẹp của hoa, lá, trời, nước và được nhiều người ví như là châu Âu thu nhỏ ở Huế.

Cận cảnh biệt thự Pháp hơn trăm tuổi trước khi được "thần đèn" di dời

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Cận cảnh biệt thự Pháp ở số 26 Lê Lợi (TP. Huế) dự kiến được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời thay vì đập bỏ.

Huế thuê "thần đèn" di dời biệt thự Pháp ở đường Lê Lợi thay vì đập bỏ

Hoàng Văn Minh |

Huế - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thuê "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời biệt thự Pháp ở số 26 Lê Lợi thay vì đập bỏ để dành đất cho dự án phức hợp khách sạn và thương mại.