Reuters thắng giải Pulitzer 2018 với bộ ảnh gây ám ảnh toàn thế giới

HUYỀN VŨ |

Tại giải thưởng Pulitzer 2018, hãng thông tấn Reuters đã giành chiến thắng trong hạng mục “Báo ảnh” với bộ ảnh “Cuộc khủng hoảng người di cư Rohingya” gây ám ảnh toàn thế giới.

Nhóm phóng viên ảnh của Reuters vừa được vinh danh ở hạng mục “Báo ảnh” trong giải thưởng Pulitzer 2018.

Chùm ảnh “Cuộc khủng hoảng người di cư Rohingya” được thực hiện tại thời điểm cuộc di cư tập thể của những người Rohingya (Myanmar) xảy ra. Những người Rohingya, một nhóm Hồi giáo thiểu số, đã chịu đựng bạo lực trong một thời gian dài và họ chạy trốn khỏi Myanmar để đến Bangladesh.

Một người phụ nữ tị nạn Rohingya hoàn toàn kiệt sức ngay khi chạm tay đến bờ biển sau chuyến hành trình vượt qua biên giới Bangladesh – Myanmar bằng thuyền qua vịnh Bengal, ở Shah Porir Dwip, Bangladesh ngày 11/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Một người phụ nữ tị nạn Rohingya hoàn toàn kiệt sức ngay khi chạm tay đến bờ biển sau chuyến hành trình vượt qua biên giới Bangladesh – Myanmar bằng thuyền qua vịnh Bengal, ở Shah Porir Dwip, Bangladesh ngày 11/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Những tàn tích của ngôi làng Rohingya bị đốt cháy được nhìn từ trên cao gần Maungdaw, phía bắc bang Rakhine, Myanmar vào ngày 27/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Những tàn tích của ngôi làng Rohingya bị đốt cháy được nhìn từ trên cao gần Maungdaw, phía bắc bang Rakhine, Myanmar vào ngày 27/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Người tị nạn Rohingya băng qua sông Naf bằng một cái bè làm vội để tới Teknaf, Bangladesh, ngày 12/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Người tị nạn Rohingya băng qua sông Naf bằng một cái bè làm vội để tới Teknaf, Bangladesh, ngày 12/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh dân tị nạn Rohingya phản chiếu qua làn nước mưa dọc theo con đê cạnh ruộng lúa, sau khi chạy trốn khỏi Myanmar vào Palang Khali gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 02/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh dân tị nạn Rohingya phản chiếu qua làn nước mưa dọc theo con đê cạnh ruộng lúa, sau khi chạy trốn khỏi Myanmar vào Palang Khali gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 02/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Một nhân viên an ninh nỗ lực kiểm soát những người tị nạn Rohingya đang chờ đợi để nhận sự viện trợ ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 21/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Một nhân viên an ninh nỗ lực kiểm soát những người tị nạn Rohingya đang chờ đợi để nhận sự viện trợ ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 21/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Người tị nạn Rohingya tranh cướp đồ viện trợ tại một trại tị nạn ở Cox's Bazar, Bangladesh, vào ngày 24/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Người tị nạn Rohingya tranh cướp đồ viện trợ tại một trại tị nạn ở Cox's Bazar, Bangladesh, vào ngày 24/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Những cặp anh em người Rohingya giữ chặt lấy nhau trong lúc chạy trốn khỏi bạo lực khi băng qua con sông Naf dọc theo biên giới Bangladesh – Myanmar ở Palong Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh , ngày 01/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Những cặp anh em người Rohingya giữ chặt lấy nhau trong lúc chạy trốn khỏi bạo lực khi băng qua con sông Naf dọc theo biên giới Bangladesh – Myanmar ở Palong Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh , ngày 01/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Một người tị nạn Rohingya chạy trốn khỏi bạo lực ở Myanmar đang kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác khi vượt biên để vào Palang Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 02/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Một người tị nạn Rohingya chạy trốn khỏi bạo lực ở Myanmar đang kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác khi vượt biên để vào Palang Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 02/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Mohammed Shoaib, 7 tuổi, bị bắn vào ngực trước khi vượt biên từ Myanmar hồi tháng 8, đang được cha của cậu bé đỡ lấy ở bên ngoài trung tâm y tế gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 05/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Mohammed Shoaib, 7 tuổi, bị bắn vào ngực trước khi vượt biên từ Myanmar hồi tháng 8, đang được cha của cậu bé đỡ lấy ở bên ngoài trung tâm y tế gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 05/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Hamida, một phụ nữ tị nạn người Rohingya, khóc thảm thiết khi bế đứa con trai 40 ngày tuổi đã chết, khi chiếc thuyền của họ bị lật trước lúc cập bờ ở Shah Porir Dwip, Teknaf, Bangladesh, ngày 14/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Hamida, một phụ nữ tị nạn người Rohingya, khóc thảm thiết khi bế đứa con trai 40 ngày tuổi đã chết, khi chiếc thuyền của họ bị lật trước lúc cập bờ ở Shah Porir Dwip, Teknaf, Bangladesh, ngày 14/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Lá trầu được che lên mặt của cậu bé Abdul Aziz, 11 tháng tuổi, người tị nạn Rohingya. Abdul Aziz được đặt nằm lại với gia đình. Cậu bé đã qua đời sau khi chiến đấu với cơn sốt cao và những cơn ho dữ dội ở trại tị nạn Balukhali, gần Cox's Bazar, Bangladesh,ngày 04/12/2017. (Ảnh: Reuters)
Lá trầu được che lên mặt của cậu bé Abdul Aziz, 11 tháng tuổi, người tị nạn Rohingya. Abdul Aziz được đặt nằm lại với gia đình. Cậu bé đã qua đời sau khi chiến đấu với cơn sốt cao và những cơn ho dữ dội ở trại tị nạn Balukhali, gần Cox's Bazar, Bangladesh,ngày 04/12/2017. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người tập hợp lại dưới cơn mưa lớn xung quanh những xác người tị nạn Rohingya. Chiếc thuyền đưa họ trốn khỏi bạo lực ở Myanmar đã bị lật ở biển Inani, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 28/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người tập hợp lại dưới cơn mưa lớn xung quanh những xác người tị nạn Rohingya. Chiếc thuyền đưa họ trốn khỏi bạo lực ở Myanmar đã bị lật ở biển Inani, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 28/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Xác của những người tị nạn Rohingya được đặt trong một trường Cao đẳng địa phương dạy đức tin Hồi giáo ở Shah Porir Dwip, Teknaf, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Những người này chết sau khi thuyền của họ bị lật trong lúc trốn khỏi Myanmar, ngày 09/10/2017. (Ảnh: Reuters)
Xác của những người tị nạn Rohingya được đặt trong một trường Cao đẳng địa phương dạy đức tin Hồi giáo ở Shah Porir Dwip, Teknaf, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Những người này chết sau khi thuyền của họ bị lật trong lúc trốn khỏi Myanmar, ngày 09/10/2017. (Ảnh: Reuters)
Những người tị nạn Rohingya đang cố tránh cơn mưa trong lúc bị lực lượng biên phòng Bangladesh giữ lại, sau khi những người tị nạn này vượt biên trái phép vào Teknaf, Bangladesh, 31/08/2017. (Ảnh: Reuters)
Những người tị nạn Rohingya đang cố tránh cơn mưa trong lúc bị lực lượng biên phòng Bangladesh giữ lại, sau khi những người tị nạn này vượt biên trái phép vào Teknaf, Bangladesh, 31/08/2017. (Ảnh: Reuters)
Trong khi những người tị nạn Rohingya đang đi bộ trên bờ biển sau khi đã vượt qua biên giới Bangladesh – Myanmar bằng thuyền qua vịnh Bengal, ở Shah Porir Dwip, Bangladesh; thì phía biên giới Myanmar, những đám khói lớn vẫn đang bốc lên nhiều hơn, ngày 11/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Trong khi những người tị nạn Rohingya đang đi bộ trên bờ biển sau khi đã vượt qua biên giới Bangladesh – Myanmar bằng thuyền qua vịnh Bengal, ở Shah Porir Dwip, Bangladesh; thì phía biên giới Myanmar, những đám khói lớn vẫn đang bốc lên nhiều hơn, ngày 11/09/2017. (Ảnh: Reuters)
Những đứa trẻ tị nạn Rohingya đang thả những chiếc diều tự làm ở trại tị nạn Kutupalong, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 10/12/2017. (Ảnh: Reuters)
Những đứa trẻ tị nạn Rohingya đang thả những chiếc diều tự làm ở trại tị nạn Kutupalong, gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 10/12/2017. (Ảnh: Reuters)
HUYỀN VŨ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.