Rã xác tàu cá với chi phí hàng chục triệu đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Không có tàu đóng mới, một số đội thợ mộc nhận rã những xác tàu cá không còn hoạt động, với tiền công hàng chục triệu đồng mỗi chiếc.

1
Hai con tàu này đang lên ụ để sửa chữa, duy tu. Thông thường, các ụ tàu thường là nơi đóng mới, hoặc sửa chữa những con tàu. Hiếm hoi lắm mới có tàu lên ụ để rã xác. Nhưng gần đây điều này đã diễn ra khá thường xuyên. Ảnh: Thành An
Đây là một con tàu còn khá tốt, nhưng đang được rã xác lấy gỗ. Theo đội thợ thi công cho biết, đây là con tàu nhỏ nên tiền công rã vào khoảng 40 triệu đồng cho 6 lao động, thực hiện trong khoảng 20-22 ngày. Ảnh: Thành An
Đây là một con tàu còn khá tốt, nhưng đang được rã xác lấy gỗ. Theo đội thợ thi công, đây là con tàu nhỏ nên tiền công rã vào khoảng 40 triệu đồng cho 6 lao động, thực hiện trong khoảng 20-22 ngày. Ảnh: Thành An
Toàn bộ phần boong tàu đã được tháo dỡ gần hết. Các thợ đang thi công táo dỡ đến phần sàn và be tàu
Toàn bộ phần buồng lái của tàu đã được tháo dỡ gần hết. Các thợ đang thi công tháo dỡ đến phần sàn và be tàu. Ảnh: Thành An
Các thợ dùng nhiều dụng cụ như cưa, đục, xà beng, máy mài, máy cắt ... để thực hiện công việc. Nhiều vị trí phải chấp nhận cưa bớt một phần ván gỗ để tháo dỡ. Ảnh: Thành An
Các thợ dùng nhiều dụng cụ như cưa, đục, xà beng, máy mài, máy cắt ... để thực hiện công việc. Nhiều vị trí phải chấp nhận cưa bớt một phần ván gỗ để tháo dỡ. Ảnh: Thành An
Hầm máy đã trống trơn, khi máy móc, cây láp, quạt vịt đã được tháo ra bán rời trước đó. Ảnh: Thành An
Hầm máy đã trống trơn, khi máy móc, cây láp, quạt vịt... đã được tháo ra bán rời trước đó. Ảnh: Thành An
Nhiều vị trí thợ phải đứng khá cheo leo bên mạn tàu để tháo dỡ. Công việc diễn ra trong cái nắng khá gay gắt của vùng biển. Ảnh: Thành An
Nhiều lúc thợ phải đứng khá cheo leo bên mạn tàu, cách mặt đất từ 5-7m để tháo dỡ. Công việc diễn ra trong cái nắng khá gay gắt của vùng biển và chỉ được nghỉ vào chủ Nhật, hoặc những khi trời mưa gió. Ảnh: Thành An
Tháo rã xong phần gỗ, các thợ cũng phải cắt, đục để lấy những thanh bulong còn nằm trong các thớ gỗ ra. Ảnh: Thành An
Tháo rã xong phần gỗ, các thợ cũng phải cắt, đục để lấy những thanh bulong còn nằm trong các thớ gỗ ra. Ảnh: Thành An
Người khách này đã tìm và chọn được một khối gỗ ưng ý. Do có quen biết với người bán, anh đã mua được khối gỗ với giá 50.000 đồng, bằng một nửa giá thông thường. Ảnh: Thành An
Tháo tới đâu, gỗ được chuyển xuống đất để thu gom, phân loại. Người khách này đã tìm và chọn trong đó một khối gỗ ưng ý. Do có quen biết với người bán, anh đã mua khối gỗ với giá 50.000 đồng, bằng một nửa giá thông thường. Ảnh: Thành An
Gần đó, một con tàu lớn hơn đang được tháo dỡ với 8 thợ đang làm việc cật lực. Con tàu này có chi phí tháo dỡ là 60 triệu đồng và thi công trong khoảng 30 ngày. Ảnh: Thành An
Gần đó, một con tàu lớn hơn đang được tháo dỡ với 8 thợ đang làm việc cật lực. Con tàu này có chi phí tháo dỡ là 60 triệu đồng và thi công trong khoảng 30 ngày. Ảnh: Thành An
11
Nhiều tấm gỗ được tháo ra còn rất tốt có thể tái sử dụng vào nhiều mục đích. Anh Nguyễn Chúc (tổ trưởng của 2 nhóm thợ mộc) cho biết hiện nay, trên địa bàn gần như không còn việc đóng mới tàu cá, do tàu đánh bắt xa bờ thì hoạt động không hiệu quả, còn tàu giã cào thì bị cấm đóng mới. Việc rã xác tàu cũ cũng tạo thu nhập ổn định cho đội thợ mộc, với tiền công khoảng 400-450 nghìn đồng/ngày. Từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ riêng nhóm thợ đã được thuê tiến hành tháo rã khoảng 10 con tàu. Ảnh: Thành An
Theo anh Chúc, ngoài tiền lương, thợ mộc còn có thêm thu nhập nhỏ khi tận dụng tháo gỡ các bulong sắt để bán phế liệu. Còn gỗ được chủ tàu thu gom, phân loại, sau đó sẽ có người tại Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc các tỉnh lân cận đến xem, mua lại các phần gỗ tốt để sử dụng vào việc khác. Gỗ vụn, hư hỏng được người dân địa phương mua làm củi phục vụ chế biến thủy sản, thực phẩm. Ảnh: Thành An
Theo anh Chúc, ngoài tiền lương, thợ mộc còn có thêm thu nhập nhỏ khi tận dụng tháo gỡ các bulong sắt để bán phế liệu, hỗ trợ thêm chi phí ăn sáng, nước uống trong quá trình làm việc. Còn gỗ được chủ tàu thu gom, phân loại, sau đó sẽ có người tại Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc các tỉnh lân cận đến xem, mua lại các phần gỗ tốt để sử dụng vào việc khác. Gỗ vụn, hư hỏng được người dân địa phương mua làm củi phục vụ chế biến thủy sản, thực phẩm. Ảnh: Thành An
Thành An
TIN LIÊN QUAN

Xác tàu cá nằm la liệt ở cảng, lãnh đạo Quảng Ngãi yêu cầu xử lý dứt điểm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trước thực trạng xác tàu cá nằm bờ ở các cảng cá, gây cản trở neo đậu, ô nhiễm môi trường…, ông Trần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan chức năng phải trục vớt, xử lý dứt điểm trước ngày 15.10.2023.

5 tàu cá của ngư dân Nghệ An bị thiêu rụi, chỉ 1 tàu mua bảo hiểm

QUANG ĐẠI |

Trong số 5 tàu cá của ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị hỏa hoạn phá hủy, chỉ có duy nhất một tàu mua bảo hiểm.

Kiên Giang có hơn 1.200 tàu cá thuộc diện mất tích

NGUYÊN ANH |

Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, hiện nay số tàu thuộc dạng mất tích được thông báo sẽ xoá đăng ký sau 1 năm là 1.259 chiếc. Đến tháng 7.2023, số lượng tàu cá hiện hữu của tỉnh ước khoảng trên 9.800 chiếc, vì vậy để đạt mục tiêu giữ số lượng 9.200 tàu cá năm 2025, sẽ phải tiếp tục cắt giảm khoảng gần 600 chiếc số tàu cá.

Đắk Nông sơ tán 261 hộ dân đến nơi an toàn

Phan Tuấn |

Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã di dời 261 hộ dân tại các khu vực bị sạt lở, sụt lún đất, ngập lụt đến nơi an toàn và làm tốt công tác an sinh xã hội.

Chuyên gia cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở, lũ lụt ở Bắc Bộ

MINH HÀ |

Theo các chuyên gia khí tượng, sau thời gian dài mưa lớn liên tục, nhiều địa phương ở vùng núi và trung du Bắc Bộ đang tiềm ẩn nguy cơ cao sạt lở đất, đá.

Nghịch lý đầu tư, cấp nước sạch ở xã đảo Tam Hải, Quảng Nam

Hoàng Bin |

Để hỗ trợ dân, bù lỗ cho doanh nghiệp, Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng để làm đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, nhưng công ty cấp nước lại áp dụng giá cao hơn ở đất liền, khiến hàng trăm hộ dân không dám sử dụng.

Cuối đời sống cảnh ở trọ dù từng có hơn 4.000m2 đất ở trung tâm Thường Tín

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hơn 4.000m2 đất của đại gia đình ông Trần Văn Tâm (SN 1953, trú tại tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội) được UBND huyện Thường Tín thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao huyện Thường Tín. Tuy nhiên, các hộ gia đình sở hữu khu đất này phản ánh, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất của UBND huyện Thường Tín đã không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hơn 200 hộ dân kêu cứu trước ngày xét xử đại gia điếu cày Lê Thanh Thản

Việt Dũng |

Các hộ dân mua, sống tại nhà CT6C được xác định là bị hại trong vụ án đại gia điếu cày Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng, đã bày tỏ nguyện vọng được giải quyết quyền lợi chính đáng.

Xác tàu cá nằm la liệt ở cảng, lãnh đạo Quảng Ngãi yêu cầu xử lý dứt điểm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trước thực trạng xác tàu cá nằm bờ ở các cảng cá, gây cản trở neo đậu, ô nhiễm môi trường…, ông Trần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan chức năng phải trục vớt, xử lý dứt điểm trước ngày 15.10.2023.

5 tàu cá của ngư dân Nghệ An bị thiêu rụi, chỉ 1 tàu mua bảo hiểm

QUANG ĐẠI |

Trong số 5 tàu cá của ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị hỏa hoạn phá hủy, chỉ có duy nhất một tàu mua bảo hiểm.

Kiên Giang có hơn 1.200 tàu cá thuộc diện mất tích

NGUYÊN ANH |

Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, hiện nay số tàu thuộc dạng mất tích được thông báo sẽ xoá đăng ký sau 1 năm là 1.259 chiếc. Đến tháng 7.2023, số lượng tàu cá hiện hữu của tỉnh ước khoảng trên 9.800 chiếc, vì vậy để đạt mục tiêu giữ số lượng 9.200 tàu cá năm 2025, sẽ phải tiếp tục cắt giảm khoảng gần 600 chiếc số tàu cá.