Nghịch lý đầu tư, cấp nước sạch ở xã đảo Tam Hải, Quảng Nam

Hoàng Bin |

Để hỗ trợ dân, bù lỗ cho doanh nghiệp, Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng để làm đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, nhưng công ty cấp nước lại áp dụng giá cao hơn ở đất liền, khiến hàng trăm hộ dân không dám sử dụng.

Có đường ống cấp nước rồi vẫn bị "đòi" thêm tiền bù lỗ

Xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành cách đất liền khoảng 1km, có khoảng gần 250 hộ dân sinh sống.

Do địa hình là ốc đảo, bao quanh là sông Trường Giang và biển nên nhiều năm nay, người dân địa phương phải đào hoặc khoan giếng để lấy nước ngọt sử dụng. Đến mùa nắng kéo dài, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn, phèn khiến người dân xoay sở chật vật.

Để có nước ăn uống, sinh hoạt, dân xã đảo thường hứng nước mưa cho vào bể, thùng dự trữ. Nước mưa dự trữ dùng được khoảng 10 ngày, sau đó muốn có nước nấu ăn, uống phải mua nước bình hoặc đi ghe thuyền sang xã lân cận xin về dùng.

Năm 2022, UBND huyện Núi Thành đầu tư 11 tỉ đồng xây dựng hệ thống đường ống nước sạch kéo từ đất liền đến xã đảo Tam Hải để phục vụ người dân. Đầu năm 2023, đường ống nước được đưa đến từng nhà dân nhưng không thể sử dụng vì Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam áp giá thành sử dụng quá cao, không hợp lý.

Thông thường, tại Quảng Nam nếu nhà nước đã đầu tư đường ống, thì doanh nghiệp cấp nước trực tiếp sẽ có giá 8.000/m3. Dân (ở đất liền) dùng bao nhiêu chi trả bấy nhiêu tính theo đồng hồ sử dụng.

Hiện tại, ở xã đảo Tam Hải, đường ống cấp nước sinh hoạt đã được Nhà nước đầu tư ra tận nơi, nhưng công ty cấp nước vẫn buộc xã nhận đầu mối cung cấp cho dân với giá 12.000 đồng/m3. Lý do được doanh nghiệp đưa ra là vì khách hàng ở đảo ít, chi phí vận hành lớn nên phải tăng giá để bù lỗ.

Nghịch lý là Nhà nước đầu tư hạ tầng, đường ống nhưng phải bù lỗ thêm chi phí vận hành thì người dân mới được sử dựng nước với giá như ở đất liền.

Trông chờ vào... Nhà nước

Theo ông Nguyễn Tấn Hùng - Chủ tịch UBND xã Tam Hải, Nhà nước bỏ tiền đầu tư đường ống rồi bàn giao lại cho Công ty CP Cấp thoát nước nước Quảng Nam quản lý, vận hành nhưng công ty không chịu nhận.

Thay vào đó, doanh nghiệp này yêu cầu xã đứng ra hợp đồng mua nước rồi phân phối về cho người dân. Điều này khiến mức giá sử dụng nước đội lên cao.

"Giá nước công ty cấp theo đồng hồ cho từng hộ dân là giá bậc 1 (gần 8.000 đồng/m3). Còn nếu xã đứng ra mua, lắp đồng hồ tổng rồi phân phối cho người dân thì áp dụng giá bậc 4 (12.000 đồng/m3). Và chi phí vận hành, hao hụt do người dân chi trả" - ông Hùng cho biết.

Hiện mới chỉ có thôn Long Thạnh Tây sử dụng nước do xã đứng ra ký hợp đồng cấp nước, do nhu cầu bức thiết, còn các thôn khác trên địa bàn xã thì chưa đóng nước vì người dân không chấp nhận mua với giá quá cao, lãnh đạo xã Tam Hải cho biết thêm.

Theo lãnh đạo địa phương, đời sống người dân xã đảo vốn khó khăn, nhiều năm không có nước sạch, nay lại phải mua nước giá quá cao của doanh nghiệp như vậy là bất hợp lý.

Tại buổi họp báo quý II/2023, ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Những "vùng lõm" về điện, nước thì doanh nghiệp không đầu tư do chi phí cao, doanh thu thấp, kinh doanh không hiệu quả. Nên Nhà nước phải bỏ tiền đầu tư đường ống dẫn nước cho dân, như trường hợp tại xã đảo Tam Hải.

"Về giá nước, chúng tôi sẽ chỉ đạo kiểm tra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân" - ông Nguyễn Hồng Quang nói

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Người dân Đắk Lắk ngóng công trình nước sạch 79 tỉ đồng hoạt động

Tiến Thoại |

Nhà máy nước sạch có tổng mức đầu tư 79 tỉ đồng ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Do đó, hằng ngày, người dân phải hứng nước mưa hoặc lấy nước suối về sinh hoạt.

Nhà máy nước sạch hơn 12,5 tỉ đồng “ngủ hè” vì nước khe khô cạn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một nhà máy nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 12,5 tỉ đồng ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) mới đưa vào hoạt động hơn một năm nay đã lâm cảnh ngừng hoạt động, “ngủ hè” khi nguồn nước thô từ khe... khô cạn.

Cử tri đề nghị giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở các vùng nông thôn

HƯNG THƠ |

Trước tình trạng nhiều vùng nông thôn và các vùng phụ cận đô thị ở tỉnh Quảng Trị thiếu nước sạch, cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị quan tâm, kiến nghị hướng giải quyết.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Tuyển nữ Việt Nam cần "thay máu" lực lượng cho mục tiêu World Cup tiếp theo

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung đứng trước áp lực phải "thay máu" lực lượng cho tuyển nữ Việt Nam hậu World Cup nữ 2023.

Người dân Đắk Lắk ngóng công trình nước sạch 79 tỉ đồng hoạt động

Tiến Thoại |

Nhà máy nước sạch có tổng mức đầu tư 79 tỉ đồng ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Do đó, hằng ngày, người dân phải hứng nước mưa hoặc lấy nước suối về sinh hoạt.

Nhà máy nước sạch hơn 12,5 tỉ đồng “ngủ hè” vì nước khe khô cạn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một nhà máy nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 12,5 tỉ đồng ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) mới đưa vào hoạt động hơn một năm nay đã lâm cảnh ngừng hoạt động, “ngủ hè” khi nguồn nước thô từ khe... khô cạn.

Cử tri đề nghị giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở các vùng nông thôn

HƯNG THƠ |

Trước tình trạng nhiều vùng nông thôn và các vùng phụ cận đô thị ở tỉnh Quảng Trị thiếu nước sạch, cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị quan tâm, kiến nghị hướng giải quyết.