Nỗi lo "hà bá nuốt làng" bên bờ sông Hồng

Tô Công |

Phú Thọ - Người dân sống tại xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông hao tiền tốn của vì tuyến đường ven sông Hồng liên tục sụt lún, nứt toác, nỗi lo "hà bá nuốt làng" luôn hiện hữu.

Báo Lao Động liên tục nhận được thông tin phản ánh của người dân sống tại khu 1, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông về việc bờ sông Hồng qua địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở. Điều đáng nói, vị trí bị sụt lún là con đường trục chính của cả khu dân cư, với hơn 30 hộ dân sinh sống. Ảnh: Tô Công.
Nhiều năm qua, người dân sống tại khu 1, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông thường xuyên gặp tình trạng bờ sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn liên tục sụt lún, sạt lở. Điều đáng nói, vị trí bị sụt lún lại là đường trục chính của cả khu dân cư, với hơn 30 hộ dân sinh sống.
Có mặt tại khu 1, xã Bắc Sơn những ngày đầu tháng 7, phóng viên Báo Lao Động ghi nhận, ven tuyến đường mà người dân phản ánh một phía nằm giáp hàng loạt cổng, nhà của nhiều hộ dân, phía còn lại cách bờ sông Hồng chỉ khoảng 20m. Ảnh: Tô Công.
Có mặt tại khu 1, xã Bắc Sơn những ngày đầu tháng 7, phóng viên Báo Lao Động ghi nhận, ven tuyến đường người dân phản ánh một phía nằm giáp hàng loạt cổng, nhà của nhiều hộ dân, phía còn lại cách bờ sông Hồng chỉ khoảng 20m.
Theo người dân, trước kia khu dân cư không gần con sông Hồng như vậy, do tình trạng sạt lở diễn ra liên tục và kéo dài nhiều năm nên nhiều diện tích đất bồi ven sông rộng lớn đã bị cuốn đi theo dòng nước xiết. Ảnh: Tô Công.
Theo người dân, trước kia khu dân cư không gần con sông Hồng như vậy, do tình trạng sạt lở diễn ra liên tục và kéo dài nhiều năm nên nhiều diện tích đất bồi ven sông rộng lớn đã bị cuốn đi theo dòng nước xiết.
Đáng lo hơn, khoảng 3 năm trở lại đây, tình trạng sụt lún và sạt lở tại tuyến đường này diễn ra nghiêm trọng hơn. Toàn bộ đoạn đường bêtông dài cả trăm mét dù đã liên tục được sửa chữa nhưng chỉ sau một thời gian lại “mất hút“, người dân và chính quyền cấp xã đã hết lần này đến lần khác cố gắng khắc phục nhưng không thành. Ảnh: Tô Công.
Đáng lo hơn, khoảng 3 năm trở lại đây, tình trạng sụt lún và sạt lở tại tuyến đường này diễn ra nghiêm trọng hơn. Toàn bộ đoạn đường bêtông dài cả trăm mét dù người dân đã liên tục sửa chữa, khắc phục nhưng chỉ sau một thời gian lại đâu vào đấy, nền đường luôn bị sụt lún không rõ nguyên nhân.
Bà Trần Thị Nga - người dân sống tại khu 1, xã Bắc Sơn cho biết, khoảng 3 năm nay, đã có trên 10 lần người dân trong khu phải tự đóng tiền để sửa đường, mỗi lần 1 khoản tiền khác nhau tùy mức độ hư hỏng của tuyến đường, dao động từ 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/hộ dân. Cùng với đó, không ít lần UBND xã đã phải đầu tư hàng chục triệu đồng cùng người dân sửa chữa, mới đây nhất là 30 triệu đồng. Ảnh: Tô Công.
Bà Trần Thị Nga - người dân sống tại khu 1, xã Bắc Sơn cho biết, khoảng 3 năm nay, đã có trên 10 lần người dân trong khu phải tự đóng tiền để sửa đường, mỗi lần 1 khoản tiền khác nhau tùy mức độ hư hỏng của tuyến đường, dao động từ 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/hộ dân. Cùng với đó, không ít lần UBND xã đã phải đầu tư hàng chục triệu đồng cùng người dân sửa chữa, mới đây nhất là 30 triệu đồng.
“Bây giờ trưởng khu hay ai đó đi vận động người dân đóng góp thêm là cả một vấn đề, vì ai cũng quá chán nản rồi. Chỉ mong các cấp, các ngành sớm tìm ra nguyên nhân sụt lún, sạt lở ở khu vực này và khắc phục giúp người dân an tâm sinh sống, cứ như thế này thì hao tốn rất nhiều công sức và tiền của” - bà Nga bộc bạch. Ảnh: Tô Công.
“Bây giờ Trưởng khu đi vận động bà con đóng góp thêm là cả một vấn đề, vì ai cũng quá chán nản rồi. Chỉ mong các cấp, các ngành sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục giúp người dân, để người dân an tâm sinh sống, cứ như thế này thì hao tốn rất nhiều công sức và tiền của” - bà Nga bộc bạch.
Với bà Đỗ Thị Nhung - cùng sống tại khu 1, xã Bắc Sơn, việc bờ sông Hồng bị sạt lở không chỉ khiến việc đi lại bị ảnh hưởng và hao tốn tiền của để sửa chữa tuyến đường trục chính, mà đã ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của cả gia đình, khi vị trí sạt lở gần nhất cách tường rào nhà bà Nhung chỉ khoảng 1,5m, cách nhà chính chỉ vỏn vẹn khoảng 3m.
Với bà Đỗ Thị Nhung - cùng sống tại khu 1, xã Bắc Sơn, việc bờ sông Hồng bị sạt lở không chỉ khiến việc đi lại gặp khó khăn và hao tốn tiền của, mà đã ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của cả gia đình, khi vị trí sạt lở gần nhất cách tường rào nhà bà Nhung chỉ khoảng 1,5m, cách nhà chính chỉ vỏn vẹn khoảng 3m.
“Hiện tại, người dân xóm bên trong chỉ có thể đi bộ chứ không thể đi xe máy qua đoạn đường sát nhà tôi nữa, vì bây giờ đường bị sạt lở và nghiêng hẳn ra bờ sông, cũng may là giờ đang nghỉ hè nếu không trẻ con đi học không biết sẽ thế nào. Mặc dù đã rất nhiều lần chúng tôi tự đổ đất và kè nhưng không xuể, rất lo vì sạt gần đến nhà ở của gia đình tôi rồi” - bà Nhung lo lắng. Ảnh: Tô Công.
“Hiện tại, đường bị sạt lở và nghiêng hẳn ra bờ sông, cũng may là giờ đang nghỉ hè nếu không trẻ con đi học không biết sẽ thế nào. Mặc dù đã rất nhiều lần chúng tôi tự đổ đất và kè nhưng không xuể, rất lo vì sạt gần đến nhà ở của gia đình tôi rồi” - bà Nhung lo lắng.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, chính quyền các cấp đều nắm được nguyện vọng của người dân khu 1, xã Bắc Sơn về việc đầu tư, xây dựng một tuyến kè ven sông Hồng để ngăn chặn việc sụt lún, sạt lở. Ảnh: Tô Công.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, chính quyền các cấp đều nắm được nguyện vọng của người dân khu 1, xã Bắc Sơn về việc đầu tư, xây dựng một tuyến kè ven sông Hồng để ngăn chặn việc sụt lún, sạt lở.
“Chính quyền huyện, xã cũng rất sốt ruột về vị trí sạt lở này, nhưng thẩm quyền của huyện chỉ có thể báo cáo tỉnh, chờ tỉnh xem xét và sớm đầu tư một dự án khẩn cấp, đồng thời cắm biển cảnh báo người dân để hạn chế rủi ro. Tới đây, huyện sẽ bố trí đoàn kiểm tra xuống hiện trường, mời tỉnh cùng xuống để kiểm tra một lần nữa” - ông Hùng chia sẻ.
“Huyện, xã cũng rất sốt ruột về vị trí sạt lở này, nhưng thẩm quyền của huyện chỉ có thể báo cáo tỉnh, chờ tỉnh xem xét và sớm đầu tư một dự án khẩn cấp, đồng thời cắm biển cảnh báo người dân để hạn chế rủi ro. Tới đây, huyện sẽ bố trí đoàn kiểm tra xuống hiện trường, mời tỉnh cùng xuống để kiểm tra một lần nữa” - ông Hùng chia sẻ.
Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Ngôi nhà khoa học gần 200 tỉ đồng tại Bình Định xuất hiện sụt lún, hư hỏng

Hoài Luân |

Đưa vào sử dụng chưa lâu, tòa nhà Trung tâm Khám phá khoa học tỉnh Bình Định có vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng đã xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ, gây mất thẩm mỹ đối với khách tham quan.

Cần Thơ: Nhiều hộ dân sống thấp thỏm ở nơi sụt lún, tường nứt toác

Tạ Quang |

Cần Thơ – Những ngày qua, nhiều hộ dân sinh sống tại hẻm 38, đường Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ phải sống trong lo lắng khi nhà ở bị nghiêng nền, sụt lún, tường nứt toác…

Sụt lún ở phố du lịch, ban quản lý xin thêm thời gian để khắc phục triệt để

THÙY TRANG |

Hơn một tháng kể từ khi những điểm sụt lún xuất hiện tại các tuyến đường quanh phố du lịch An Thượng, Đà Nẵng, nhưng đến nay việc khắc phục vẫn chưa hoàn thành. Ban Quản lý Dự án xin hẹn thêm 15 ngày so với dự kiến “để khắc phục triệt để”.

Xếp hạng sức mạnh quân sự: Ukraina tăng, nhiều nước NATO giảm

Khánh Minh |

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu 2023 cho thấy, sự thay đổi trong thứ hạng của Ukraina và một số quân đội chủ chốt của NATO.

Người dân Định Công thoát cảnh sống mòn bên “núi” rác thải

Hoài Luân - Thùy Dương |

Hà Nội - Sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về tình trạng rác thải bủa vây mương hở nằm cạnh ngõ 298 Trần Điền (phường Định Công, quận Hoàng Mai), ngay lập tức, chính quyền địa phương đã ra quân xử lý rác, giúp người dân "thở phào" vì thoát cảnh sống chung với ô nhiễm.

Chèo SUP ngắm bình minh trên bờ biển Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Từ sáng sớm, hàng chục bạn trẻ, người dân và du khách tập trung chèo SUP ngắm bình minh trên bờ biển Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Nhịp điều chỉnh sẽ xuất hiện để xác định đà tăng của chứng khoán

Gia Miêu |

Ngưỡng 1.150 điểm là ngưỡng cản nhằm xác định thị trường chứng khoán có thực sự bước vào giai đoạn uptrend hay không.

Chuyện dở khóc dở cười từ sai sót cấp đổi sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình

Khánh Linh |

Không chỉ gây mâu thuẫn trong dân, khó khăn trong việc quản lí mà những sai sót từ việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cũng khiến người dân bất an khi canh tác trên chính mảnh đất của gia đình mình.

Ngôi nhà khoa học gần 200 tỉ đồng tại Bình Định xuất hiện sụt lún, hư hỏng

Hoài Luân |

Đưa vào sử dụng chưa lâu, tòa nhà Trung tâm Khám phá khoa học tỉnh Bình Định có vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng đã xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ, gây mất thẩm mỹ đối với khách tham quan.

Cần Thơ: Nhiều hộ dân sống thấp thỏm ở nơi sụt lún, tường nứt toác

Tạ Quang |

Cần Thơ – Những ngày qua, nhiều hộ dân sinh sống tại hẻm 38, đường Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ phải sống trong lo lắng khi nhà ở bị nghiêng nền, sụt lún, tường nứt toác…

Sụt lún ở phố du lịch, ban quản lý xin thêm thời gian để khắc phục triệt để

THÙY TRANG |

Hơn một tháng kể từ khi những điểm sụt lún xuất hiện tại các tuyến đường quanh phố du lịch An Thượng, Đà Nẵng, nhưng đến nay việc khắc phục vẫn chưa hoàn thành. Ban Quản lý Dự án xin hẹn thêm 15 ngày so với dự kiến “để khắc phục triệt để”.