Những phận người cả đời lay lắt, chìm nổi theo dòng sông Lô

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Nhiều thế hệ nối tiếp nhau sinh ra rồi lặng lẽ lớn lên trên những chiếc bè tạm, lay lắt mưu sinh phụ thuộc theo con nước lên xuống thất thường của sông Lô. Giữa lòng TP Tuyên Quang, ước mơ được lên bờ của cư dân xóm chài chưa bao giờ nguôi ngoai.

 
Giữa lòng TP. Tuyên Quang, hơn 40 hộ dân các phường Minh Xuân, Nông Tiến, Tân Quang vẫn phải sống trôi nổi trên các nhà bè chật chội. Cuộc sống mưu sinh của những con người nơi đây phải dựa theo con nước lên xuống thất thường. Ảnh: Phùng Minh
 
Những ngôi nhà ven sông của dân xóm chài sống tách biệt hoàn toàn với sự nhộn nhịp của thành phố. Ở đây, những mảnh đời phải chen chúc nhau, lênh đênh trên nhà bè rộng vài mét vuông. Điểm chung của những căn nhà này là làm bằng gỗ tạp, tre nứa. Mỗi khi mưa gió lại dột đủ bề. Ảnh: Phùng Minh
 
Bà Nguyễn Thị Tuyên (tổ 6 phường Minh Xuân) đã hơn nửa đời người gắn bó với ngôi nhà bè trên dòng Lô. Đến nay, gia đình bà đã có 6 thế hệ nối tiếp sinh sống ở đây. Không có ruộng vườn, hàng ngày bà phải bóc tỏi thuê để mưu sinh.
 
"Giờ mình già rồi sao cũng được chỉ mong những đứa cháu không phải tiếp tục sống cảnh này. Ở trên này bất tiện lắm, cả nhà 7 người phải sống chen chúc. Gia đình khó khăn cũng đành phải chấp nhận", bà Tuyên cho biết.

 
Khác với những đứa trẻ chốn phồn hoa, niềm vui sau giờ học của những em bé tại xóm bè ven sống Lô chỉ đơn thuần là ngắm nhìn con nước.
 
Mỗi khi mùa nước lũ tràn về, người dân làng bè lại thức trắng đêm cùng dòng Lô. Những ngôi nhà tạm dột nát phải oằn mình lênh đênh trước con sóng giữ.
 
Gia đình bà Vũ Thị Hồng có 4 người sống cùng nhau trong căn nhà bè chưa đến 15m2. Hàng ngày, gia đình phải đi xin nước hoặc lấy nước sông lên khử khuẩn trước khi dùng. Hơn 30 năm sống trên nhà bè, bà Hồng hiểu hơn ai hết những vất vả của người dân nơi đây.
 
"Sống ở đây khổ nhất là thiếu nước sạch, thiếu điện, hay những lúc tàu cát đi qua khiến nhà chao đảo. Các gia đình muốn có điện thắp sáng phải xin kéo dây từ các hộ trên bờ. Nhưng giá cao lắm, điện thì chập chờn. Khoảng 10 năm trước thấy bảo có dự án để đưa dân nhà bè lên bờ sống nhưng rồi mãi chẳng thấy đâu".
 
Nhiều hộ dân phải dùng nước sông vo gạo, sinh hoạt hàng ngày. Dù biết nguồn nước không đảm bảo nhưng không còn cách nào khác.
 
Một số gia đình từng nuôi lồng cá nhưng không hiệu quả nên đã bỏ.
 
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Bắc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Minh Xuân cho biết: "Toàn phường Minh Xuân giờ có 9 hộ sống ven bờ sông Lô. Thế nhưng các hộ này lại không nằm trong diện quy hoạch di dời. Địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống".
 
Cũng theo lãnh đạo UBND phường Minh Xuân, đã có kế hoạch cung cấp nước sạch cũng như làm đường điện an toàn cho người dân sống trên bè. Thế nhưng, thời gian cụ thể khi nào thực hiện thì phường chưa nắm được.
Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống lay lắt bên trong siêu dự án chậm tiến độ 28 năm tại Hà Nội

THUỲ DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Hà Nội - Nằm trong quy hoạch của siêu dự án Sông Hồng City từ năm 1994 đến nay, rất nhiều hộ dân có đất tại đây không được cấp sổ đỏ, không thể xây sửa nhà dù chật chội, bất tiện. Đã 28 năm trôi qua từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư, bảng tên dự án treo lên rồi gỡ xuống còn người dân vẫn chưa ngày nào được ổn định sống trong chính ngôi nhà mình.

Những mảnh đời mưu sinh trong đêm gió mùa đầu tiên ở Hà Nội

Đình Long |

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong đêm 9.10 rạng sáng 10.10, tại thủ đô Hà Nội có mưa rào vài nơi, trời trở lạnh. Trong đêm khuya giá rét, vẫn còn có những người đang miệt mài lao động vì miếng cơm manh áo.

Cần Thơ: Dân Xóm Chài hối hả kiếm sống theo con nước đổi màu

Quang Trường |

Cần Thơ - Đến hẹn lại lên, hằng năm vào những ngày giữa tháng 6, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về đỏ ngầu phù sa, báo hiệu mùa khai thác cá, tôm bắt đầu. Thời điểm này, người dân Xóm Chài sống cặp sông Cần Thơ đã tận dụng câu, lưới để đánh bắt thủy sản mưu sinh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cuộc sống lay lắt bên trong siêu dự án chậm tiến độ 28 năm tại Hà Nội

THUỲ DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Hà Nội - Nằm trong quy hoạch của siêu dự án Sông Hồng City từ năm 1994 đến nay, rất nhiều hộ dân có đất tại đây không được cấp sổ đỏ, không thể xây sửa nhà dù chật chội, bất tiện. Đã 28 năm trôi qua từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư, bảng tên dự án treo lên rồi gỡ xuống còn người dân vẫn chưa ngày nào được ổn định sống trong chính ngôi nhà mình.

Những mảnh đời mưu sinh trong đêm gió mùa đầu tiên ở Hà Nội

Đình Long |

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong đêm 9.10 rạng sáng 10.10, tại thủ đô Hà Nội có mưa rào vài nơi, trời trở lạnh. Trong đêm khuya giá rét, vẫn còn có những người đang miệt mài lao động vì miếng cơm manh áo.

Cần Thơ: Dân Xóm Chài hối hả kiếm sống theo con nước đổi màu

Quang Trường |

Cần Thơ - Đến hẹn lại lên, hằng năm vào những ngày giữa tháng 6, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về đỏ ngầu phù sa, báo hiệu mùa khai thác cá, tôm bắt đầu. Thời điểm này, người dân Xóm Chài sống cặp sông Cần Thơ đã tận dụng câu, lưới để đánh bắt thủy sản mưu sinh.