Những người thổi hồn vào đá dưới nắng nóng "như thiêu như đốt"

Trần Trọng |

Hòa Bình - Thời tiết nắng nóng cũng không ngăn được sự miệt mài sáng tạo của các nghệ nhân làm đá mỹ nghệ, qua bàn tay khéo léo, những khối đá thô sơ được tạc thành tác phẩm mang tâm hồn với muôn hình vạn trạng đẹp lạ khác nhau.

Huyện Lạc Thủy là đây nơi có nhiều cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ và các đồ dùng làm từ đá lớn nhất tỉnh Hòa Bình.
Huyện Lạc Thủy là nơi có nhiều cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ và các đồ dùng làm từ đá lớn nhất tỉnh Hòa Bình. Ảnh Trần Trọng.
Công việc này mang lại rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương và tạo thành một ngành nghề đặc trưng của địa phương. Đặc biệt đây còn là nghề tay trái nhưng mang lại thu nhập ổn định của nhiều người nông dân.
Giữa cái nắng nóng như lửa đốt, công việc bắt buộc phải làm ở ngoài trời, những người nghệ nhân vẫn cần mẫn làm việc dù cho quần áo của họ đã ướt đẫm mồ hôi.
Những ngày cuối tháng 6.2022, có mặt tại làng đá mỹ nghệ tại thôn Sỏi, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, theo ghi nhận của PV, giữa cái nắng như thiêu, như đốt giữa trưa hè, tiếng mài, tiếng búa chà vào những khối đá vẫn đều đều vang lên, sắc lẹm.
Những ngày cuối tháng 6.2022, có mặt tại làng đá mỹ nghệ tại thôn Sỏi, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, theo ghi nhận của PV, giữa trời nắng như thiêu, như đốt nhiệt độ có thể lên tới trên 40 độ, những tiếng mài, tiếng búa chà vào những khối đá vẫn đều đều vang lên, sắc lẹm.
Ở đây, người người, nhà nhà làm chế tác đá. Họ tranh thủ lúc nông nhàn, tận dụng lợi thế núi đá của địa phương, bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, từng bước “thổi” vào viên đá vô tri những “hồn” sống động.
Ở đây, người người, nhà nhà làm chế tác đá. Họ tranh thủ lúc nông nhàn, tận dụng lợi thế núi đá của địa phương, bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, từng bước “thổi” vào viên đá vô tri những “hồn” sống động.
Đưa tay lau những giọt mồ hôi trên gương mặt pha lẫn bụi đá với bụi đường, ông Nguyễn Văn Tường (56 tuổi, trú tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nông, tuy nhiên công việc này có thời gian rảnh nhiều nên tôi đã học thêm nghề làm đá mỹ nghệ. Công việc này giúp tôi tăng thêm thu nhập và có công ăn việc làm thường xuyên hơn“.
Đưa tay lau những giọt mồ hôi trên gương mặt pha lẫn bụi đá với bụi đường, ông Nguyễn Văn Tường (56 tuổi, trú tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nông, tuy nhiên công việc này có thời gian rảnh nhiều nên tôi đã học thêm nghề làm đá mỹ nghệ. Nhưng vất vả lắm đặc biệt là khi thời tiết nắng như thế này, sau mỗi buổi làm việc áo tôi đều bị ướt sũng mồ hôi“.
Được biết, những người thợ khi vào học nghề sẽ trải qua công việc đầu tiên là mài đá. Do tính chất công việc đặc thù nên thù lao cho thợ mới cũng từ 300 - 350 nghìn đồng/ngày, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Ngoài thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến không khí khô, bụi bẩn từ bột đá cũng từ đó tăng cao đáng kể so với ngày thường. Những người thợ ai nấy cũng đều lấm lem, mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt.
Đặc biệt, đây không chỉ là công việc bình thường mà còn là nghề làm đẹp cho đời, nên dù có nắng nóng đến mức nào nhưng khi người thợ đã bắt tay vào công việc thì họ vẫn hăng say và miệt mài làm việc.
Dẫu vậy, nhờ bàn tay khéo léo và sáng tạo, những tác phẩm độc đáo, mang vẻ đẹp tinh xảo vẫn ra đời liên tục nhờ sự chịu khó và lòng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật của những người nghệ nhân này.
“Thành quả được trả lời khi một tác phẩm ra lò qua sự sáng tạo và mồ hôi công sức, được mọi người đón nhận thì đây là điều mà mọi “tác giả” đều vui sướng khôn xiết“, ông Tường cười nói.
“Thành quả được trả lời khi một tác phẩm ra lò qua sự sáng tạo và mồ hôi công sức, được mọi người đón nhận thì đây là điều mà mọi “tác giả” đều vui sướng khôn xiết“, ông Tường cười nói.
Đặc thù công việc nặng nhọc, bụi bặm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao về tai nạn lao động nên những người thợ phải có sức khỏe thật tốt và chịu khó. Nhưng không vì thế mà vắng bóng những người nghệ nhân là nữ, họ tô thêm vào những đường nét uyển chuyển, mềm mại làm cho tác phẩm thêm vẻ chân thực hơn.
Đặc thù công việc nặng nhọc, bụi bặm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao về tai nạn lao động nên những người thợ phải có sức khỏe thật tốt và chịu khó. Nhưng không vì thế mà vắng bóng những người nghệ nhân là nữ, họ tô thêm vào những đường nét uyển chuyển, mềm mại làm cho tác phẩm thêm vẻ chân thực hơn.
PV gặp anh Bùi Văn Nam (34 tuổi) khi đang thực hiện những công đoạn đầu tiên tạo hình cho chiếc bàn đá: “Việc định hình và tạo mặt bàn là quan trọng nhất, bởi từ đó sẽ phát triển ra các ý tưởng về hình thù đặc biệt riêng của từng tác phẩm“.
PV gặp anh Bùi Văn Nam (34 tuổi) khi đang thực hiện những công đoạn đầu tiên tạo hình cho chiếc bàn đá. Anh chia sẻ: “Khi được chế tác trên một tảng đá đẹp, có những nét độc lạ thì dẫu thời tiết có như thế nào cũng không quan trọng. Bởi việc định hình kiểu dáng và ý tưởng sẽ khiến tôi say mê, sản phẩm của mình mới có sự khác biệt và vẻ đẹp riêng“.
Một người thợ có thể mất từ 7 - 15 ngày cho chiếc bàn như thế này tùy theo kích thước và hình thù. Đối với những tác phẩm cầu kỳ, nhiều chi tiết có thể lấy đi rất nhiều thời gian của người nghệ nhân, có khi lên đến cả vài tháng.
Ánh sáng chói của mùa hè không những tô lên sự cao quý của người nghệ nhân chế tác đá mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của các tác phẩm.
Ngoài tính nghệ thuật của nghề chế tác đá, công việc này còn mang lại cho nhiều người nông dân có thu nhập ổn định, giúp đời sống ngày càng tốt hơn. Những “nghệ nhân chân đất” này luôn song song làm nông nghiệp của gia đình cùng việc chế tác đá.
Ngoài tính nghệ thuật của nghề chế tác đá, công việc này còn mang lại cho nhiều người nông dân có thu nhập ổn định, giúp đời sống ngày càng tốt hơn. Những “nghệ nhân chân đất” này luôn song song làm nông nghiệp của gia đình cùng việc chế tác đá.
Dẫu còn nhiều vất vả trong phát triển nghề đá mỹ nghệ, nhưng người dân Hòa Bình đã tạo được thương hiệu riêng về chất lượng và hoa văn đá tại địa phương, đặc biệt là mang lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp nâng cao dời sống người dân nơi đây.
Dẫu còn nhiều vất vả dưới thời tiết khác nhiệt và sự phát triển của nghề, nhưng đá mỹ nghệ ở Hòa Bình đã tạo được thương hiệu riêng về chất lượng và vẻ đẹp riêng của đá tại địa phương, đặc biệt giúp nâng cao đời sống người dân nơi đây.
Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Tái chế gỗ vụn thành sản phẩm du lịch độc đáo

Việt Văn |

Với người miền Tây, mọi thứ đều giản dị, chân chất và không có gì quá to tát cả. Như quán cà phê “Xưa” của anh chàng U40 Huỳnh Công Hiền đây. Khách đến quán hỏi xem menu sẽ giật mình khi anh chàng rút soạt thanh đao gỗ ra khỏi bao, trên đó ghi rõ các món đồ uống cũng như thanh gỗ như chiếc lệnh bài ghi rõ giá. “Xưa” là một không gian của những sản phẩm đồ gỗ từ gỗ vụn, gỗ vứt đi qua tái chế và bàn tay tài hoa của một nghệ nhân thành sản phẩm du lịch thú vị.

Người lao động chật vật chống chọi với nắng nóng khắc nghiệt

quách du |

Trong những ngày qua, thời tiết ở Thanh Hóa khắc nghiệt do nắng nóng kéo dài, có lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ C. Tình trạng này khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân, người lao động phải làm việc ngoài trời.

Người nghệ nhân miệt mài thổi hồn cho gỗ làng Chọi

Nguyễn Huế |

Hơn 35 năm làm nghề, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng và những người thợ của mình đã sáng tạo hàng trăm bức tranh ghép gỗ độc đáo về đời sống, quê hương.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Tái chế gỗ vụn thành sản phẩm du lịch độc đáo

Việt Văn |

Với người miền Tây, mọi thứ đều giản dị, chân chất và không có gì quá to tát cả. Như quán cà phê “Xưa” của anh chàng U40 Huỳnh Công Hiền đây. Khách đến quán hỏi xem menu sẽ giật mình khi anh chàng rút soạt thanh đao gỗ ra khỏi bao, trên đó ghi rõ các món đồ uống cũng như thanh gỗ như chiếc lệnh bài ghi rõ giá. “Xưa” là một không gian của những sản phẩm đồ gỗ từ gỗ vụn, gỗ vứt đi qua tái chế và bàn tay tài hoa của một nghệ nhân thành sản phẩm du lịch thú vị.

Người lao động chật vật chống chọi với nắng nóng khắc nghiệt

quách du |

Trong những ngày qua, thời tiết ở Thanh Hóa khắc nghiệt do nắng nóng kéo dài, có lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ C. Tình trạng này khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân, người lao động phải làm việc ngoài trời.

Người nghệ nhân miệt mài thổi hồn cho gỗ làng Chọi

Nguyễn Huế |

Hơn 35 năm làm nghề, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng và những người thợ của mình đã sáng tạo hàng trăm bức tranh ghép gỗ độc đáo về đời sống, quê hương.