Người nghệ nhân miệt mài thổi hồn cho gỗ làng Chọi

Nguyễn Huế |

Hơn 35 năm làm nghề, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng và những người thợ của mình đã sáng tạo hàng trăm bức tranh ghép gỗ độc đáo về đời sống, quê hương.

Khu phố Khúc Toại có tên nôm là Làng Chọi, là một phường ven đô của TP. Bắc Ninh nổi tiếng với nghề mộc gần 300 năm. Nghề mộc khúc Toại là nghề “cha truyền con nối” từ xa xưa đã được nhiều khách hàng ưa chuộng với các sản phẩm gỗ như: Sập gụ, ghế ngựa, ghế ba nan, tủ gương hai ba buồng cong, thẳng khác nhau,...

Là làng nghề sản xuất kinh doanh đồ gỗ nổi tiếng đã đi vào câu ca “Mã Đông Hồ, Đồ Làng Chọi” hiện có hơn 500 hộ dân làm nghề. Đứng trước những thách thức và cạnh tranh, bằng tài năng và sự sáng tạo, một số thợ giỏi của vùng đã biến những mảnh gỗ vụn tưởng như bỏ đi trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang tên tranh ghép gỗ.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng, người thổi hồn cho tranh ghép gỗ làng Chọi.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng, người thổi hồn cho tranh ghép gỗ làng Chọi. Ảnh: Nguyễn Huế

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng là một trong những người tiên phong cho dòng tranh này độc đáo này. Ông chia sẻ: “Một bức tranh có nhiều màu sắc sẽ được ghép từ nhiều miếng ghép, nhiều loại gỗ khác nhau. Mỗi loại gỗ lại có màu sắc đặc trưng: Màu vàng của gỗ mít; màu đen của gỗ mun; màu đỏ gỗ lim, gỗ hương, gỗ trắc; màu trắng gỗ xoan, bạch đàn…”. 

Tranh ghép gỗ được chia thành loại nổi và chìm. Loại nổi là những chi tiết của tranh, gồm những miếng ghép nổi hẳn lên trên bề mặt tạo thành tranh. Loại chìm là ghép những miếng ghép thuần túy để thành bức tranh có độ phẳng cao.

Xưởng làm gỗ của anh Hùng luôn rộn tiếng cắt tiếng mài.
Xưởng làm nghề mộc của anh Hùng luôn rộn tiếng cắt tiếng mài. Ảnh: Nguyễn Huế

Để làm ra một bức tranh ghép gỗ mỹ thuật phải trải qua nhiều công đoạn như chọn màu gỗ, cắt, lắp ghép, đánh bóng, sơn phủ… Mỗi bức tranh sẽ được vẽ, thiết kế bằng giấy trước, sau đó đo đạc kẻ vẽ vào những miếng gỗ nhỏ. Những miếng gỗ nhỏ ấy sẽ được bào nhẵn làm bóng để lộ ra những vân gỗ, rồi ghép chúng lại với nhau.

Thời gian hoàn thiện mỗi bức tranh ít nhất là 15 ngày, có những bức tranh làm trong nhiều tháng.
Thời gian hoàn thiện mỗi bức tranh ít nhất là 15 ngày, có những bức tranh làm trong nhiều tháng. Ảnh: Nguyễn Huế

Để hoàn thiện một bức tranh phải ghép hàng nghìn mảnh gỗ, chính vì vậy tranh ghép gỗ không chỉ đòi hỏi người thợ phải có con mắt thẩm mỹ, phân tích màu sắc tinh nhạy mà còn cần sự tỉ mỉ, thời gian và tâm huyết.

Cái khó là chuyển thể tranh từ giấy lên gỗ, khiến những bức tranh có hồn.
Cái khó là chuyển thể tranh từ giấy lên gỗ, khiến những bức tranh có hồn. Ảnh: Nguyễn Huế

Sinh ra trong cái nôi của làng nghề mộc, ông Hùng được bố mẹ dạy cho nghề truyền thống ngay từ nhỏ. Hơn 35 năm miệt mài với hướng đi mới, ông Hùng vẫn đang tiếp tục sáng tạo những tác phẩm tranh độc đáo đồng thời cũng truyền dạy nghề lại cho những người con của mình.

Con gái và con rể ông Hùng vừa học nghề vừa tham gia vào các công đoạn làm tranh.
Con gái và con rể ông Hùng vừa học nghề vừa tham gia vào các công đoạn làm tranh. Ảnh: Nguyễn Huế

Là một trong những nghệ nhân tiêu biểu, năm 2020, ông Hùng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì có nhiều cống hiến trong gìn giữ, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương.

Nguyễn Huế
TIN LIÊN QUAN

Nghệ nhân mất đi, di sản văn hóa phi vật thể mai một dần

THANH TUẤN |

Gia Lai – Tỉnh Gia Lai là địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể giá trị cần được bảo tồn và lưu giữ. Điều đặc biệt cần chăm lo đời sống cho những nghệ nhân ưu tú, bởi khi họ mất đi thì di sản phi vật thể cũng mai một dần.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.

Nghệ nhân U80 dành cả đời đi tìm những cung bậc âm sắc

Tạ Quang |

Ở tuổi "xưa nay hiếm", nghệ nhân Lê Thanh Quý đã dành hơn 60 năm để gắn bó với đờn ca tài tử cũng như đi tìm cho riêng mình những cung bậc âm sắc (sáng chế các loại đờn).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nghệ nhân mất đi, di sản văn hóa phi vật thể mai một dần

THANH TUẤN |

Gia Lai – Tỉnh Gia Lai là địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể giá trị cần được bảo tồn và lưu giữ. Điều đặc biệt cần chăm lo đời sống cho những nghệ nhân ưu tú, bởi khi họ mất đi thì di sản phi vật thể cũng mai một dần.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.

Nghệ nhân U80 dành cả đời đi tìm những cung bậc âm sắc

Tạ Quang |

Ở tuổi "xưa nay hiếm", nghệ nhân Lê Thanh Quý đã dành hơn 60 năm để gắn bó với đờn ca tài tử cũng như đi tìm cho riêng mình những cung bậc âm sắc (sáng chế các loại đờn).