Ngắm tuyến đường hơn 1.500 tỉ đồng xuyên rừng già ở Cần Giờ

HỮU CHÁNH |

Từ khi được hoàn thành, đường Rừng Sác (Cần Giờ) trở thành cửa ngõ hướng ra biển của thành phố, có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cần Giờ là huyện duy nhất thuộc TP. HCM giáp biển, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Không chỉ nổi tiếng bởi những địa điểm du lịch nổi tiếng, Cần Giờ còn hấp dẫn du khách bởi những con đường “đẹp quên lối về”.
Huyện đảo Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam TPHCM, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km, là khu vực duy nhất của thành phố có vị trí địa lý giáp biển. Không chỉ nổi tiếng bởi những địa điểm du lịch nổi tiếng, Cần Giờ còn hấp dẫn du khách bởi những con đường “đẹp quên lối về”.
Tuyến đường được khởi công từ năm 2004 và chính thức thông xe vào năm 2011.
Ngày 22.1.2011, đường Rừng Sác - Cần Giờ được khánh thành sau gần 10 năm thi công, đưa người dân ở nội thành TPHCM đến với biển Đông bằng con đường gần nhất. Trước năm 2000, đây là tuyến đường nhỏ hẹp, sình lầy, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, người dân đi lại rất khó khăn.
Đường Rừng Sác có điểm đầu là bến phà Bình Khánh (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ), điểm cuối ở giao lộ với đường 30/4 (xã Long Hoà, huyện Cần Giờ).
Để di chuyển từ đất liền của TPHCM tới Cần Giờ chỉ có một lựa chọn duy nhất là qua bến phà Bình Khánh (huyện Nhà Bè). Những chuyến phà sẽ chỉ được chấm dứt sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Cần Giờ hoàn thiện, đi vào hoạt động.
Công trình gồm 6 làn xe, được hoàn thành sau gần 10 năm thi công. Chiều dài toàn tuyến đường là 36,5 km đầu tuyến giáp Bến phà Bình Khánh, cuối tuyến giao với đường 30/4, huyện Long Hòa, Cần Giờ thông ra biển Đông.
Dự án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn chỉnh nền hạ, giai đoạn 2 mở rộng mặt đường lên 6 làn xe với tổng vốn đầu tư toàn dự án 1.561 tỉ đồng, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư. Toàn tuyến dài 36,5 km, đầu tuyến giáp Bến phà Bình Khánh, cuối tuyến giao với đường 30/4, huyện Long Hòa, Cần Giờ thông ra biển Đông.
Đường Rừng Sác chạy qua 8 cây cầu. Trong ảnh là cầu Dần Xây, dài 387,5 m.
Trên tuyến có 8 cây cầu được xây mới với số tiền đầu tư hơn 500 tỉ đồng. Trong ảnh là cầu Dần Xây, dài 387,5 m được khánh thành năm 2001, kết thúc sứ mệnh lịch sử của phà Dần Xây. Kể từ thời điểm đó, đường Rừng Sác được nối liền, thông suốt trên một chặng, người dân không còn phải di chuyển thêm một chuyến phà trước khi đến với khu duyên hải huyện Cần Giờ.
Đường Rừng Sác chạy qua 8 cây cầu. Hiện nay, hệ thống biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông cũng được hoàn thiện.
Hiện nay, hệ thống biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông cũng được hoàn thiện.
Cách đây vài chục năm, những người sống và làm việc ở huyện Cần Giờ, không ai hình dung nổi sau này sẽ có một con đường mới băng xuyên qua rừng như ngày hôm nay. “Từ khi có đường Rừng Sác, lại có thêm xe buýt chạy từ Cần Giờ lên trung tâm thành phố, giá chỉ có 30 nghìn đồng, việc đi lại trở nên thuận tiện hơn” - ông Năm (62 tuổi, thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ) cho hay.
Cách đây vài chục năm, những người sống và làm việc ở huyện Cần Giờ, không ai hình dung nổi sau này sẽ có một con đường mới băng xuyên qua rừng như ngày hôm nay. “Từ khi có đường Rừng Sác, lại có thêm xe buýt chạy từ Cần Giờ lên trung tâm thành phố, giá chỉ có 30 nghìn đồng, việc đi lại trở nên thuận tiện hơn” - ông Năm (62 tuổi, thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ) cho hay.
Từ một con đường đất sỏi nhỏ hẹp, qua nhiều lần tu sửa, nâng cấp, đường Rừng Sác hiện nay đã có 6 làn xe (3 làn mỗi bên) cùng giải phân cách bằng bồn cây xanh ở giữa, khang trang hơn cả nhiều tuyến đường khu nội đô TPHCM. Giải phân cách bằng bồn cây xanh ở giữa, khang trang hơn cả nhiều tuyến đường khu nội đô TPHCM.
Từ một con đường đất sỏi nhỏ hẹp, qua nhiều lần tu sửa, nâng cấp, đường Rừng Sác hiện nay đã có 6 làn xe cùng dải phân cách bằng bồn cây xanh ở giữa, khang trang hơn cả nhiều tuyến đường khu nội đô TPHCM.
Do tuyến đường Rừng Sác dài và thưa thớt điểm dừng, các lực lượng chức năng bố trí các bảng thông tin về những số điện thoại cần thiết để người dân, du khách kịp thời phản ánh sự cố khi gặp phải. Vị trí đặt bảng thường ở nơi ít điểm giao cắt, ít hàng quán để những người có nhu cầu có thể nhận hỗ trợ từ lực lượng cấp cứu, cứu hộ, cảnh sát giao thông...
Do tuyến đường Rừng Sác dài và thưa thớt điểm dừng, lực lượng chức năng bố trí các bảng thông tin về những số điện thoại cần thiết để người dân, du khách kịp thời phản ánh sự cố khi gặp phải.
Ngoài ra, trên cung đường Rừng Sác còn có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn vào năm 2000.
Dọc tuyến đường, hành khách được tận hưởng không khí trong lành với hệ thống động, thực vật đặc trưng.
Ngoài ra, trên cung đường Rừng Sác còn có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn vào năm 2000. Nơi đây cũng được công nhận là một khu du lịch trọng điểm của Việt Nam hay “viên ngọc xanh” giữa lòng TPHCM.
Ngoài ra, trên cung đường Rừng Sác còn có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn vào năm 2000. Nơi đây cũng được công nhận là một khu du lịch trọng điểm của Việt Nam hay “viên ngọc xanh” giữa lòng TPHCM.
Một trải nghiệm thú vị khi di chuyển qua đường Rừng Sác là người dân, du khách dễ bắt gặp những đàn khỉ băng qua đường, ngồi dọc trên các cây cầu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt đối với các phương tiện di chuyển tốc độ cao.
Một trải nghiệm thú vị khi di chuyển qua đường Rừng Sác là người dân, du khách dễ bắt gặp những đàn khỉ đang leo trèo ở những hàng cây bên đường. Trong số các quần thể động, thực vật điển hình của rừng ngập mặn, cánh Rừng Sác có điểm nổi bật là đàn khỉ đuôi dài.
Từ khi được hoàn thành, con đường trở thành cửa ngõ hướng ra biển của thành phố, có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ và đảm bảo quốc phòng - an ninh; đồng thời, tạo cơ sở thuận lợi để các đơn vị ngành điện, nước đẩy mạnh đầu tư các công trình phục vụ người dân.
Từ khi được hoàn thành, con đường trở thành cửa ngõ hướng ra biển của thành phố, có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ và đảm bảo quốc phòng - an ninh; đồng thời, tạo cơ sở thuận lợi để các đơn vị ngành điện, nước đẩy mạnh đầu tư các công trình phục vụ người dân...
Trong tương lai, để phục vụ quá trình phát triển trở thành một thành phố du lịch sinh thái chất lượng cao tầm quốc tế, huyện Cần Giờ được định hướng hình thành nhiều công trình, dự án lớn như Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cầu thay cho phà Bình Khánh, Cảng trung chuyển container quốc tế...
Trong tương lai, để phục vụ quá trình phát triển trở thành một thành phố du lịch sinh thái chất lượng cao tầm quốc tế, huyện Cần Giờ được định hướng hình thành nhiều công trình, dự án lớn như Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cầu thay cho phà Bình Khánh, Cảng trung chuyển container quốc tế...
HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống của hơn 1.100 hộ dân trên xã đảo duy nhất ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Xã đảo Thạnh An có thể xem là vùng đặc biệt khó khăn của TPHCM với địa bàn trũng thấp, thường xuyên bị ngập do triều cường, mật độ dân cư cao với trên 5% dân số thuộc diện hộ nghèo.

Đánh đu với tử thần trên những chuyến đò nối đất liền với xã đảo ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Nhiều người leo lên nóc đò chở khách nối thị trấn Cần Thạnh với xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) để hóng gió, ngắm cảnh bất chấp nguy hiểm.

Hiện trạng khu vực dự kiến xây cầu Cần Giờ 10.000 tỉ đồng ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Cầu Cần Giờ dài 3,4 km, điểm đầu dự án tại nút giao đường 15B với đường số 2 (huyện Nhà Bè), điểm cuối kết nối đường Rừng Sác (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).

Việt Nam có thể bỏ lỡ hàng trăm tỉ đô nếu chậm chân với xanh hoá

Nhóm PV |

Tín dụng xanh là một mắt xích quan trọng trong công cuộc xanh hoá. Theo các chuyên gia, nếu chậm chân trong cuộc đua này, Việt Nam có thể bỏ lỡ hàng trăm tỉ đô.

Đường đi khó lường của cơn bão tăng 4 cấp trong 24 giờ ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Lee duy trì cường độ cấp 4 vào tối 8.9 nhưng tác động nguy hiểm của cơn bão dự kiến đến vùng biển Bờ Đông nước Mỹ trong cuối tuần.

Chuyện lạ Thái Nguyên: Người dân nhiều năm "xin" được giải phóng mặt bằng

Minh Hạnh |

Thái Nguyên – Nhiều năm nay, ông Phạm Danh Phương “đội đơn” đề nghị chính quyền đền bù, giải phóng mặt bằng, gỡ nút thắt tại dự án dân cư số 6.

Tai nạn nghiêm trọng, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kẹt xe kéo dài

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây rạng sáng ngày 9.9 đã khiến tuyến cao tốc này kẹt xe nghiêm trọng, kéo dài hàng cây số.

Người điều hành trường quốc tế bị tố đóng cửa, ôm 14 tỉ là giáo viên có tiếng

Hoàng Bin |

Trường quốc tế Chồi Xanh (Green Shoots), tại Hội An, Quảng Nam - nơi bị tố cáo “ôm” 14 tỉ đồng học phí - từng được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng, bản thân người điều hành ngôi trường này cũng từng là 1 giáo viên có tiếng.

Cuộc sống của hơn 1.100 hộ dân trên xã đảo duy nhất ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Xã đảo Thạnh An có thể xem là vùng đặc biệt khó khăn của TPHCM với địa bàn trũng thấp, thường xuyên bị ngập do triều cường, mật độ dân cư cao với trên 5% dân số thuộc diện hộ nghèo.

Đánh đu với tử thần trên những chuyến đò nối đất liền với xã đảo ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Nhiều người leo lên nóc đò chở khách nối thị trấn Cần Thạnh với xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) để hóng gió, ngắm cảnh bất chấp nguy hiểm.

Hiện trạng khu vực dự kiến xây cầu Cần Giờ 10.000 tỉ đồng ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Cầu Cần Giờ dài 3,4 km, điểm đầu dự án tại nút giao đường 15B với đường số 2 (huyện Nhà Bè), điểm cuối kết nối đường Rừng Sác (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).