Hàng trăm trai làng rước pháo khổng lồ, tung hô quan đám ở hội Đồng Kỵ

Tuệ Minh |

Ngày 28.1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tưng bừng diễn ra lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, để cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn.
 
Ngày 28.1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý 2020), người dân làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) cùng hàng nghìn du khách thập phương nô nức mở lễ hội rước pháo.
 
Như mọi năm, hội rước pháo Đồng Kỵ năm nay gồm hai phần chính: Lễ rước pháo và rước ông đám.
 
Hai quả đại pháo và tràng pháo được người dân Đồng Kỵ trạm đúc tinh xảo với biểu tượng Long - Phụng sum vầy, chào đón Xuân.
 
Pháo được rước từ nhà truyền thống và đặt trang trọng ở sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
 
Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò mừng vui, vỗ tay xen lẫn tiếng cười giòn tan "chúc mừng pháo Nhất, pháo Nhì", tượng trưng cho tiếng pháo mang đến không khí sôi động cho người dân tham dự lễ hội.
 
Không khí số động và náo nhiệt của lễ hội.
 
Hai quả pháo trong lễ rước được làm tượng trưng bằng gỗ và sơn son thếp vàng. Pháo có đường kính 60 cm, một quả dài 6m, quả còn lại dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì.
 
Mỗi quả pháo được 30 thanh niên trong làng thay nhau khiêng từ nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ.
 
Để chuẩn bị cho lễ hội rước pháo, người dân Đồng Kỵ đã chuẩn bị trước đó gần 2 tháng với mong muốn tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, mang lại sự tươi vui phấn khởi cho người dân, cầu một năm mới làm ăn phát đạt.
 
Hội rước pháo phường Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, thành hoàng làng là tướng Thiên Cương cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, thắng trận trở về được dân làng mở hội khao quân, trong hội có đốt pháo.
 
Mặc dù hiện nay hội không còn đốt pháo, song người dân vẫn duy trì những tập tục đặc sắc như tục rước pháo lớn từ nhà văn hóa truyền thống đến đình Đồng Kỵ.
 
Các thanh niên trong đội khiêng pháo cùng nhau reo hò để khuấy động không khí lễ hội.
 
Làng phải huy động đến khoảng 400 người phục vụ trong đó có tới khoảng 300 trai tịnh dưới 50 tuổi và phụ nữ vừa tròn 50 tuổi phù giá để có được lễ rước hoành tráng và đầy đủ nghi thức.
 
Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân. Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo.
 
Làng đã chọn ra 4 người đến tuổi 51 ở mỗi giáp đóng vai 4 vị tướng xuất quân đánh giặc, gọi là ông đám.
 
Quan đám khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng.
 
Tiêu chuẩn lựa chọn 4 ông quan đám là phải 51 tuổi, gia đình văn hóa, con cái thành đạt.
 
4 ông quan đám diễn trò, múa tại sân đình. Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ tung hô và giữ chắc ở trên cao.
 
Các thanh niên chen lấn, xô đẩy chạy vòng quanh quan đám.
 
Không khí lễ hội sôi động báo hiệu một năm nhiều may mắn, tài lộc với người dân Đồng Kỵ.
Tuệ Minh
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc lễ hội Chợ đình Bích La

Người làng mai |

Vào đêm mùng 2 đến hết sáng ngày mùng 3 tết Canh Tý 2020 (ngày 26 & 27.1) tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra phiên chợ quê độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Người nông dân đóng giả trâu bò đi cày trong lễ hội "Trâu rơm, bò rạ"

Tuệ Minh |

Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn: "Rải thảm" tiền lẻ dưới chân bảo vật quốc gia

Đình Trường |

Ngày 28.1 (mùng 4 tháng Giêng), hàng nghìn du khách thập phương đổ về tham dự lễ hội "Khán hoa mẫu đơn" tại chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Ngôi chùa này được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Chùa có bức tượng Phật A di đà có niên đại từ thời Lý đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Đặc sắc lễ hội Chợ đình Bích La

Người làng mai |

Vào đêm mùng 2 đến hết sáng ngày mùng 3 tết Canh Tý 2020 (ngày 26 & 27.1) tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra phiên chợ quê độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Người nông dân đóng giả trâu bò đi cày trong lễ hội "Trâu rơm, bò rạ"

Tuệ Minh |

Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn: "Rải thảm" tiền lẻ dưới chân bảo vật quốc gia

Đình Trường |

Ngày 28.1 (mùng 4 tháng Giêng), hàng nghìn du khách thập phương đổ về tham dự lễ hội "Khán hoa mẫu đơn" tại chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Ngôi chùa này được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Chùa có bức tượng Phật A di đà có niên đại từ thời Lý đã được công nhận là bảo vật quốc gia.