Gian nan đường đến trường của thầy trò vùng cao trước thềm năm học mới

NHÓM PV |

Chỉ còn vài ngày nữa là bước vào năm học mới, thế nhưng đường đến trường vẫn đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều giáo viên vùng caoĐiện Biên.

Cùng đồng nghiệp đến trường để chuẩn bị cho năm học mới, thầy giáo Trần Đức Tú – giáo viên tại điểm trường Tồng Sớ, thuộc Trường mầm non xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cho biết, việc đến các điểm trường là một thử thách thực sự với thầy cô giáo vùng cao ngay từ đầu năm học.
Cùng đồng nghiệp đến trường để chuẩn bị cho năm học mới, thầy giáo Trần Đức Tú – giáo viên tại điểm trường Tồng Sớ, thuộc Trường mầm non xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cho biết, việc đến các điểm trường là một thử thách thực sự với thầy cô giáo vùng cao ngay từ đầu năm học.
Con đường gần từ xã Mường Nhà, huyện Điện Biên đến Trường mầm non Pú Hồng, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, gập ghềnh, trơn trượt, nhiều đoạn bị rãnh sâu.
Con đường từ trung tâm xã Mường Nhà, huyện Điện Biên đến Trường mầm non Pú Hồng, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, gập ghềnh, trơn trượt, nhiều rãnh sâu, dốc cao là một thử thách rất khó khăn, đặc biệt là với các cô giáo.
Thậm chí còn có những đoạn thường xuyên bị sạt lở rất nguy hiểm.
Thậm chí còn có những đoạn thường xuyên bị sạt lở rất nguy hiểm.
“Điểm trường ở bản Tồng Sớ cách trung tâm xã Pú Hồng khoảng 5km, những khi trời tạnh ráo thì đi mất khoảng gần 30 phút mới đến nơi, những ngày mưa thì mất khoảng hơn 1 tiếng, cũng có khi phải mất vài tiếng mới đến bản” – thầy Tú nói.
“Điểm trường ở bản Tồng Sớ cách trung tâm xã Pú Hồng khoảng 5km, những khi trời tạnh ráo thì đi mất khoảng gần 30 phút mới đến nơi, những ngày mưa thì mất khoảng hơn 1 tiếng, cũng có khi phải mất vài tiếng mới đến bản” – thầy Tú nói.
Để bảo vệ đồ dùng dạy học, sách vở, lúc nào các thầy cô cũng phải bọc kỹ trong những chiếc túi nilon.
Để bảo vệ đồ dùng dạy học, sách vở, lúc nào các thầy cô cũng phải bọc kỹ trong những chiếc túi nilon. (Trong ảnh: Thầy giáo Trần Đức Tú và đồng nghiệp trên đường đến trường).
Chiếc xe Honda Wave RSX của thầy Tú đã trở nên “tàn tạ” sau những chuyến đi trên những con đường mòn đầy đá sỏi và bùn lầy.
Chiếc xe "Wave chiến" của các thầy cô thường trở nên “tàn tạ” chỉ sau khoảng 1 năm đi trên những con đường đến lớp.
Nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên vùng cao là mỗi khi được về nhà vào chiều thứ 6 nhưng lại hỏng xe, thủng săm giữa đường. Chính vì vậy trên xe ai cũng phải trang bị một bộ đồ nghề cơ bản.
Nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên vùng cao là mỗi khi được về nhà vào chiều thứ 6 nhưng lại hỏng xe, thủng săm giữa đường. Chính vì vậy trên xe ai cũng phải trang bị một bộ đồ nghề cơ bản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trường mầm non Pú Hồng thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Hiện trường có 1 điểm trường trung tâm và 16 điểm trường ở các bản vùng cao, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã gần 22 km.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trường mầm non Pú Hồng thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Hiện trường có 1 điểm trường trung tâm và 16 điểm trường ở các bản vùng cao, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã gần 22 km.
Thầy Lò Văn Hiệp - Trường PTDTBT-TH Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông cho biết: “Trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại rất khó khăn. Vào mùa mưa, việc di chuyển đến trường của các em học sinh gặp nhiều trở ngại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em“.
Còn thầy Lò Văn Hiệp (người trong ảnh) - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông thì cho biết: “Vào mùa mưa, không những giáo viên đi lại vất vả mà việc di chuyển đến trường của các em học sinh cũng gặp rất nhiều trở ngại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em“.
Trên tuyến đường từ trung tâm xã Tìa Dình lên bản Na Su để đảm bảo cho các phương tiện như xe máy có thể lưu thông, gần 50 hộ dân bản Na Su đã quyết định chung tay sửa đoạn đường sạt lở nghiêm trọng này.
Để đảm bảo cho các phương tiện xe máy có thể lưu thông trên tuyến đường từ trung tâm xã Tìa Dình đến bản Na Su, vào đầu tháng 8, gần 50 hộ dân bản Na Su đã phải chung tay sửa đoạn đường sạt lở nghiêm trọng này.
Ngày 19.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thắng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông - cho biết, toàn huyện có 54 trường, với tổng số 857 lớp và 24.067 học sinh. Đặc biệt, các điểm trường Mầm non thường nằm ở các bản vùng cao, việc đi lại của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.
Ngày 21.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thắng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông - cho biết, toàn huyện hiện có 54 trường, với tổng số 857 lớp và 24.067 học sinh. Đặc biệt, các điểm trường Mầm non thường nằm ở các bản vùng cao nên việc đi lại của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn mỗi khi mùa mưa đến.
“Tuyến đường ở các xã Pú Hồng, Tìa Dình… đã bị sạt lở, ô tô là không đi được và xe máy đi vào rất khó khăn. Ngoài ra, huyện cũng đang thiếu giáo viên một số môn chuyên biệt, đặc biệt là Tiếng Anh tại cấp Tiểu học (thiếu 21) và cấp Trung học cơ sở (thiếu 8). Để giải quyết tình trạng này, phòng Giáo dục đã có kế hoạch phân công giáo viên đi dạy liên trường, liên xã” – ông Thắng nói.
“Bên cạnh việc đi lại khó khăn thì hiện nay toàn huyện cũng đang thiếu nhiều giáo viên một số môn chuyên biệt, đặc biệt là Tiếng Anh. Để giải quyết tình trạng này, Phòng Giáo dục đã phải phân công giáo viên đi dạy liên trường, liên xã” – ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, để chuẩn bị cho một năm học mới, phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường phân công cụ thể giáo viên đến các điểm trường mầm non để chuẩn bị các điều kiện ăn ở và cơ sở vật chất trường lớp từ 1.8.
Tại tỉnh Điện Biên, ngoài huyện Điện Biên Đông thì tại hầu hết các huyện vùng cao khác, những con đường đến trường vào mùa mưa vẫn luôn là nỗi ám ánh đối với thầy cô mỗi khi bước vào năm học mới.
NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Lần đầu đối thoại giữa Chủ tịch Điện Biên và công nhân lao động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 21.8, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô đã chủ trì hội nghị đối thoại với công nhân viên chức lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lung linh về đêm

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trở nên lung linh huyền ảo về đêm với hệ thống chiếu sáng nghệ thuật vừa được lắp đặt.

Giáo viên vùng cao rơi nước mắt khi nói về phụ cấp thâm niên

Khánh Linh |

Chưa kịp vui với chính sách cải cách tiền lương thì hàng chục nghìn giáo viên vùng cao, biên giới đã chất chứa nỗi buồn trước thông tin cắt bỏ phụ cấp thâm niên.

Trên đường đến trường, cô giáo ở Hòa Bình gặp nạn tử vong

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cơ quan công an đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy trên Quốc lộ 12B khiến một cô giáo tử vong.

Vợ chồng Đoàn Di Băng góp bao nhiêu cho "Nuôi em Mộc Châu"?

Nhóm PV |

Cặp vợ chồng nổi tiếng mạng xã hội với những màn khoe tài sản Nguyễn Quốc Vũ - Đoàn Di Băng được xác nhận đã hỗ trợ chương trình gần 300 triệu đồng.

Vụ học sinh ký tiền, bị nhận vở: Hiệu trưởng trả lại tiền

Nguyễn Linh |

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đã có văn bản trả lời đơn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh ký nhận tiền thưởng nhưng chỉ nhận được vở.

Nông dân ồ ạt chuyển sang nuôi ba ba, thu nhập nửa tỉ đồng

Minh Thương |

Khởi nghiệp với mô hình ba ba gai, hơn 70 hộ gia đình tại huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) “phất” lên nhanh chóng, thu nhập lên tới khoảng 500 triệu đồng sau mỗi chu kì nuôi.

Ông Đinh Ngọc Huân được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội

Quang Việt |

Ông Đinh Ngọc Huân - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc - được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.

Lần đầu đối thoại giữa Chủ tịch Điện Biên và công nhân lao động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 21.8, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô đã chủ trì hội nghị đối thoại với công nhân viên chức lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lung linh về đêm

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trở nên lung linh huyền ảo về đêm với hệ thống chiếu sáng nghệ thuật vừa được lắp đặt.

Giáo viên vùng cao rơi nước mắt khi nói về phụ cấp thâm niên

Khánh Linh |

Chưa kịp vui với chính sách cải cách tiền lương thì hàng chục nghìn giáo viên vùng cao, biên giới đã chất chứa nỗi buồn trước thông tin cắt bỏ phụ cấp thâm niên.

Trên đường đến trường, cô giáo ở Hòa Bình gặp nạn tử vong

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cơ quan công an đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy trên Quốc lộ 12B khiến một cô giáo tử vong.