Giáo viên lâu năm mong mỏi giữ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương

Anh Thư |

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương có nội dung bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên. Điều này, khiến nhiều thầy cô công tác lâu năm buồn rầu.

Phụ cấp thâm niên có ý nghĩa quan trọng

Theo lộ trình cải cách tiền lương, từ ngày 1.7.2024 tới đây, phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ không còn nữa. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập của hàng trăm nghìn giáo viên trên cả nước, đặc biệt là những giáo viên có thâm niên công tác trong ngành lâu năm.

Là nhà giáo có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề dạy học, cô Nguyễn Thị Kim Lý - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Hoàng Hoa Thám (Hải Dương) - có cảm xúc vui buồn lẫn lộn sau khi tìm hiểu thông tin về bảng lương mới.

Cô vui mừng vì thu nhập giáo viên được cải thiện sau cải cách, tiền lương tăng đồng nghĩa với việc cô có thêm chi phí để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, cùng với đó là nỗi buồn khi gộp các khoản phụ cấp, đặc biệt là cắt bỏ phụ cấp thâm niên.

“Hoàn cảnh gia đình tôi không mấy khá giả khi con gái mắc bệnh hiểm nghèo, chồng tôi cũng vừa mới phát hiện bị ung thư. Hiện tại, tôi là trụ cột chính trong gia đình nên việc được tăng lương khiến tôi rất phấn khởi.

Tuy nhiên, ở thời điểm này, tôi chưa biết chính xác về số lương của mình được tính toán thế nào. Nhưng số tiền bị thâm hụt khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên khiến tôi hụt hẫng. Gắn bó với nghề nuôi con chữ gần nửa đời người, phụ cấp thâm niên chính là phần động viên khích lệ rất quan trọng đối với tôi. Vì vậy, tôi mong Đảng và Nhà nước, cùng các cấp có thể xem xét giữ lại phụ cấp thâm niên cho cán bộ, công chức, viên chức” - cô Lý chia sẻ.

Nữ giáo viên cũng cho rằng, khoản phụ cấp thâm niên chính là một phần ghi nhận cho quá trình nỗ lực theo nghề. Nếu khoản này bị cắt bỏ đi thì lương của giáo viên lâu năm sẽ tương tự như giáo viên mới ra trường. Khi nhìn vào bảng lương sẽ khó để nhận biết ai đã có thâm niên, có nhiều năm cống hiến trong nghề. Điều này có thể khiến cho các giáo viên lâu năm có phần chạnh lòng.

Nỗi buồn khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên của những giáo viên hơn 30 năm cống hiến. Ảnh: Anh Thư
Nỗi buồn khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên của những giáo viên hơn 30 năm cống hiến. Ảnh: Anh Thư

Mong mỏi giữ lại phụ cấp thâm niên

Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thủy - giáo viên Trường Tiểu học Hồng Long (tỉnh Nghệ An) - cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi khoản phụ cấp thâm niên bị bãi bỏ.

“Những giáo viên có thâm niên đều là những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tận tâm, tận lực với nghề. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, bên cạnh việc nhắc nhở bản thân phải dạy dỗ các em học sinh nên người, tôi cũng dặn lòng rằng phải cố gắng bám nghề, theo nghề đến cùng.

Có những giai đoạn, lương cơ bản của tôi không đủ để chi tiêu hằng ngày. Thế nhưng càng theo nghề lâu, tôi lại càng được Nhà nước động viên, khích lệ, đó là khoản phụ cấp thâm niên được nhận thêm. Chặng đường cố gắng được ghi nhận bởi số tiền phụ cấp dựa theo thâm niên dạy học khiến cho tôi lại càng có động lực hơn nữa.

Khi phụ cấp thâm niên đã đạt kịch khung, chúng tôi có quyền tự hào về điều đó; thế nhưng, vài tháng tới sẽ bãi bỏ, chúng tôi biết phải thế nào? Khoản phụ cấp này đối với giáo viên là sự cổ vũ, ghi nhận và thúc đẩy chúng tôi tiếp tục trên con đường dạy học. Vì vậy bản thân tôi mong sao, Đảng và Nhà nước có thể cân nhắc về việc giữ lại khoản phụ cấp này” - cô Thủy kỳ vọng.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Nỗi buồn khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm cống hiến

Trần Hạnh |

Cắt bỏ phụ cấp thâm niên là trăn trở, tiếc nuối của nhiều giáo viên khi ngày thực hiện cải cách tiền lương đang đến gần.

Không phải cứ học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm

Trần Hạnh |

Theo các chuyên gia tuyển sinh, không phải thí sinh cứ chọn học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm. Các em cần xác định rõ mục tiêu, lựa chọn ngành phù hợp với sở thích, thế mạnh và nhu cầu nhân lực xã hội.

Lý do học sinh phớt lờ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuộng xét tuyển sớm

Trần Hạnh |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT, xét tuyển kết hợp nhằm giảm áp lực thi cử, chắc suất vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích.

Phép thử cho quyết tâm của phương Tây chấm dứt quan hệ với Nga

Ngọc Vân |

Mỹ cảnh báo mạnh mẽ ngân hàng phương Tây lớn nhất ở Nga, dọa loại ngân hàng này khỏi hệ thống đồng USD.

Người dân phản bác lý giải của Tập đoàn Dabaco về dự án nhà ở xã hội

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Nhiều bạn bạn đọc gửi bình luận dưới các bài viết của Báo Lao Động, sau lý giải của Tập đoàn Dabaco về phí dịch vụ và giá nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm.

Khoảng 100 công nhân ở Đồng Nai cấp cứu, nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 15.5, một nguồn tin Báo Lao Động cho biết, vẫn còn khoảng 60 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) đang được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn.

Tân Thủ tướng Singapore tuyên thệ nhậm chức, tri ân ông Lý Hiển Long

Thanh Hà |

Lễ nhậm chức của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong diễn ra tối 15.5, giờ Singapore.

Cao Bằng, Bắc Kạn hứng chịu mưa lớn, nhiều tài sản của người dân bị thiệt hại

Tân Văn |

Trong ngày 15.5, tại các tỉnh miền núi Cao Bằng, Bắc Kạn xảy ra mưa dông diện rộng.

Nỗi buồn khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm cống hiến

Trần Hạnh |

Cắt bỏ phụ cấp thâm niên là trăn trở, tiếc nuối của nhiều giáo viên khi ngày thực hiện cải cách tiền lương đang đến gần.

Không phải cứ học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm

Trần Hạnh |

Theo các chuyên gia tuyển sinh, không phải thí sinh cứ chọn học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm. Các em cần xác định rõ mục tiêu, lựa chọn ngành phù hợp với sở thích, thế mạnh và nhu cầu nhân lực xã hội.

Lý do học sinh phớt lờ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuộng xét tuyển sớm

Trần Hạnh |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT, xét tuyển kết hợp nhằm giảm áp lực thi cử, chắc suất vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích.