Độc đáo nghề trượt mong mưu sinh trên bãi bồi Mỏ Ó

PHƯƠNG ANH |

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, ngư dân ở ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) dễ dàng di chuyển trên những bãi bùn, sình lầy lún đến nửa thân người. Người dân địa phương gọi đó là “trượt mong” - nghề mưu sinh độc đáo được hình thành trong quá trình lao động của những cư dân miền biển này.

Trước đây ở bãi biển Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề, Sóc Trăng) có rất nhiều tôm cá, khi thủy triều rút bà con chỉ việc ra đây bắt cá, cua, sò huyết,… Tuy nhiên do phù sa bồi đắp, nhiều sìn lầy nên không thể lội hàng km nên những cư dân nơi đây đã nghĩ ra cách lấy một tấm ván mỏng đóng thành phương tiện di chuyển trên bùn lầy.
Bãi biển Mỏ Ó (ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy hải sản. Khi thủy triều rút người dân nơi đây ra đây bắt cá, cua, sò huyết,… Tuy nhiên do phù sa bồi đắp, nhiều sình lầy không thể lội hàng km nên những cư dân nơi đây đã nghĩ ra cách lấy nhiều tấm ván gỗ mỏng ghép l̀ại thành phương tiện di chuyển trên bùn lầy.
Cách di chuyển là một chân quỳ lên tấm ván gỗ còn một chân dưới bùn đẩy cho ván lướt đi. Chính cái động tác khom cúi người làm mông nhô lên cao lúc trượt ván nên còn được gọi là trượt mong.
Cách di chuyển là một chân đứng hoặc quỳ lên tấm ván gỗ còn một chân dưới bùn đẩy cho ván lướt đi. Chính động tác khom cúi người làm mông nhô lên cao lúc trượt ván khiến đây được gọi là nghề trượt mong.
Dù chỉ là một tấm ván rộng khoảng ba tấc, dài hơn 1m nhưng quá trình tạo ra chiếc mong cũng không hề đơn giản. Ván phải không quá dày để bớt sức nặng, cũng không quá mỏng vì sẽ mau mòn. Ván thường là cây me nước, dầu hoặc mù u vì có độ bền cao, nếu bảo quản tốt có thể sử dụng đến hai, ba năm.Để cho tiện, bà con còn đóng quai cầm, chỗ để giỏ đựng, nước uống và cả thức ăn.
Dù chỉ là một tấm ván rộng khoảng 30cm, dài hơn 1m nhưng quá trình tạo ra chiếc mong cũng không hề đơn giản. Ván gỗ không quá dày để bớt sức nặng, cũng không quá mỏng vì sẽ mau mòn. Ván thường là cây me nước, dầu hoặc mù u vì có độ bền cao, nếu bảo quản tốt có thể sử dụng đến 2 - 3 năm. Để thuận tiện, người dân còn đóng tay vịn, chỗ để giỏ, nước uống và cả thức ăn.
Nghề “trượt mong” tìm bắt hải sản ven biển đã trở thành nghề mưu sinh của người dân nghèo ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề, Sóc Trăng). Hiện nay có khoảng hơn 20 hộ theo nghề.
Nghề trượt mong tìm bắt hải sản ven biển đã trở thành nghề mưu sinh của người dân nghèo ở ấp Mỏ Ó. Hiện nay có khoảng hơn 20 hộ theo nghề. Họ trượt trên mong rất dễ dàng và điệu nghệ.
Mỗi tháng, bà con chỉ trượt mong được khoảng 10 -12 ngày vì phụ thuộc vào con nước. Khi thủy triều rút cạn, bãi bồi lộ dần, từ người già, trai tráng đến phụ nữ, trẻ em lại tất bật vào cuộc mưu sinh.
Mỗi tháng, người dân chỉ trượt mong được khoảng 10 - 12 ngày vì phụ thuộc vào con nước. Khi thủy triều rút cạn, bãi bồi lộ dần, từ người già, trai tráng đến phụ nữ, trẻ em lại tất bật vào cuộc mưu sinh.
Họ dùng mong làm phương tiện di chuyển để bắt nghêu, cá kèo, cá bống. Nếu nước rút vào ban đêm thì thanh niên, đàn ông trượt mong để soi cua, cá ngát. Họ trượt trên mong rất dễ dàng và điệu nghệ.
Họ dùng mong làm phương tiện di chuyển để bắt nghêu, cá kèo, cá bống. Vào ban đêm thì thanh niên, đàn ông trượt mong để soi cua, cá ngát.
Ông Lý Minh ở Mỏ Ó (Trần Đề, Sóc Trăng) một hộ dân đã có trên 30 năm theo nghề trượt mong cho biết: “Nhìn trượt mong đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật thì mới nhanh và giữ được sức bền. Khi trượt một chân tỳ gối lên chiếc mong, chân còn lại thì đạp xuống bùn để đẩy chiếc mong lao tới phía trước. Hai tay thì vịn ở phía tay cầm để lái, điều khiển hướng đi theo ý muốn. Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m. Vì vậy khi có chiếc mong này, việc đắt bát thủy hải sản của bà con đỡ phần vất vả”.
Ông Lý Minh ở Mỏ Ó (Trần Đề, Sóc Trăng) một hộ dân đã có trên 30 năm theo nghề trượt mong cho biết: “Nhìn trượt đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật thì mới nhanh và giữ được sức bền. Khi trượt một chân tỳ gối lên chiếc mong, chân còn lại thì đạp xuống bùn để đẩy chiếc mong lao tới phía trước. Hai tay thì vịn ở phía tay cầm để lái, điều khiển hướng đi theo ý muốn. Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m. Vì vậy khi có chiếc mong này, việc đánh bắt thủy hải sản của bà con đỡ phần vất vả”.
Ông Lý Minh - một hộ dân đã có trên 25 năm theo nghề trượt mong ở Mỏ Ó - cho biết: “Nhìn trượt đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật thì mới nhanh và giữ được sức bền. Khi trượt một chân tỳ gối lên chiếc mong, chân còn lại đạp xuống bùn để đẩy chiếc mong lao tới phía trước. Hai tay thì vịn ở phía tay cầm để điều khiển hướng đi theo ý muốn. Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m. Vì vậy khi có chiếc mong này, việc đánh bắt thủy hải sản của bà con đỡ phần vất vả”.
Những hộ làm nghề trượt mong ở Mỏ Ó (Trần Đề, Sóc Trăng) đa phần có hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất nên bà con nương vào bãi bồi kiếm sống dù ngày nay lượng cá tôm không còn hào phóng như xưa.  “Mong dùng làm phương tiện để di chuyển chứ không có chức năng bắt cá. Cá trú ngụ làm hang ở sâu vào lòng đất nên phải dùng tay thò vào hang mò bắt, có khi khom người sát xuống sìn bùn“.  Ông Trần Quân, một hộ trượt mong bắt cá ở Mỏ Ó (Trần Đề, Sóc Trăng) cho biết.
Những hộ làm nghề trượt mong ở Mỏ Ó đa phần có hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất nên nương vào bãi bồi kiếm sống dù ngày nay lượng cá tôm không còn hào phóng như xưa. “Mong chỉ dùng làm phương tiện để di chuyển chứ không có chức năng bắt cá. Cá làm hang sâu vào lòng đất nên phải dùng tay thò vào hang mò bắt, có khi khom người sát xuống sình bùn. Mỗi ngày chỉ 1, 2kg cá bống sao, thu nhập hơn một trăm ngàn đồng. Nếu không đi mong bắt cá thì cũng không biết làm nghề gì“, ông Tăng Hiền - một hộ trượt mong bắt cá ở Mỏ Ó - cho biết.
Bà Trần Thị Út ở Mỏ Ó (Trần Đề, Sóc Trăng) đã có trên 20 năm theo nghề trượt mong cho biết: “Trước mỗi ngày có thể kiếm được 3 - 4 kg sò huyết giống bây giờ chỉ còn khoảng 1- 2kg là nhiều, kiếm được vài chục ngàn, có khi trúng lắm thì cũng chưa đến 200.000 đồng. Nghề này lắm lem bùn đất, dầm mưa dãi nắng cơ cực lắm. Nhưng vì không nghề nghiệp, không đất sản xuất nên cứ nương vào cái mong, vào bãi bồi này mà kiếm sống”.
Bà Trần Thị Út - một người trượt mong đi bắt sò huyết ở Mỏ Ó - cho biết: “Trước đây mỗi ngày có thể bắt được 3 - 4 kg sò huyết giống, bây giờ chỉ còn 1- 2kg, thu nhập được vài chục ngàn đồng, có khi trúng thì cũng chưa đến 200.000 đồng. Nghề này lấm lem bùn đất, dầm mưa dãi nắng cơ cực lắm. Nhưng vì không nghề nghiệp, không đất sản xuất nên cứ nương vào cái mong, vào bãi bồi này mà kiếm sống”.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương của huyện Trần Đề (Sóc Trăng) còn tổ chức Hội thi đẩy mong nhằm bảo tồn nghề đặc trưng cũng hình thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng tại Mỏ Ó. Du khách đến đây ngoài thưởng thức các món ăn của miền biển còn được trải nghiệm nghề trược mong độc đáo.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương của huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) còn tổ chức hội thi đẩy mong nhằm bảo tồn nghề đặc trưng. Bên cạnh đó, hình thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng, du khách đến đây ngoài thưởng thức các món ăn của miền biển còn được trải nghiệm nghề trượt mong độc đáo.
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng bàn giao mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu

PHƯƠNG ANH |

Ngày 19.9, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng cho Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh.

Đến Sóc Trăng trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Khmer

PHƯƠNG ANH |

Hiện nay, tại nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Trong đó điểm nhấn là cho du khách thuê các trang phục truyền thống dân tộc để chụp ảnh lưu niệm. Đây được xem là một nét mới, bước đầu tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Loài cỏ dại trở thành đặc sản giúp nông dân Sóc Trăng hốt bạc

PHƯƠNG ANH |

Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), người dân chuyển sang trồng bồn bồn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình này.

Đặc sản bánh pía Sóc Trăng vào mùa

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay, các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ cơ sở, thị trường năm nay có phần trầm lắng hơn so với mọi năm.

Quảng Nam xuất hiện động đất, cảnh báo nguy cơ ngập úng, lũ quét

Hoàng Bin |

Quảng Nam đang khẩn trương kiểm đếm, neo đậu tàu thuyền vào vùng an toàn, chủ động đề phòng nguy cơ ngập úng, lũ quét do mưa lớn và áp thấp nhiệt đới gây ra.

Giá sầu riêng đảo chiều, lao dốc khiến thương lái lao đao

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Giá sầu riêng trong 2 tuần qua "quay đầu" lao dốc khiến không ít thương lái thu mua lâm vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất.

Tìm thấy 3 chị em lạc trên núi khi đi du lịch trải nghiệm ở Gia Lai

THANH TUẤN |

3 chị em khi đi tham quan núi Chư Nâm, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai) thì mất phương hướng, đi lạc nhiều giờ giữa rừng núi, may mắn được công an tìm thấy.

Làm rõ vụ người phụ nữ giúp việc nghi tự thiêu ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Công an TP Thủ Đức đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà nghi do tự thiêu trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh.

Sóc Trăng bàn giao mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu

PHƯƠNG ANH |

Ngày 19.9, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng cho Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh.

Đến Sóc Trăng trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Khmer

PHƯƠNG ANH |

Hiện nay, tại nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Trong đó điểm nhấn là cho du khách thuê các trang phục truyền thống dân tộc để chụp ảnh lưu niệm. Đây được xem là một nét mới, bước đầu tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Loài cỏ dại trở thành đặc sản giúp nông dân Sóc Trăng hốt bạc

PHƯƠNG ANH |

Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), người dân chuyển sang trồng bồn bồn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình này.

Đặc sản bánh pía Sóc Trăng vào mùa

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay, các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ cơ sở, thị trường năm nay có phần trầm lắng hơn so với mọi năm.