Cảnh sống tạm bợ trong những khu nhà dột nát không được sửa tại Hà Nội

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Đã nhiều năm kêu cứu vì sống cảnh tạm bợ trong những căn nhà dột nát, khoảng 370 hộ dân ở tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn không thể sửa chữa, xây lại căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng của mình.

Chiều 12.6, sau cơm mưa xối xả, nhiều điểm tại khu vực tổ dân phố Nhuệ Giang bị ngập úng. Nước không thể thoát trong các ngõ và trước cửa nhà dân, khiến không gian sống của người dân càng trở nên nhếch nhác.
Chiều 12.6, sau cơn mưa xối xả, nhiều điểm tại khu vực tổ dân phố Nhuệ Giang bị ngập úng. Nước không thể thoát trong các ngõ và trước cửa nhà dân, khiến không gian sống của người dân càng trở nên nhếch nhác.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hấn (SN 1952, trú tại Nhuệ Giang, Tây Mỗ), người dân sống tại đây rất lo trời mưa xuống, bởi mưa sẽ khiến các căn nhà bị dột, đồ đạc hư hại do ẩm thấp, ngấm nước.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hấn (SN 1952, trú tại Nhuệ Giang, Tây Mỗ), người dân sống tại đây rất lo trời mưa xuống, bởi mưa sẽ khiến các căn nhà bị dột, đồ đạc hư hại do ẩm thấp, ngấm nước.
“Cứ mưa là tôi để trong phòng 2 đến 3 cái thau, chậu hứng nước. Nhà ở đây không được xây sửa lại vì nằm trong dự án treo gần 20 năm nay. Người dân chỉ có thể cơi nới, gia cố căn nhà bằng các tấm tôn dễ tháo dỡ khi chính quyền địa phương yêu cầu.
“Cứ mưa là tôi để trong phòng 2 đến 3 cái thau, chậu hứng nước. Nhà ở đây không được xây sửa lại vì nằm trong dự án treo gần 20 năm nay. Người dân chỉ có thể cơi nới, gia cố căn nhà bằng các tấm tôn dễ tháo dỡ khi chính quyền địa phương yêu cầu", bà Hấn nói.
Nhiều năm qua, 370 hộ dân ở tổ dân phố Nhuệ Giang chỉ mong sớm thoát khỏi cảnh nhà ở xuống cấp, dột nát và ẩm thấp nhưng vẫn trong vô vọng.
Nhiều năm qua, 370 hộ dân ở tổ dân phố Nhuệ Giang chỉ mong sớm thoát khỏi cảnh nhà ở xuống cấp, dột nát và ẩm thấp.
“Chúng tôi đã kiến nghị với chính quyền nhiều lần về phương án xử lý dựt điểm tình trạng người dân phải sống mòn trong dự án treo, nhưng cuối cùng nhận lại cũng chỉ là những lời hứa hẹn. Nhiều hộ không chịu nổi cảnh sống tạm bợ nên đã dời đi nơi khác, để nhà bỏ không”, một người dân than thở.
“Chúng tôi đã kiến nghị với chính quyền nhiều lần về phương án xử lý dứt điểm tình trạng người dân phải sống mòn trong dự án treo, nhưng cuối cùng nhận lại cũng chỉ là những lời hứa hẹn. Nhiều hộ không chịu nổi cảnh sống tạm bợ nên đã dời đi nơi khác, để nhà bỏ không”, một người dân than thở.
Qua quan sát, các căn nhà tại số 7, số 9 ở ngõ 34 phố Nhuệ Giang chủ nhà phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì nhà quá cũ nát gây nguy hiểm. Ngôi nhà số 7 ngõ 42 phố Nhuệ Giang cũng đã bỏ hoang nhiều năm.
Qua quan sát, các căn nhà tại số 7, số 9 ở ngõ 34 phố Nhuệ Giang chủ nhà phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì nhà quá cũ nát gây nguy hiểm. Ngôi nhà số 7 ngõ 42 phố Nhuệ Giang cũng đã bỏ hoang nhiều năm.
Bên trong một căn nhà bỏ hoang bị ngập úng, cỏ dại mọc um tùm.
Bên trong một căn nhà bỏ hoang bị ngập úng, cỏ dại mọc um tùm.
Được biết, khu vực này nằm trong diện bị thu hồi, giải phóng mặt bằng cho Dự án Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ đã gần 17 năm chưa triển khai, khiến người dân mắc kẹt trong dự án “treo”.
Được biết, khu vực này nằm trong diện bị thu hồi, giải phóng mặt bằng cho Dự án Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ đã gần 17 năm chưa triển khai, khiến người dân mắc kẹt trong dự án treo.
Hệ thống đường dây điện chằng chịu, xiêu vẹo tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người đi đường.
Hệ thống đường dây điện chằng chịu, xiêu vẹo tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người đi đường.
Một số căn nhà sát bờ ao có dấu hiệu sạt lở được người dân kè tạm bằng đất và cọc tre.
Một số căn nhà sát bờ ao có dấu hiệu sạt lở được người dân kè tạm bằng đất và cọc tre.

Dự án Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 226/2006/QĐ-UBND ngày 12.12.2006, có tổng diện tích đất khoảng 113,6ha. Từ tháng 4.2017 đến nay, do không bố trí được nguồn vốn thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng dự án không triển khai thực hiện. Trước tình hình đó, thành phố đã hai lần giao cho các đơn vị, sở ngành liên quan rà soát lại dự án trong khoảng thời gian lần lượt là 11.5.2018 và 20.5.2022. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể và người dân vẫn sống mòn trong những căn nhà xuống cấp.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, quận đã nhiều lần báo cáo UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc tại dự án theo hướng điều chỉnh các khu dân cư (hiện nằm trong phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án) ra khỏi dự án này.

Ngày 16.5 vừa qua, UBND quận cũng gửi công văn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tham gia ý kiến rà soát dự án, đề xuất sử dụng quỹ đất trong phạm vi quy hoạch Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ.

Tùng Giang - Đinh Thiện
TIN LIÊN QUAN

Nỗi lòng những hộ dân trong dự án treo suốt 15 năm ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG-NGUYỄN LY |

Bình Dương - Một khu đất rộng 24ha trải qua 2 dự án nhưng không thể thực hiện. Có hàng trăm hộ dân bị liên quan đến dự án treo phải sống trong cảnh thiếu thốn suốt 15 năm qua. Nhiều hộ dân phải đi ở trọ chờ đợi thời gian dài, mong ước lớn nhất là sớm được trở về thửa đất của mình để xây lại mái nhà ổn định cuộc sống.

Cận cảnh dự án treo khiến khu đất 24ha giữa thành phố trông như rừng hoang

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Khu đất rộng 24,5ha được triển khai làm dự án khu dân cư đô thị dịch vụ, sau đó đổi sang làm công viên. Tuy nhiên cả 2 dự án đều không thực hiện được. Khu đất bỏ trống, cỏ cây mọc um tùm như rừng hoang vừa làm xấu diện mạo thành phố vừa khiến những hộ dân liên quan vất vả, lao đao.

Hà Nội: 21 năm sống cảnh tạm bợ, không lối thoát trong những căn nhà cũ nát

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Từ năm 2002 đến nay, khoảng 600 hộ dân tại phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) mắc kẹt trong dự án treo Công viên hồ điều hòa Hạ Đình. Dù phải sống trong cảnh tạm bợ, nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng nhưng người dân không dám sửa và cũng không được phép xây lại.

Người lao động tự do trải lòng lý do không mặn mà “lương hưu tự nguyện”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hiện nay, nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, hay có người từng tham gia BHXH nhưng chọn rút một lần. Bởi theo họ, vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm vẫn phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu và một số bất cập trong về quyền lợi, chế độ và chính sách đã khiến họ chùn bước khi tham gia hệ thống an sinh này.

"CIA nhận tin mật từ châu Âu về âm mưu phá hoại Nord Stream"

Ngọc Vân |

Theo thông tin mới của đài truyền hình Hà Lan và báo chí Đức, các điệp viên Hà Lan đã biết về âm mưu của Ukraina phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Cảnh báo về âm mưu phá hoại Nord Stream Nord Stream và chuyển cảnh báo tới Washington.

Người không có lương hưu mong được giảm tuổi để nhận trợ cấp xã hội

Mạnh Cường |

Đủ 80 tuổi trở lên mới được nhận trợ cấp xã hội, theo nhiều người già không có lương hưu, độ tuổi này quá cao để nhận trợ cấp, nên giảm xuống mức từ 75 tuổi trở lên.

Dân Thủ đô thấp thỏm lo ngập lụt

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Nắng nóng, cùng với sự háo hức đón chờ các cơn mưa giải nhiệt, người dân Thủ đô lại nơp nớp lo ngập lụt.

Thực hư việc tiền gửi vào ngân hàng tăng vọt?

Cẩm Hà |

Tổng số dư tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại ngân hàng thực tế chỉ tăng thêm 115.000 tỉ đồng, tương đương 0,7% trong 3 tháng đầu năm nay. Đây là mức tăng rất thấp so với nhiều năm và so với mức tăng phổ biến 2% những năm trước dịch.

Nỗi lòng những hộ dân trong dự án treo suốt 15 năm ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG-NGUYỄN LY |

Bình Dương - Một khu đất rộng 24ha trải qua 2 dự án nhưng không thể thực hiện. Có hàng trăm hộ dân bị liên quan đến dự án treo phải sống trong cảnh thiếu thốn suốt 15 năm qua. Nhiều hộ dân phải đi ở trọ chờ đợi thời gian dài, mong ước lớn nhất là sớm được trở về thửa đất của mình để xây lại mái nhà ổn định cuộc sống.

Cận cảnh dự án treo khiến khu đất 24ha giữa thành phố trông như rừng hoang

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Khu đất rộng 24,5ha được triển khai làm dự án khu dân cư đô thị dịch vụ, sau đó đổi sang làm công viên. Tuy nhiên cả 2 dự án đều không thực hiện được. Khu đất bỏ trống, cỏ cây mọc um tùm như rừng hoang vừa làm xấu diện mạo thành phố vừa khiến những hộ dân liên quan vất vả, lao đao.

Hà Nội: 21 năm sống cảnh tạm bợ, không lối thoát trong những căn nhà cũ nát

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Từ năm 2002 đến nay, khoảng 600 hộ dân tại phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) mắc kẹt trong dự án treo Công viên hồ điều hòa Hạ Đình. Dù phải sống trong cảnh tạm bợ, nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng nhưng người dân không dám sửa và cũng không được phép xây lại.