10 năm lên bờ nhưng cái nghèo vẫn đeo bám những cư dân vạn đò

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Hơn chục năm trước, việc đưa hàng chục hộ dân sống bấp bênh trên sông nước lên bờ được đánh giá là dự án thành công trong việc tái định cư dân vạn đò của tỉnh Thừa Thiên Huế. Giờ đây, cuộc sống của các cư dân vạn đò đã không còn bấp bênh theo con nước, tuy nhiên, sau hơn một thập niên từ sông lên bờ, nghèo khổ vẫn tiếp tục đeo bám với những phận đời nơi đây.

Với mục tiêu giúp người dân khu vực ven các sông trên địa bàn tỉnh có thể “thuận canh, thuận cư“. Năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành mở cuộc di dân quy mô lớn, đưa những cư dân  không nhà không cửa, sống chênh vênh dưới sông lên bờ tái định cư. Qua đó hỗ trợ cho dân vạn đò có nơi ở ổn định, an toàn đồng thời khuyến khích ngư dân tiếp tục duy trì được nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên sông nước nhằm ổn định đời sống.
Với mục tiêu giúp người dân khu vực ven các sông trên địa bàn tỉnh có thể “thuận canh, thuận cư", năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành mở cuộc di dân quy mô lớn, đưa những cư dân không nhà không cửa, sống chênh vênh dưới sông lên bờ tái định cư.
15 năm trước, riêng TP. Huế có hơn 1.000 hộ dân vạn đò với khoảng 6.000 nhân khẩu sống trôi dạt trên sông Hương và các nhánh sông. Họ sống tập trung ở 7 phường thuộc TP. Huế, trong đó đông nhất là các phường Gia Hội, phường Thuận Lộc, phường Vỹ Dạ.
15 năm trước, riêng TP. Huế có hơn 1.000 hộ dân vạn đò với khoảng 6.000 nhân khẩu sống trôi dạt trên sông Hương và các nhánh sông. Họ sống tập trung ở 7 phường thuộc TP. Huế, trong đó đông nhất là các phường Gia Hội, phường Thuận Lộc, phường Vỹ Dạ.
Từ vòng xoay cuộc sống luôn vật lộn với nghèo đói, thất  nghiệp, thất học, sinh nhiều con, tệ nạn xã hội… không lối thoát; năm 2019, cuộc đưa dân vạn đò trên các dòng sông ở Huế lên bờ định cư được hoàn tất. Tỉnh Thừa Thiên Huế tổng kết, đánh giá “đây là dự án thành công nhất trong việc tái định cư dân vạn đò“.
Vòng xoay cuộc sống luôn vật lộn với nghèo đói, thất nghiệp, thất học, sinh nhiều con, tệ nạn xã hội… không lối thoát; năm 2019, cuộc đưa dân vạn đò trên các dòng sông ở Huế lên bờ định cư được hoàn tất. Tỉnh Thừa Thiên Huế tổng kết, đánh giá “đây là dự án thành công nhất trong việc tái định cư dân vạn đò“.
Sau 15 năm mang trong mình niềm hi vọng tốt đẹp về cuộc sống mới ở trên cạn, từ những ngư dân vô gia cư, dân vạn đò nay đã có một nơi trú ngụ bằng công trình bê tông cốt thép, được gọi là các khu chung cư của dân vạn đò. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ thế, bởi thích nghi với điều kiện ở trên cạn vốn không dễ dàng đối với những người dân không vốn liếng, không biết tờ giấy khai sinh là gì, không rõ cội nguồn và đặc biệt là không học hành.
Sau 15 năm mang trong mình niềm hy vọng tốt đẹp về cuộc sống mới ở trên cạn, từ những ngư dân vô gia cư, dân vạn đò nay đã có một nơi trú ngụ bằng công trình bê tông cốt thép, được gọi là các khu chung cư của dân vạn đò. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ thế, bởi thích nghi với điều kiện ở trên cạn vốn không dễ dàng đối với những người dân không vốn liếng, không biết tờ giấy khai sinh là gì, không rõ cội nguồn và đặc biệt là ít được học hành.
Theo các hộ dân sống tại khu tái định cư Phú Hậu cho biết, sau khi rời sông lên bờ sinh sống, họ được chính quyền cấp cho căn phòng rộng chừng 60m2, một căn phòng trống không, ai vào ở đều phải bỏ thêm tiền xây vách ngăn, dựng thêm gác lửng để có đủ chỗ sinh hoạt cho cả nhà.
Theo các hộ dân sống tại khu tái định cư Phú Hậu cho biết, sau khi rời sông lên bờ sinh sống, họ được chính quyền cấp cho căn phòng rộng chừng 60m2, một căn phòng trống không, ai vào ở đều phải bỏ thêm tiền xây vách ngăn, dựng thêm gác lửng để có đủ chỗ sinh hoạt cho cả nhà.
 
Mỗi hộ đều phải bốc thăm để chọn vị trí khu vực mà mình ở và tùy vào diện tích, họ được chính quyền thông báo mức giá phải trả để sử dụng những căn phòng này.
Theo tìm hiểu, khu chung cư tái định cư Phú Hậu bao gồm 5 dãy nhà gồm I, Q, K được xây dựng từ năm 2000 và đưa vào sử dụng từ năm 2005; còn 2 dãy P, A được sử dụng từ năm 2008. Mặc dù sử dụng chỉ mới trong vòng 10 đến 15 năm nhưng hệ thống mạng điện đã mục nát lộ dây đồng rất nguy hiểm, hệ thống nước không còn sử dụng được; hầm cầu tắc nghẽn, đèn điện thắp sáng hành lang không có.
Theo tìm hiểu, khu chung cư tái định cư Phú Hậu bao gồm 5 dãy nhà gồm I, Q, K được xây dựng từ năm 2000 và đưa vào sử dụng từ năm 2005; còn 2 dãy P, A được sử dụng từ năm 2008. Mặc dù sử dụng chỉ mới trong vòng 10 đến 15 năm nhưng hệ thống mạng điện đã mục nát lộ dây đồng rất nguy hiểm, hệ thống nước không còn sử dụng được; hầm cầu tắc nghẽn, đèn điện thắp sáng hành lang không có.
Hộ gia đình ông Lê Trò (75 tuổi) sống ở khu tái định cư Phú Hậu chia sẻ: “Tôi cứ tưởng khi chuyển lên đây ở thì được hỗ trợ miễn phí nhà ở, vì thế gia đình tôi mới chuyển lên đây. Nhưng ai ngờ, ở mới được một thời gian không những phải lo chuyện tiền nhà mà còn đối mặt với nhà cửa xuống cấp, nhếch nhác. Nhà phong rêu thì tôi chấp nhận được nhưng các ống nước mục nát hết rồi, nhiều lúc không có nước sinh hoạt, rất bất tiện”.
Ông Lê Trò (75 tuổi) sống ở khu tái định cư Phú Hậu chia sẻ: “Tôi cứ tưởng khi chuyển lên đây ở thì được hỗ trợ miễn phí nhà ở, vì thế gia đình tôi mới chuyển lên đây. Nhưng ai ngờ, ở mới được một thời gian không những phải lo chuyện tiền nhà mà còn đối mặt với nhà cửa xuống cấp, nhếch nhác. Nhà phong rêu thì tôi chấp nhận được nhưng các ống nước mục nát hết rồi, nhiều lúc không có nước sinh hoạt, rất bất tiện”.
Bà Hoa vợ ông Trò dùng soong liên tục hứng nước từ nhà vệ sinh tầng trên của hàng xóm thấm nước nhỏ giọt liên hồi xuống sát chỗ ngủ. Được biết, gia đình hai ông bà còn có thêm 3 người con chưa vợ chưa chồng, cả 5 người hiện đang sống chen chúc, cực khổ trong gian nhà bí bách này.
Bà Hoa vợ ông Trò dùng soong liên tục hứng nước từ nhà vệ sinh tầng trên của hàng xóm thấm nước nhỏ giọt liên hồi xuống sát chỗ ngủ. Được biết, gia đình hai ông bà còn có thêm 3 người con chưa vợ chưa chồng, cả 5 người hiện đang sống chen chúc, cực khổ trong gian nhà bí bách này.
Chung cảnh ngộ, hộ gia đình ông Bùi Xuân Lộc (59 tuổi) cũng là một cư dân vạn đò xưa, lên bờ định cư đến nay đã được 14 năm, quần quật quanh năm nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được. Theo ông Lộc, ngày xưa ông sống cùng vợ con trên một con đò nhỏ dưới sông Hương, sau khi chuyển vào chung cư ở, ông đã bán đi chiếc đò với giá 13 triệu đồng. Chiếc đò này là tài sản duy nhất của mấy đời nhà ông để lại, nay bán đi để tu sửa nhà ở trong khu chung cư, khiến gia đình ông không còn phương tiện để tiếp tục kiếm kế sinh nhai.
Chung cảnh ngộ, hộ gia đình ông Bùi Xuân Lộc (59 tuổi) cũng là một cư dân vạn đò xưa, lên bờ định cư đến nay đã được 14 năm, quần quật quanh năm nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được. Theo ông Lộc, ngày xưa ông sống cùng vợ con trên một con đò nhỏ dưới sông Hương, sau khi chuyển vào chung cư ở, ông đã bán đi chiếc đò với giá 13 triệu đồng. Chiếc đò này là tài sản duy nhất của mấy đời nhà ông để lại, nay bán đi để tu sửa nhà ở trong khu chung cư, khiến gia đình ông không còn phương tiện để tiếp tục kiếm kế sinh nhai.
“Sau khi thất nghiệp, tôi đã vay tiền mua lại chiếc xích lô cũ để kiếm thu nhập. Nhưng nay tuổi đã cao, sức đã yếu, đến công việc cuối cùng tôi có thể làm được cũng buộc phải dừng lại, kiếm được vài đồng bạc mà không đủ chi trả thuốc men. Ngay cả miếng ăn hàng ngày cũng không có, biết lấy đâu ra tiền để chi trả tiền nhà vài chục triệu”, ông Lộc bộc bạch.
“Sau khi thất nghiệp, tôi đã vay tiền mua lại chiếc xích lô cũ để kiếm thu nhập. Nhưng nay tuổi đã cao, sức đã yếu, đến công việc cuối cùng tôi có thể làm được cũng buộc phải dừng lại, kiếm được vài đồng bạc mà không đủ chi trả thuốc men”, ông Lộc tâm sự.
Nơi tái định cư xuống cấp.
Nơi tái định cư xuống cấp.
Nơi tái định cư xuống cấp.
tháng nào gia đình tôi cũng phải đi vay tiền từ bên ngoài. Tháng này, số tiền vay của gia đình là một triệu hai trăm nghìn; hai vợ chồng già không làm được gì, chỉ biết trông cậy vào đồng lương ít ỏi từ việc chạy xích lô của người con trai cả; mỗi ngày tôi phải trả góp năm mươi nghìn, nếu không đúng hạn người ta sẽ không cho vay nữa”
"Tháng nào gia đình tôi cũng phải đi vay tiền từ bên ngoài. Tháng này, số tiền vay của gia đình là một triệu hai trăm nghìn; hai vợ chồng già không làm được gì, chỉ biết trông cậy vào đồng lương ít ỏi từ việc chạy xích lô của người con trai cả; mỗi ngày tôi phải trả góp năm mươi nghìn, nếu không đúng hạn người ta sẽ không cho vay nữa”, Nguyễn Thị Hoa (70 tuổi) nói.
Phần cơm nguội được người dân phơi nắng để làm cốm ăn dần, đó là một trong những cách “thắt lưng buộc bụng” để những người dân nghèo giảm chi phí.
Phần cơm nguội được người dân phơi nắng để làm cốm ăn dần, đó là một trong những cách “thắt lưng buộc bụng” để những người dân nghèo giảm bớt chi tiêu.
Việc lên bờ định cư là ước mơ bao đời với không chỉ các hộ dân vạn đò, mà còn của người dân trên cạn và chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay. Tuy nhiên, song song với việc đó cần có những giải pháp cụ thể để tạo điều kiện hơn nữa cho những cư dân  vốn chịu nhiều thiệt thòi, yếu thế. Liệu sẽ có những chính sách mới nào để cứu lấy hàng nghìn cư dân này?
Việc lên bờ định cư là ước mơ bao đời với không chỉ các hộ dân vạn đò mà còn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cần có những giải pháp cụ thể để tạo điều kiện hơn nữa cho những cư dân vốn chịu nhiều thiệt thòi, yếu thế. Liệu sẽ có những chính sách mới nào để tạo kế sinh nhai cho hàng nghìn cư dân này?
PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Nghìn tỉ đắp chiếu tại dự án tái định cư: Đã đến lúc xem xét lại quy hoạch

Phan Anh - Minh Hà |

Những năm qua, nhiều dự án nhà tái định cư tại Hà Nội rơi vào cảnh đắp chiếu. Chuyên gia nhận định, đã đến lúc cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng dự án tái định cư.

Thái Nguyên: Vì sao sống giữa khu tái định cư trăm tỉ, dân vẫn than khổ?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Không đường đi, không điện sáng, thiếu cả nước sạch đó là thực trạng tại khu tái định cư Tân Tiến (xã Tân Quang, TP Thái Nguyên). Trong khi những điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư chưa được giải quyết cuộc sống của cả trăm hộ dân vẫn phải chật vật trong tạm bợ.

Hơn một thập kỷ không dám về định cư ở khu tái định cư

Trần Trọng |

Hòa Bình - Dẫu luôn lo lắng trước tình trạng mưa lũ kéo đến bất chợt, nhưng vì khu tái định cư còn nhiều bất cập khiến người dân tại xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc chưa dám định cư.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ, xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5

Thanh Chân |

Tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 3.2023 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày. Thành phố cũng phát hiện biến thể phụ XBB.1.5.

Đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai, các nước trên thế giới đã dần coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường. Thời gian qua, dù số ca bật tăng trở lại nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi thời tiết. Bộ Y tế cũng chưa ghi nhận các biến chủng mới của COVID-19, số ca tử vong thấp, gần như bằng 0. Vì vậy, đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường.

Góc nhìn thể thao 106: Những điểm chú ý trong danh sách U22 Việt Nam

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Troussier vừa công bố danh sách hội quân đợt 1 của U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 106 sẽ cùng bình luận viên Hoàng Hải tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Tin vui với Nga về dự trữ ngoại hối từng bị EU đóng băng

Khánh Minh |

EU sẽ trả lại dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Nga, báo Đức Die Welt đưa tin.

Man United bị cầm hoà với 2 pha phản lưới nhà

Văn An |

Rạng sáng ngày 14.4 (giờ Việt Nam), Man United để Sevilla cầm chân 2-2 tại Old Trafford trong khuôn khổ tứ kết lượt đi Europa League.

Nghìn tỉ đắp chiếu tại dự án tái định cư: Đã đến lúc xem xét lại quy hoạch

Phan Anh - Minh Hà |

Những năm qua, nhiều dự án nhà tái định cư tại Hà Nội rơi vào cảnh đắp chiếu. Chuyên gia nhận định, đã đến lúc cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng dự án tái định cư.

Thái Nguyên: Vì sao sống giữa khu tái định cư trăm tỉ, dân vẫn than khổ?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Không đường đi, không điện sáng, thiếu cả nước sạch đó là thực trạng tại khu tái định cư Tân Tiến (xã Tân Quang, TP Thái Nguyên). Trong khi những điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư chưa được giải quyết cuộc sống của cả trăm hộ dân vẫn phải chật vật trong tạm bợ.

Hơn một thập kỷ không dám về định cư ở khu tái định cư

Trần Trọng |

Hòa Bình - Dẫu luôn lo lắng trước tình trạng mưa lũ kéo đến bất chợt, nhưng vì khu tái định cư còn nhiều bất cập khiến người dân tại xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc chưa dám định cư.