Tự tin đi thi tay nghề thế giới

LÊ TUYẾT |

Từ ngày 8 - 20.10 tới đây, 13 thí sinh của Việt Nam sẽ lên đường tham dự Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44 được tổ chức ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Với Huy chương Đồng nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin của Nguyễn Duy Thanh tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 43, năm nay, các thí sinh Việt Nam càng tự tin hơn với sân chơi lớn này. 

Bỏ ngang đại học đi học nghề!

Ngày lên đường đi thi đã kề cận, hai bạn trẻ Doãn Minh Tiến (21 tuổi, quê Bạc Liêu) và Nguyễn Thuận Hải (23 tuổi, quê Tây Ninh) với nghề dự thi Cơ điện tử, vẫn miệt mài tại phòng thực hành điều khiển quá trình Trung tâm Cơ điện tử, Trường Trung cấp Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, TPHCM.

Hơn 5 tháng tập luyện hoàn chỉnh hệ thống kẹp và đóng nắp phôi, Hải và Tiến cho biết “đã tự tin hơn hồi đi thi tay nghề ASEAN” (Cuộc thi đó hai bạn đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng - PV).

Bố mẹ đều làm công nhân ở quê, hoàn cảnh khó khăn nên việc học của Tiến chỉ dừng lại ở bậc phổ thông. Không từ bỏ ước mơ, Tiến lên Sài Gòn đi làm đủ thứ nghề, tích lũy tiền, Tiến thi vào Trường Trung cấp Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương. Vừa đi học vừa đi làm, Tiến vẫn phụ giúp thêm gia đình nhờ vào tiền làm phục vụ ở nhà hàng.

Tiến chia sẻ: “Hết năm nhất, em đăng ký thi tay nghề cấp thành phố, sau đó thi quốc gia, ASEAN, sắp tới đây là quốc tế. Từ ngày đi thi, em lo ôn tập nên không đi làm thêm được, không phụ giúp được gia đình, tiền tích lũy đã hết. Bù lại, em được giải cao, ba má em vui nên chắt góp gửi tiền lên cho em. Kỳ thi này không chỉ là công sức của em, của các thầy, mà còn của ba mẹ. Em sẽ cố gắng hết sức”.

Nguyễn Thuận Hải là người bỏ ngang đại học để theo trường nghề. Năm 2012, Hải thi đại học và trúng tuyển vào ngành Điện tử truyền thông, Học viện Bưu chính viễn thông. Hải học hết năm thứ 2 thì quyết định nghỉ vì nhận ra “không thích hợp với nghề này”.

Hải kể: “Em thích đấu nối điện, thích tháo lắp máy móc nên em quyết định đi học nghề để được tiếp cận với các phương pháp thực hành ngay”. Khi quyết định bỏ ngang đại học, Hải bị gia đình, bạn bè ngăn cản, nhiều người còn bảo Hải bị khùng bởi trình độ đại học còn thất nghiệp thì trình độ trường nghề “ăn” ai!

Tuy nhiên, với quyết tâm của mình, Hải đang dần chứng minh điều ngược lại khi lần lượt đoạt giải nhất kỳ thi tay nghề cấp thành phố, cấp quốc gia, rồi Huy chương Vàng khu vực ASEAN, nay được chọn đại diện cho Việt Nam tham gia Kỳ thi tay nghề thế giới. Với Hải: “Nếu thật sự yêu thích, có năng lực, không quan trọng trường nghề hay đại học, những cơ hội tốt sẽ luôn rộng mở với người học”.

Hải chia sẻ, hiện tại thái độ của bố mẹ về lựa chọn “bỏ đại học chọn trường nghề” của con trai đã “thay đổi chút chút”. Với Hải, việc tham gia những cuộc thi là một cơ hội để rèn tay nghề, ôn lại kiến thức, cho bản thân cơ hội thử thách còn về sau này, Hải luôn tâm niệm, khi đi ứng tuyển vào một vị trí nào đó, doanh nghiệp không nhìn vào những giải thưởng mình đạt được để tuyển dụng mà họ sẽ xem mình có đáp ứng được yêu cầu công việc của họ không.

Trong bối cảnh công nghệ, khoa học thay đổi từng ngày thì học nghề, rèn luyện kỹ năng nghề, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đó mới là phần thưởng đáng giá cho người học nghề!

Xã hội hóa công tác huấn luyện thí sinh

Vừa trở về từ Hàn Quốc sau khi trải qua kỳ huấn luyện 15 tháng tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung, Trần Nguyễn Bá Phước (sinh viên năm 3, ĐH Công nghiệp TPHCM), dự thi nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin tỏ ra khá tự tin và thoải mái.

Bá Phước sinh năm 1995, đáng lẽ ra trường từ năm trước nhưng “dính” với cuộc thi nghề nên tạm hoãn việc học. Năm 2015, Bá Phước đoạt giải nhất cuộc thi nghề quốc gia nên gửi sang Hàn Quốc tham gia khóa huấn luyện do Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tài trợ để chuẩn bị cho Kỳ thi nghề thế giới 2017.

Chia sẻ về khoảng thời gian học tập tại Hàn Quốc, Phước không giấu vẻ hào hứng: “Từ nhỏ em đã mê máy tính, thấy máy tính có chút vấn đề là lên mạng hỏi “bác sĩ Google” triệu chứng, cách sửa rồi đem ra sửa, bao nhiêu lần sửa là bấy nhiêu lần bố mẹ mua máy tính mới. Cho nên khi sang Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung, em sung sướng vô cùng”.

Tuy nhiên, để có thể tự tin nói câu “em sung sướng vô cùng”, với Bá Phước đó là cả một hành trình. Khi sang đó, ngoài bất đồng về ngôn ngữ, thời tiết, đồ ăn, Phước thật sự bị ngợp bởi không khí, tính kỷ luật, tinh thần làm việc ở đó.

“Bên Hàn Quốc cũng có một bạn cùng thi nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin, bạn ấy đã được huấn luyện trước đó nên bạn ấy khá rành. Em vào sau, khi thầy đưa đề bài, em gần như mù tịt. Tuy nhiên, các thầy ở trung tâm nhiệt tình, chỉ dẫn tỉ mỉ, chỉ một tháng em đã bắt nhịp được và bây giờ khá tự tin” - Phước chia sẻ.

Trước Bá Phước, tại cuộc thi tay nghề lần thứ 43 diễn ra từ 5-16.8.2015 tại Brazil, Nguyễn Duy Thanh, vốn là sinh viên của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cũng từng tham gia khóa đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung, đã xuất sắc đoạt Huy chương Đồng - đây là thành tích cao nhất và là huy chương đầu tiên của Việt Nam tại cuộc thi tay nghề thế giới, hỏi Phước có áp lực trước đàn anh?

Phước mỉm cười: “Em sẽ nỗ lực hết sức để có kết quả tốt nhất, còn áp lực thì cũng có, tuy nhiên với em kỳ thi là dịp để rèn luyện, thử thách chính bản thân mình. Chiến thắng lớn nhất ở cuộc thi chính là chiến thắng bản thân”.

Trường hợp Bá Phước hay Nguyễn Duy Thanh được sang Hàn Quốc để tham gia khóa huấn luyện trước kỳ thi tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung là kết quả của chủ trương xã hội hóa công tác huấn luyện và tham dự kỳ thi. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các bộ, ngành, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc huấn luyện thí sinh, tổ chức tham dự kỳ thi nhằm mục đích để thí sinh có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại theo yêu cầu của đề thi, được trực tiếp cọ sát với thí sinh dự thi của nước mạnh thường đoạt huy chương vàng hoặc giải cao những kỳ thi trước, đặc biệt là tranh thủ kinh nghiệm, trình độ của chuyên gia, cựu tuyển thủ nước ngoài trong công tác huấn luyện thí sinh Việt Nam ở một số nghề. Sự đổi mới này sẽ tăng sức mạnh cho đoàn Việt Nam nhằm mục đích có thể đoạt huy chương lần đầu tiên tại đấu trường kỹ năng - công nghệ đỉnh cao của thế giới.

Qua sự hợp tác trên, Việt Nam năm nay có 4 nghề được tài trợ toàn bộ gồm: Cty TNHH Denso Việt Nam của Nhật Bản tài trợ nghề Phay CNC và nghề Điều khiển công nghiệp, trong đó thí sinh, chuyên gia và phiên dịch nghề Phay CNC được đào tạo 1 tháng tại Đức; Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam của Hàn Quốc tài trợ nghề Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin và nghề Kỹ thuật cơ khí CAD: Thí sinh của 2 nghề này được huấn luyện tại Hàn Quốc từ năm 2016 và được lựa chọn từ Kỳ thi tay nghề quốc gia năm đó. 2 chuyên gia và 2 phiên dịch của 2 nghề này được tập huấn 1 tháng tại Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, nghề Lắp đặt điện trong quá trình huấn luyện có sự phối hợp với chuyên gia, thí sinh của Malaysia. Thí sinh thi tay nghề tham gia khóa tập huấn tại Malaysia và thi thử với thí sinh Malaysia.

Thông tin từ Bộ LĐTBXH, Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44 với 51 nghề (49 nghề chính thức và 2 nghề trình diễn), với 1.258 thí sinh dự thi đến từ 58 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm nay, đoàn Việt Nam có 13 thí sinh dự thi ở 12 nghề (có một nghề thi đồng đội), gồm: Cơ điện tử (thi đồng đội), lắp cáp mạng thông tin, điện tử, nấu ăn, lắp đặt đường ống nước, xây gạch, lắp đặt điện, công nghệ ôtô, phay CNC, điều khiển công nghiệp, thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD, giải pháp phần mềm CNTT. Đoàn Việt Nam đã tham dự 5 lần Kỳ thi tay nghề thế giới (từ 2007 đến nay), đạt 24 chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc. Tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 43, lần đầu tiên đoàn Việt Nam có thí sinh đoạt Huy chương Đồng nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.