Thất học vì… không tìm được trường

Lê Tuyêt - Trung Thành |

Tại Bình Dương, với những đứa trẻ là con của những người lao động nhập cư, để tìm đến trường, là cả một chặng đường nhiều “chướng ngại vật” mà rất nhiều bố mẹ đã không vượt qua được, không tìm được trường cho con. Kết quả là con cái phải nghỉ học.

Trẻ con cả xóm trọ cùng bỏ học

Chúng tôi đến khu nhà trọ đối diện Ban quản lý khu phố Hòa Lân II, phường Thuận Giao, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào trưa 5.9. Khi học sinh cả nước nô nức trong ngày khai giảng năm học mới thì hàng trăm đứa trẻ ở khu trọ này tuyệt nhiên không biết đến chuyện sách vở.

Khu trọ với gần 500 phòng, với gần 500 gia đình lao động nhập cư từ tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… bỏ xứ lên đây làm công nhân. Ở xóm trọ này, người lớn đi làm, trẻ con ở nhà nấu cơm, trông nhà, hơn 10 tuổi thì bắt đầu đi làm thời vụ, không đi làm thì tụ tập, giữa trưa phóng xe máy ào ào qua các lối đi.

Chúng tôi vừa ngồi bắt chuyện với nhóm phụ nữ đang ngồi tránh nóng ở bên ngoài nhà trọ thì một người đàn ông trạc 40 tuổi, làm thợ hồ thuê cho chủ nhà trọ, chạy lại hỏi dồn: “Cô cậu lấy danh sách gọi trẻ đến trường phải không? Cho tôi xin đăng ký. Cháu gái tôi là Huỳnh Thị Mỹ Linh, cháu rất thèm đi học, nhưng chưa có trường nào nhận…”.

Những đứa trẻ này bị thất học vì bố mẹ không tìm được trường 

Người đàn ông đưa tay chấm mồ hôi nhễ nhại trên mặt, nói liên hồi, rồi khi nghe chúng tôi giải thích, rằng chúng tôi chỉ là phóng viên không phải cán bộ ngành giáo dục, khuôn mặt cháy rát, đỏ ửng vì nắng của người đàn ông ấy biến sắc, lộ vẻ thất vọng. 

Ông tên là Huỳnh Văn Cường, 44 tuổi, quê ở Đồng Tháp. Ông có người em trai, cả gia đình người em dắt díu nhau lên Bình Dương làm công nhân, đứa con gái khi đó mới 7 tuổi, vừa học xong lớp 2 cũng phải theo bố mẹ lên Bình Dương. “Con bé đã nghỉ một năm. Giữa tháng 8 rồi, ba má nó đã chuẩn bị hồ sơ nhưng hỏi khắp các trường quanh đây, đi đến đâu người ta cũng bảo “hết chỗ rồi”.

Con bé sẽ phải ở nhà thêm một năm nữa. Ba má nó định gửi nó về quê để đi học nhưng ở quê không còn ai! Khổ quá nên ba má nó bỏ xứ lên đây mần thuê, giờ chuyện học hành của con cái cũng lỡ dỡ”.

Chị Vân, quê An Giang, lên Bình Dương làm công nhân đã gần 5 năm nay. Như những đứa trẻ ở xóm trọ này, hai con của chị đều đã nghỉ học. Chị lý giải: Trước năm học mới, nhà trường thông báo sẽ nhận hồ sơ trong vòng 10 ngày, chị sắp xếp công việc, xin nghỉ phép, chuẩn bị hồ sơ nhưng khi mang đến trường thì nhận được thông báo trường đã nhận đủ số lượng học sinh, lớp nào cũng đầy trong khi mới sau 3 ngày thông báo. Hai năm chạy kiếm trường cho con không được, chị quyết định cho con nghỉ học.

Giữa trưa, hai anh em sinh đôi Võ Minh Tuấn và Võ Minh Kiệt, 11 tuổi ngồi chống cằm nhìn đứa bạn trạc tuổi thêu tranh chữ thập, cả ba đều đã nghỉ học. Gia đình Tuấn, Kiệt quê Kiên Giang, nhà có 3 anh chị em và đều đã nghỉ học. Khi nghe tôi bảo “Con không đi học là lớn lên sẽ không biết chữ, người ta cười”. 

Tuấn hồn nhiên: “Ba má con nói, không đi học là lớn lên sẽ dốt. Ba má con cũng dốt. Nhà con có chị Hai là người học giỏi nhất, chị học cao nhất”. Theo lý giải của Tuấn, chị Hai học cao nhất là “chị Hai học được hết lớp 7, theo ba má lên Bình Dương, không xin được vào trường mới nên đã đi làm công ty, công ty hết việc nên chị vừa nghỉ”. Nói chuyện một lúc, Tuấn đề nghị: “Dì cho con xin số điện thoại, con về nói với ba má. Nếu ba má cho con đi học, con nói ba má gọi điện cho dì". 

Lớp học tình thương cũng quá tải

Không xin được vào trường công, phụ huynh xin cho con vào các lớp học tình thương, nhưng việc xin vào các lớp này cũng không phải dễ vì số lượng lớp học tình thương có hạn mà nhu cầu thì quá lớn!

Cô Trần Thị Mỹ Xuân, phụ trách lớp học tình thương Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương đang tất bật với công tác chuẩn bị cho năm học mới. Lớp học tình thương được cô Xuân mở ra từ năm 2005, tiếp nhận con của công nhân không có điều kiện đến trường với mong muốn “dạy cho sấp nhỏ biết cái chữ, sau này lớn lên nếu có đi làm công nhân thì còn biết cách đọc lương, ký tên”.

Cô Xuân và các học sinh của lớp học tình thương 
Lớp học của cô chỉ có thể tiếp nhận 45 em với đủ các lớp từ lớp 1 đến lớp 5, năm học này sĩ số của lớp đã tăng lên 49 trong khi đó phụ huynh thì vẫn xếp hàng xin cho con vào học. Cô Xuân nói: “Em nào có hoàn cảnh không quá khó khăn, vẫn trong độ tuổi đến trường thì mình không thể nhận vào lớp được. Lớp học tình thương chỉ dành cho những trẻ đã quá tuổi nhưng không biết chữ hoặc hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Hơn nữa, lớp học tình thương cũng chỉ dừng lại ở việc dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, các trẻ đủ tuổi đến trường mà gửi đến lớp học tình thương sẽ rất thiệt thòi cho trẻ”. 

Cô Xuân kể, bị từ chối, nhiều phụ huynh đã gạt nước mắt vì không biết sẽ gửi con ở đâu vì các trường công lập đã đóng sổ, gửi con vào các trường tư thì thu nhập của gia đình lại không cho phép. Thậm chí có một chị công nhân nói với cô Xuân rằng “giờ cô không nhận cháu vì cháu đang đủ tuổi đến trường vậy vài năm nữa khi cháu quá tuổi thì cô nhận giúp. Nghe chị ấy nói, tôi cầm lòng không đặng”.

Học sinh tăng cơ học quá nhanh khiến nhiều nơi ở tỉnh Bình Dương xuất hiện các “siêu trường”, “siêu lớp”, với sĩ số trên 50 em/lớp. Đơn cử như địa bàn huyện Dĩ An, nơi tập trung lượng lớn người lao động nhập cư, trường tiểu học Đông Hòa trên địa bàn huyện cũng có số lượng học sinh cao nhất.

Trường có sức chứa khoảng hơn 1.500 học sinh, nhưng trong năm 2015-2016, trường tiếp nhận đến 2.802 học sinh với bình quân 48 học sinh/lớp. Trong đó, khối lớp 1 có 735 em, bình quân mỗi lớp lên đến 52 học sinh. Riêng địa bàn huyện Dĩ An, năm học 2015 – 2016 tăng gần 6.000 học sinh nhiều nhất là ở khối tiểu học và mầm non. 

Ông Trần Đăng Nam, Trưởng Phòng GD&ĐT thị xã Dĩ An lý giải, việc xuất hiện các trường “siêu lớp”, “siêu trường học” phản ánh đúng thực tế của địa bàn này, không chỉ trường tiểu học Đông Hòa mà nhiều trường khác cũng quá tải như vậy khi số học sinh tăng gấp đôi, gấp rưỡi so với quy mô ban đầu xây dựng trường.
 Sau giờ học, cô Trần Thị Mỹ Xuân đưa các cháu về nhà để trông giúp

Ông Nam lý giải, học sinh tăng liên tục, tăng nhanh qua các năm nguyên nhân là học sinh cũng “nhập cư”, các em đi theo cha mẹ đến các khu công nghiệp lao động. Chủ trương của thị xã là đảm bảo không để em học sinh nào không được đến trường vì thiếu trường, thiếu lớp;  nhưng để xóa các “siêu trường”, “siêu lớp” thì biện pháp lâu dài phải xây thêm trường mới.

Còn trước mắt, các trường đang cố gắng tận dụng các phòng thư viện, phòng học vi tính, nhạc để biến thành lớp học. Nhiều trường trước đây tổ chức cho học sinh học bán trú 2 buổi/ngày thì nay cũng cắt giảm hoặc ngừng để dành chỗ cho các lớp học thường. 

Theo bà Nguyễn Hồng Sáng, Phó Giám đốc Sở GĐ-ĐT tỉnh Bình Dương, năm nay toàn tỉnh có 350 nghìn học sinh, tăng thêm trên 32 nghìn em. Trong đó, khối vào lớp 1 đã tăng chóng mặt với trên 13 nghìn em và khối mầm non cũng tăng trên 12 nghìn em, riêng hai khối này phải xây thêm hàng chục trường học mới đáp ứng đủ chỗ học.

TP.Hồ Chí Minh: Dân số tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục 

Năm học 2015 - 2016, TP.HCM có trên 2 triệu học sinh, sinh viên (các cấp học, ngành học), chiếm khoảng 20% dân số đang sinh sống tại thành phố; riêng học sinh mầm non, phổ thông các cấp tăng gần 85.000 học sinh; điều này gây áp lực không nhỏ đến công tác chăm lo giáo dục…

Mặc dù thành phố đã dồn rất nhiều công sức, tiền của, nhân lực để đầu tư cho ngành GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc tăng dân số cơ học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của thành phố.

Đơn cử, quận Bình Tân, dự báo dân số đến năm 2020 là 700.000 dân thì nay đã tăng 700.000 người; huyện Bình Chánh, khi tách huyện có 250.000 dân thì nay đã hơn 600.000 dân; do đó, trong năm học 2015 - 2016 quận Bình Tân tăng 12.601 học sinh (trong đó có 4374 học sinh không hộ khẩu), Bình Chánh tăng 11.050 học sinh (trong đó có 4006 học sinh không h
Lê Tuyêt - Trung Thành
TIN LIÊN QUAN

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.