Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Năm học 2015 - 2016, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) tăng 8500 học sinh so với năm học trước. Tuy nhiên, năm học này, ngành giáo dục thành phố Biên Hòa chỉ có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 công trình trường học với tổng số 37 phòng học và chỉ có khả năng tiếp nhận hơn 1400 học sinh với sĩ số 40 em/lớp. Như vậy, khoảng  gần 6000 học sinh sẽ phải dồn lớp hoặc phải học ca ba khiến thời gian biểu của học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đều bị đảo lộn.

Con đi học, bố mẹ lo bị công ty đuổi việc

Ngày 4.9, chúng tôi có mặt tại trường tiểu học Tam Phước 2 (xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) –  một trong những “điểm nóng” về học ca ba của Biên Hòa. 10 sáng, một vài phụ huynh đã đợi đón con ở cổng trường, chờ tan ca 1 (suất học từ 7g đến 10g, dành cho lớp 1). Hàng chục ô tô 24 chỗ nối đuôi nhau chở học sinh đến trường để chuẩn bị học ca 2 (suất học từ 10g30 đến 13g30, dành cho lớp 3). Người đón về, kẻ đưa đến, ai nấy đều căng thẳng, mồ hôi nhễ nhại. 

Chị Lê Thị Năm, làm việc tại Cty KTOP, KCN Tam Phước, có con gái học lớp 3, con trai học lớp 5 tại trường tiểu học Tam Phước 2. Cầm lấy cuốn tập của con quạt phành phạch, chị thở dài: “Giờ này còn đỡ, lúc chuyển giao giữa ca 2 và ca 3 (suất học từ 14g đến 14g30, dành cho lớp 2) mới đúng là cực hình.

Lớp học được chia làm 2 ca dành cho 3 lớp từ 1 đến 3 

Trời nắng nóng, các cháu học ca 2 xong vừa đói, vừa mệt, ai cũng uể oải”. Chị kể, khi nhận được lịch học của con, vợ chồng chị đã phải đau đầu tính toán. Con gái học lớp 3 được xếp học ca trưa, 10g30 vào lớp, trong khi con trai lớp 5 học nguyên buổi thì 11g30 mới tan trường. 

Anh chị làm công nhân, tăng ca thường xuyên, chuyện đưa đón, lo bữa ăn cho con trở thành vấn đề nan giải. Nếu nhà không có người, phụ huynh tìm cách gửi con cho giáo viên chủ nhiệm nhưng sức thầy cô cũng có hạn, nhận số lượng ít, chủ yêu là học sinh lớp 1, lớp 2, từ lớp 3 trở lên, bố mẹ phải tự xoay.

“Cả tuần nay con bị ốm, tôi phải xin nghỉ phép ở công ty mới có thời gian đón con. Vài hôm nữa chưa biết tính sao. Cả tuần nay tôi cứ thấp thỏm giữa chuyện đưa đón con đi học và công việc ở công ty. Nghỉ riết nên công ty hâm he muốn đuổi bởi không ai chịu nổi một công nhân cứ mong mong xin ra ngoài” – chị Năm trần tình.

Đi học với giờ giấc “treo ngoe” nên giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của cả gia đình cũng bị đảo lộn. Chị Lê Thị Lâm, có con đang học lớp 3, học ca 2 trường tiểu học Tam Phước 2, kể: “Bữa ăn sáng của con gái kết thúc lúc 10 giờ sáng, chị đưa con đến trường với kèm 1 hộp sữa, 1 cái bánh mì để ăn giữa giờ, ăn trưa vào lúc 14 giờ. Thường bọn trẻ sẽ ăn cơm hộp hoặc bạ đâu ăn đó”.

Chị lo lắng “Ăn uống thất thường, học xuyên trưa, không biết bọn trẻ có học được gì không hay lại ngáp ngủ vì giờ đó người lớn còn oải huống chi trẻ con. Lại nghe đâu, lịch học 3 ca giữa 3 khối lớp, 4 tháng sẽ đổi một lần, nếu như vậy mọi sinh hoạt lại đảo lộn tiếp”.

 

Học sinh "tan ca" đang tập trung lại để cô giáo đưa về nhà 

10g30 ca 1 tan. Từng nhóm học sinh từ 10 đến 40 em tập trung lại để các cô giáo đưa về nhà. Quẹt mồ hôi, cô Lam, dạy lớp 1 trường tiểu học Tam Phước 2, tất tả tập trung học sinh để đưa lên chiếc xe 24 chỗ đợi sẵn ở cổng trường. Mức phí mà các cô nhận giữ học sinh từ 900.000 đến 1 triệu đồng/tháng gồm cả ăn trưa, đưa đón đến trường. 

Như cô Lam, cô nhận giữ học sinh đến 20g30 vì đa số phụ huynh đều là công nhân, thường xuyên tăng ca. “Mỗi cháu một tính cách, có cháu vừa mổ xong, cháu lại bị cảm nên mình phải có chế độ chăm sóc, có cháu tự ăn cơm nhưng cũng có cháu phải bón từng thìa cơm. Về nhà là cho các cháu ăn cơm, ngủ trưa, gọi dạy học bài, cho các cháu chơi để đợi bố mẹ đến đón về. Các cô cũng phải thuê thêm ít nhất 2 người mới có thể quán xuyến hết. Bố mẹ các em tăng ca thì đến hơn 20 giờ mới đón con về. Tính ra, thời gian các con ở với cô giáo nhiều hơn ở với bố mẹ” – cô Lam chia sẻ.

Sống chung với ca ba!

Trường tiểu học Tam Phước 2 là một trong các “điểm nóng” phải học ca ba trong năm học 2015 – 2016 của toàn thành phố Biên Hòa với 10 lớp. Bên cạnh đó, còn có trường tiểu học Trảng Dài với 27 lớp, Phước Tân với 5 lớp, Nguyễn Chí Thanh với 4 lớp và Phan Chu Trinh…

Còn một số trường, dù không học ca ba, nhưng các lớp sẽ phải tăng sĩ số, đơn cử như trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, dự kiến có 48 lớp học nhưng có tới 2800 học sinh, bình quân mỗi lớp học có 59 học sinh. Trường tiểu học Quang Vinh dự kiến tiếp nhận khoảng 1600 học sinh nhưng chỉ có 30 lớp học, bình quân 56 học sinh/lớp. Trường THCS Lê Quang Định có hơn 50 học sinh/lớp, THCS Trảng Dài 56 em/lớp, THCS Long Bình 48 em/ lớp…

Lý giải về tình trạng quá tải ở các trường học, ông Bùi Văn Phượng, Phó Trưởng phòng GDĐT thành phố Biên Hòa cho rằng, học sinh tăng cơ học quá nhanh khiến cơ sở vật chất theo không kịp. “Nhưng vướng mắc lớn nhất là kinh phí xây trường, quỹ đất sạch khiến tình trạng trường lớp quá tải kéo dài niềm năm qua mà không được giải quyết dứt điểm.

Trong 2 năm qua, số trường được xây mới trên địa bàn thành phố rất nhỏ giọt, chỉ từ 3-4 trường/năm học. Hiện tại, thành phố vẫn đang cố gắng đã giải quyết tình trạng học ca ba ở các trường bằng cách tận dụng mọi phòng học như thư viện, phòng thiết bị, hoặc mượn phòng học ở các trường xung quanh”.

Ca 2 (suất học từ 10g30 đến 13g30) đợi ca 1 (suất học 7g đến 10g) ra khỏi lớp để vào trường 

Đơn cử, để tạm thời xóa ca ba tại trường tiểu học Trảng Dài với 27 lớp phải học ca ba (từ 10 rưỡi đến 14h), sĩ số của các lớp ca ba là 46 - 47 em/lớp, trường sẽ mượn 10 phòng học của trường đại học Công nghệ Đồng Nai, giải quyết chỗ học cho 20 lớp. 3 lớp “học ké” tại trường tiểu học Hà Huy Giáp, nhà trường sẽ tận dụng các phòng thư viện, thiết bị để lấy chỗ học cho học sinh 4 lớp còn lại. Trường tiểu học Tam Phước 2 cũng đang làm đề xuất mượn phòng học của trường đại học Nguyễn Huệ…

Theo ông Bùi Văn Phượng, những giải pháp trên cũng chỉ mang tính chất tình thế, nếu muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ca ba thì phải xây thêm trường học trên địa bàn phường trong thời gian tới. Ông Phượng chia sẻ, trước mắt, giáo viên, học sinh của thành phố vẫn chịu nhiều khó khăn, áp lực bởi sĩ số lớp quá đông, ngành giáo dục thành phố khó thể nào thực hiện đổi mới giáo dục, với mô hình trường lớp mới, đổi mới phương pháp giảng dạy khi lo chỗ học cho học trò còn khó. 

Chưa kể, một số trường chuẩn quốc gia phải nhận số học sinh vượt quá quy định sẽ “rớt chuẩn” nếu ngành chức năng kiểm tra lại. Giai đoạn này thì phải tập “sống chung với ca ba” những trường nào có kinh nghiệm dạy ca ba nhiều năm thì chia sẻ cho những trường mới để làm sao chất lượng dạy học vẫn đảm bảo. 




Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.

Hồn hậu miền biên ải

Nhâm Thái Bình - nhamhonghac@gmail.com |

Hai ngày, hai đêm lặn lội tại vùng biên giới Tây Ninh với những nét văn hóa đặc thù ẩn chứa trong các chùa chiền, thánh địa, sóc, làng, trong những thành lũy, hào sâu lần lượt bị xoáy mòn theo lớp bụi thời gian, chúng tôi được tận thấy những dấu ấn của công cuộc khai phóng biên cương đầy nhọc nhằn của ông cha. Những cảm xúc lăn dài theo bước chân lữ hành trên miền quan tái của chúng tôi như được nhân lên khi được đàm đạo với Đại đức Danh Xương - trụ trì Chùa Hiệp Phước ở xã biên giới Hòa Thạnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.

Hồn hậu miền biên ải

Nhâm Thái Bình - nhamhonghac@gmail.com |

Hai ngày, hai đêm lặn lội tại vùng biên giới Tây Ninh với những nét văn hóa đặc thù ẩn chứa trong các chùa chiền, thánh địa, sóc, làng, trong những thành lũy, hào sâu lần lượt bị xoáy mòn theo lớp bụi thời gian, chúng tôi được tận thấy những dấu ấn của công cuộc khai phóng biên cương đầy nhọc nhằn của ông cha. Những cảm xúc lăn dài theo bước chân lữ hành trên miền quan tái của chúng tôi như được nhân lên khi được đàm đạo với Đại đức Danh Xương - trụ trì Chùa Hiệp Phước ở xã biên giới Hòa Thạnh.