RỐI LOẠN GIAO THÔNG DỊP TẾT - Kỳ 2:

Tê liệt tàu xe, chậm trễ những chuyến bay

MINH QUÂN - HUYỀN TRÂN |

Dịp cận tết, TP.Hồ Chí Minh phải đối mặt với tình trạng kẹt xe kinh khủng nhất. Do nhu cầu đi lại của người dân tiếp tục tăng cao nên tình hình ùn tắc giao thông thêm nghiêm trọng, nhất là các điểm nóng quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe, nhà ga và các cửa ngõ ra vào TP.Hồ Chí Minh. Trong khi đó, đến thời điểm này gần như thành phố vẫn rơi vào bế tắc trong việc giải quyết vấn nạn kẹt xe.
Đường ra sân bay, 5km đi mất 1 giờ

Một trong những điểm nóng về kẹt xe nghiêm trọng tại TPHCM là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. PV đã thực hiện một chuyến xe ôtô vào giờ cao điểm từ trung tâm đến sân bay để ghi nhận thực tế. 17h40’ ngày 3.1.2017, chúng tôi đi xe ôtô theo lộ trình từ đường Trương Định (P.6, Q.3) - Lý Chính Thắng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi - Phan Đình Giót = Trường Sơn - sân bay Tân Sơn Nhất. Dù với đoạn đường chỉ 5km, song phải đến 18h45’ (tức mất hơn 1 giờ) mới đến được sân bay.

Dọc lộ trình, chúng tôi bị vướng ít nhất 5 - 6 điểm ùn tắc. Cụ thể trên đường Trương Định (đoạn giao với đường Ngô Thời Nhiệm kéo dài đến Điện Biên Phủ), đúng vào giờ cao điểm xuất hiện một xe ô tô vận chuyển rác công cộng to đùng án ngữ dưới lòng đường, để thu gom rác từ các thùng rác được tập kết về đây, gây kẹt xe cả một đoạn đường dài hàng trăm mét. Sang đến đường Lý Chính Thắng (đoạn từ Trương Định đến Trần Quốc Thảo), dòng phương tiện ken chật cứng, dù có 2 bảo vệ dân phố hướng dẫn điều tiết và cho xe tràn lên cả vỉa hè lưu thông, nhưng vẫn xảy ra ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân là ngay đoạn đường này có một trường Anh ngữ quốc tế, với hàng loạt xe ôtô đưa đón học sinh (loại xe 30 chỗ) và xe ô tô cá nhân của phụ huynh đưa đón con đậu hàng dài choán hết cả lòng đường.

Vừa qua được đoạn đường này, chúng tôi lại gặp tiếp một điểm ùn tắc khác ngay tại đoạn cầu Công Lý (đường Nguyễn Văn Trỗi), với hàng nghìn xe gắn máy, xe buýt, xe ôtô kẹt cứng từ bên này cầu kéo dài sang bên kia cầu. Tương tự, đó là các điểm kẹt xe khác như: Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ, đường Trường Sơn dẫn vào sân bay…

Những ngày qua, đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên bị ùn tắc giờ cao điểm. Tình trạng ùn tắc sẽ còn nghiêm trọng hơn vào những ngày giáp tết sắp tới khi nhu cầu đi lại của người dân ra khu vực sân bay tăng cao, kéo theo mật độ giao thông cũng quá tải. Trong dịp Tết Dương lịch 2017 (lượng khách đi lại chưa thật sự đông như Tết Nguyên đán), song nhiều hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất phải bỏ taxi giữa đường để chạy bộ vào sân bay cho kịp giờ do tắc đường vào tối 30.12.2016. Theo đó, từ đầu giờ chiều 30.12.2016, nhiều tuyến đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất như: Cộng Hòa, Nguyễn Văn Trỗi, Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn rơi vào tình trạng kẹt xe kéo dài.

Đến 17h30’, lượng xe lưu thông qua khu vực cổng sân bay hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ và đường Bạch Đằng tăng đột biến khiến nơi đây bị ùn tắc nghiêm trọng. Dù đoạn đường chỉ khoảng hơn 1km nhưng các phương tiện phải mất hơn 1 giờ mới tới trong sân bay. Không thể kiên nhẫn ngồi trên xe chờ, nhiều hành khách vội vàng lấy hành lý đi bộ cả cây số tiếp vào trong sân bay.

“Nếu tiếp tục ngồi trên taxi, chắc chắn tôi sẽ bị trễ chuyến bay” - anh Khoa - một trong những nạn nhân của tình trạng kẹt xe chiều tối ngày 30.12.2016 - nói. Anh Khoa cho biết, trước đó phải mất gần tiếng đồng hồ để di chuyển từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn tới gần sân bay. Khi chỉ còn cách sân bay 500m thì kẹt cứng không thể di chuyển, trong khi còn hơn 40 phút là hết giờ làm thủ tục lên máy bay, anh Khoa và người đi cùng đành xuống đi bộ vào sân bay cho kịp giờ.

Các phương tiện xếp hàng dài trước sân bay Tân Sơn Nhất giờ cao điểm.

Độc đạo ra vào sân bay, không tắc mới lạ

Mặc dù là sân bay quốc tế, song hiện nay lượng khách ra vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đều đổ dồn về một hướng đường Trường Sơn nên khiến cho trục đường này quá tải. Trong khi đó, tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo thành phố, ông Trần Doãn Mậu - GĐ Cảng vụ Hàng không Miền Nam cho biết, năm 2016, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất hơn 32 triệu lượt (tăng 21% so với năm 2015), trong khi năng lực khai thác của sân bay là 25 triệu lượt khách. Dự kiến năm 2017, hành khách qua Tân Sơn Nhất là 40 triệu lượt.

Theo ông Mậu, những ngày tết sắp đến, lượng khách sẽ tăng đột biến, dự kiến hơn 1 triệu lượt khách trong 10 ngày cao điểm tết (mỗi ngày hơn 108.000 hành khách với gần 800 chuyến bay) nên nguy cơ ùn tắc giao thông khu vực quanh sân bay là rất lớn.

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu khách ra vào khu vực sân bay, đường Trường Sơn hiện nay còn giữ vai trò như trục đường trung chuyển đi về các hướng khác của TPHCM. Bởi qua khảo sát của Cảng vụ Hàng không Miền Nam vừa qua cho thấy, hiện trên tuyến đường Trường Sơn có đến 90% số xe máy và 70% số ôtô lưu thông không phải mục đích vào sân bay, mà chủ yếu đi theo lộ trình từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp), qua đường Trường Sơn để đến vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) và ngược lại. Dù khu vực trước sân bay Tân Sơn Nhất vừa mở thêm 2 nhánh đường Hồng Hà và Bạch Đằng nhưng áp lực giao thông tại đây vẫn kinh khủng.

Để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay dịp tết, UBND thành phố đã yêu cầu Sở GTVT phối hợp với lực lượng CSGT tăng cường lượng điều tiết hướng dẫn giao thông, đồng thời sắp xếp bố trí phần luồng giao thông hợp lý. Về góc độ sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trần Doãn Mậu cho biết, dù tăng chuyến phục vụ hành khách trong dịp tết song sẽ bố trí khung giờ thấp điểm và bay đêm (từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau), để giảm quá tải cho nhà ga cũng như giao thông khu vực sân bay.

Về lâu dài, ông Bùi Xuân Cường - GĐ Sở GTVT cho biết, trong năm 2017 sẽ triển khai thi công 6 công trình giải quyết ách tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, gồm: Cầu vượt bằng thép tại nút giao thông Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài; nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm; cải tạo, mở rộng các tuyến đường Hoàng Minh Giám, đường Cộng Hòa, đường Hoàng Hoa Thám.

Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Sanh (chuyên gia về giao thông) cho rằng, thành phố cần xem xét quy hoạch các trục đường giao thông ra vào sân bay hợp lý, vì hiện nay ra vào sân bay đều dồn vào đường Trường Sơn là chưa ổn. Thành phố có thể phối hợp với ngành hàng không xem xét đẩy nhanh việc mở thêm các cổng ra vào sân bay kết nối với các trục đường Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa, để giải tỏa áp lực cho đường Trường Sơn hiện nay.

Giao thông quanh nhà ga, bến xe kẹt cứng

Không chỉ xảy ra quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, mà các tuyến đường quanh khu ga Sài Gòn, Bến xe Miền Đông cũng là những điểm nóng kẹt xe hiện nay khiến hành khách lo ngại lỡ chuyến khi những ngày tết cận kề. Tại khu vực ga Sài Gòn, các tuyến đường xung quanh những ngày cuối năm này cũng thường xuyên kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm. Từ hướng Q.10, Tân Bình, Q.11 đến ga Sài Gòn thì trục đường Cách Mạng Tháng Tám, 3/2 luôn trong tình trạng quá tải, do vậy những ngày giáp tết mật độ giao thông càng kinh khủng hơn.

Bên cạnh đó, những hành khách đi từ hướng quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè đến ga Sài Gòn, khi đi qua nhiều tuyến đường trong trung tâm có nguy cơ kẹt xe cao như Pasteur (Q.1), Võ Thị Sáu (Q.3), Nguyễn Tất Thành (Q.4)…Theo ông Đỗ Quang Văn - GĐ chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, những ngày cao điểm tết năm trước, có hàng chục hành khách đến ga Sài Gòn trễ giờ rồi phải quay về. Vì vậy, nhà ga khuyến cáo hành khách nên có mặt tại ga trước giờ tàu chạy từ 1 - 2 tiếng.

“Hành khách cần đến ga sớm để tránh thiệt hại không đáng có. Về nguyên tắc, vé tàu trễ giờ sẽ không còn giá trị. Chính vì thế, việc giải quyết cho hành khách mua vé chuyến kế tiếp là bất đắc dĩ và cũng không phải lúc nào cũng còn ghế trống mà được mua bổ sung” - ông Văn cho biết.

Trong khi đó, đối với đường bộ thì khu vực quanh Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) đáng lo ngại nhất. Bởi bình thường, các trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13, Đinh Bộ Lĩnh gần như ngày nào cũng kẹt cứng. Vào những ngày cao điểm tết, mỗi ngày tại Bến xe Miền Đông có khoảng 1.400 - 2.000 xe khách xuất bến (với khoảng 40.000 - 50.000 hành khách/ngày), do đó áp lực giao thông dồn lên các trục đường quanh bến xe càng lớn và khó tránh khỏi ùn tắc. Vì vậy, Bến xe Miền Đông đã đề nghị Sở GTVT có lộ trình dự phòng cho xe rời bến để hàng ngàn xe từ Bến xe Miền Đông không bị ùn ứ trong bến và hành khách không bị trễ giờ xe chạy.

Về lâu dài, để giảm kẹt xe khu vực này, thành phố sẽ di dời Bến xe Miền Đông sang bến xe mới tại quận 9. Dự án xây Bến xe Miền Đông mới có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 773 tỉ đồng, sẽ được khởi công giai đoạn 1 vào đầu năm 2017 và hoàn thành vào năm 2018.

Theo Sở GTVT TPHCM, tốc độ lưu thông trung bình khu vực trung tâm thành phố (qua theo dõi từ hệ thống dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt) trong tháng 12.2016, tiếp tục giảm so với tháng 11.2016: giờ cao điểm sáng 19km/h, (giảm 9,5%), giờ cao điểm chiều 18,0km/h (giảm 5,2%), giờ thấp điểm cũng chỉ đạt 20,9km/h.
MINH QUÂN - HUYỀN TRÂN
TIN LIÊN QUAN

Rối loạn giao thông dịp tết

XUÂN NHÀN - PHƯỚC TÍN |

Quá tải lưu thông đường bộ luôn là vấn đề nóng bỏng dịp cuối năm. Đặc biệt, khi việc vận tải hàng hóa và hành khách tăng đột biến dịp tết. Trong khi 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM đang lún sâu vào vấn nạn kẹt xe, quá tải ở sân bay, bế tắc về giải pháp… thì các cung đường Bắc-Nam, đặc biệt đoạn qua miền Trung lại đồng loạt xuống cấp nặng. Đáng nói là những cung đường này vừa mới được đầu tư kinh phí lớn để nâng cấp, mở rộng, hàng loạt các trạm thu phí dựng lên, tăng mức thu 2,5 - 3 lần. Nhưng giao thông thì không êm thuận, tiềm ẩn tai nạn, nhất là với lưu lượng xe vận tải và hành khách gia tăng.

Xuân Lộc có nhiều nông dân tỷ phú

HÀ ANH CHIẾN |

Trên mảnh đất khô cằn của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), những người nông dân chân đất đã biết tập hợp nhau lại vào các Câu lạc bộ năng suất cao, cùng tìm đường đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao. Từ đây, đã xuất hiện những ngôi sao sáng là những ông vua bắp của Việt Nam, người trồng hồ tiêu giỏi nhất thế giới… Thu nhập của họ hàng năm lên tới cả tỷ đồng và họ còn tạo điều kiện để những nông dân khác vươn lên.

Vũ khí sát thương thẩm lậu vào Việt Nam một cách công khai

Nhóm PV thời sự |

Tôi ngược lên Lào Cai với mong muốn “mục sở thị” những gì mà cánh dân chơi vẫn thường rỉ tai nhau: Nơi này, tồn tại đâu đó một cung đường để tuồn những mặt hàng cấm từ bên kia biên giới vào trong nước tiêu thụ…

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Rối loạn giao thông dịp tết

XUÂN NHÀN - PHƯỚC TÍN |

Quá tải lưu thông đường bộ luôn là vấn đề nóng bỏng dịp cuối năm. Đặc biệt, khi việc vận tải hàng hóa và hành khách tăng đột biến dịp tết. Trong khi 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM đang lún sâu vào vấn nạn kẹt xe, quá tải ở sân bay, bế tắc về giải pháp… thì các cung đường Bắc-Nam, đặc biệt đoạn qua miền Trung lại đồng loạt xuống cấp nặng. Đáng nói là những cung đường này vừa mới được đầu tư kinh phí lớn để nâng cấp, mở rộng, hàng loạt các trạm thu phí dựng lên, tăng mức thu 2,5 - 3 lần. Nhưng giao thông thì không êm thuận, tiềm ẩn tai nạn, nhất là với lưu lượng xe vận tải và hành khách gia tăng.

Xuân Lộc có nhiều nông dân tỷ phú

HÀ ANH CHIẾN |

Trên mảnh đất khô cằn của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), những người nông dân chân đất đã biết tập hợp nhau lại vào các Câu lạc bộ năng suất cao, cùng tìm đường đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao. Từ đây, đã xuất hiện những ngôi sao sáng là những ông vua bắp của Việt Nam, người trồng hồ tiêu giỏi nhất thế giới… Thu nhập của họ hàng năm lên tới cả tỷ đồng và họ còn tạo điều kiện để những nông dân khác vươn lên.

Vũ khí sát thương thẩm lậu vào Việt Nam một cách công khai

Nhóm PV thời sự |

Tôi ngược lên Lào Cai với mong muốn “mục sở thị” những gì mà cánh dân chơi vẫn thường rỉ tai nhau: Nơi này, tồn tại đâu đó một cung đường để tuồn những mặt hàng cấm từ bên kia biên giới vào trong nước tiêu thụ…