Xuân Lộc có nhiều nông dân tỷ phú

HÀ ANH CHIẾN |

Trên mảnh đất khô cằn của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), những người nông dân chân đất đã biết tập hợp nhau lại vào các Câu lạc bộ năng suất cao, cùng tìm đường đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao. Từ đây, đã xuất hiện những ngôi sao sáng là những ông vua bắp của Việt Nam, người trồng hồ tiêu giỏi nhất thế giới… Thu nhập của họ hàng năm lên tới cả tỷ đồng và họ còn tạo điều kiện để những nông dân khác vươn lên.

Tiên phong trở thành vua trồng bắp lai

Huyện Xuân Lộc đến nay đã hình thành được hàng trăm trang trại, HTX thu hút hàng chục ngàn hội viên đăng ký tham gia, tạo ra những cú hích kinh tế giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ðiển hình như năng suất cây bắp lai trong câu lạc bộ năng suất cao đạt 11 - 12 tấn/ha, lúa 6 - 8 tấn/ha; cây điều đạt trên 3 tấn/ha, cây hồ tiêu đạt 5 - 7 tấn/ha…, trong đó nổi bật lên những nông dân tỷ phú.

Ông Vua bắp Lý Phát Sinh

Một “ngôi sao” nông dân mới nổi của tỉnh Đồng Nai là vua trồng bắp Lý Phát Sinh, Chủ nhiệm HTX sản xuất thương mại dịch vụ Lang Minh, xã Lang Minh, H.Xuân Lộc. Tại đây, người dân Lang Minh trồng bắp đạt 12 tấn/ha là chuyện bình thường, còn ông Sinh thì luôn là người trồng bắp vô địch, đạt 13 tấn/ha, cao nhất lên tới 14 tấn/ha. Chính thành tích “choáng ngợp” như vậy, ông Sinh được Đoàn ủy ban kinh tế của Quốc hội vào tận nơi để chứng kiến và học hỏi kinh nghiệm trồng bắp đạt năng suất cao của ông. Dù là nông dân chân chất suốt ngày bám ruộng nương, nhưng trong nhà ông Sinh treo đầy bằng khen, thư khen, kỷ niệm chương… của Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Ông Sinh nói: “Đó toàn là bằng khen do tôi trồng bắp giỏi”.

Ông Lý Phát Sinh - người dân tộc Hoa Nùng từ Quảng Ninh đến xã Lang Minh lập nghiệp gần 40 năm nay, từ cái thuở ban đầu thiếu thốn trăm bề. Ông Sinh kể: Khi chúng tôi về lập nghiệp thì xã Lang Minh đang là rừng tre và cây tạp, không có nhà cửa, chỉ có các ụ mối cao quá đầu người. Sau đó, chúng tôi dùng sức người khai hoang, lập ấp để ở và sinh sống. Khoảng năm 1980 thì Nhà nước bắt đầu cho làm thủy lợi dẫn nước vào, đồng thời làm một con đường đất và dân cư bắt đầu tập trung về đây đông đúc, cuộc sống khi đó chỉ trông chờ vào 3 vụ lúa – là thứ cây duy nhất nuôi sống người dân. Đến năm 1993, việc làm lúa 3 vụ cũng trở nên khó khăn do thiếu nước tưới tiêu, lúa chết khô trên đồng, chúng tôi chuyển vụ Đông – Xuân qua trồng bắp để hy vọng đổi vận, nhưng thất bại, bắp ra trái lép còn lúa vẫn còi cọc, năng suất thấp. Chán nản, bà con bỏ bê trồng bắp và tiếp tục làm lúa lay lắt.

Năm 2000, từ chỉ đạo quyết liệt của huyện nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển vụ Đông - Xuân làm bắp. “Tôi nghĩ nếu không chuyển đổi thì mãi cứ nghèo nên tiên phòng làm liều một phen, ai ngờ lại thành công lớn cây bắp cho năng suất cao” – ông Sinh nói. Từ đó, gần 400 hộ dân trong ấp cũng theo tôi chuyển sang trồng một vụ bắp 2 vụ lúa.  “Từ khi chuyển đổi sang cây bắp Đông- Xuân thành công ai cũng phấn khởi. Trước đây làm lúa cứ làm được 2 sào thì 1 sào lúa phải đem đi trả nợ, bây giờ đời sống người dân trở nên khấm khá hơn rất nhiều, xây được nhà mới, mua xe mới bộ mặt xã Lang Minh thay đổi giàu lên nhờ cây bắp” – ông Sinh phấn khởi.

Ông Sinh chia sẻ bí quyết làm giàu từ cây bắp: “Đối với bắp giống từ khi gieo đến ngày thu hoạch chỉ từ  95-100 ngày, thì chúng tôi kéo dài đến 120 ngày mới thu hoạch. Bắp giống bón đồng 4 - 45 ngày, nhưng đến ngày thứ 60 chúng tôi vẫn bón đồng phủ phân, kéo dài thời gian sinh trưởng của bắp, tăng năng suất. Hiện tại, năng suất trồng bắp của tôi đạt 13 tấn bắp khô/ha, tương đương 17 tấn tươi. Gia đình tôi trồng 7ha đất bắp với năng suất 13 tấn/ha thì một năm thu hoạch được 80 tấn, với giá 5.000 đồng/kg, khoảng 400 triệu/năm cộng với 2 vụ lúa, thu nhập cũng tiền tỷ/năm”. Từ điển hình xã Lang Minh với cây bắp lai, mô hình “2 bắp và 1 lúa” đã lan tới khắp các xã có điều kiện về nước tưới trong huyện, đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho người dân. Hiện nay, huyện đang nhân rộng mô hình trồng 4 vụ bắp/năm để cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Tự mày mò thành người trồng tiêu giỏi nhất thế giới

Dù quy mô không lớn, nhưng ông Trần Hữu Thắng, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc lại được biết đến là “người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”. Ít vốn, lại thiếu khiến thức về kỹ thuật, nhưng ông Thắng lại có điểm hay là tự mày mò tìm hiểu để trồng trọt. Ông Thắng cũng gặp vấn đề tương tự vùng trồng lúa Lang Minh – nơi ông Lý Phát Sinh – đó là vấn đề thiếu nước tưới. “Lúc bấy giờ nước uống còn không đủ chứ nói gì đến nước tưới vườn, tưới rẫy” - ông Thắng nói. Tuy nhiên, với 3 sào đất trong tay, ông đã vượt khó tự mày mò, trồng ban đầu vài nọc tiêu xen canh củ mì để sản xuất và phát hiện cây tiêu sinh trưởng rất tốt, cho năng suất cao. Nhận thấy cây tiêu chính là cây trồng có thể giúp mình thoát nghèo nên ông Thắng đã cất công đi tìm hiểu nhiều nơi để học hỏi kỹ thuật chăm sóc cây tiêu.  

Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới

Ông chia rẫy của mình thành 3 khu vực riêng biệt với 3 cách chăm sóc khác nhau. Đến mùa thu hoạch diện tích nào cho năng suất cao thì ông chọn để áp dụng cho toàn bộ diện tích. Tuy nhiên, thiếu nước tưới cho sản xuất vẫn là vấn đề lớn nhất. Ông Thắng tâm sự: “Lúc đó vào mùa khô cả gia đình phải thức dậy từ 2h sáng lên núi Gia Lào để dẫn nước về tưới rẫy”. May mắn, thời điểm này giá tiêu liên tục tăng cao nên gia đình trúng mùa và bắt đầu có vốn để đầu tư lớn. Ông Thắng quyết định mua thêm đất để mở rộng diện tích canh tác. Để giải quyết cái khó nước tưới trong sản xuất, năm 2006, ông Thắng đã tiên phong áp dụng chương trình tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống do Trung tâm khuyến nông huyện Xuân Lộc chuyển giao. Nhờ đó, không những giải được bài toán nước tưới cho sản xuất, mà năng suất vườn tiêu của gia đình anh liên tục tăng cao từ 6 tấn/ha lên 8 tấn/ha, có năm năng suất vườn tiêu của anh đạt kỷ lục 11 tấn/ hecta. Hiện vườn tiêu của anh Thắng luôn ổn định từ 7-10 tấn/ha. Với 3ha tiêu, 4 ha caosu mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 1-2 tỷ đồng.

Ngày 18.4.2013, một niềm vui khôn tả đến với anh nông dân Trần Hữu Thắng. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương Việt Nam trao danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”.Hiện nay, ông Thắng cùng hàng trăm hộ dân ở đây đã làm giàu từ mô hình trồng tiêu trên vùng đất khô cằn, sỏi đá, năng suất tiêu của gia đình ông còn vươn đến 11 tấn/ha;

Xuất sắc là vậy, nhưng theo ông Lê Quốc Việt – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc, ông Thắng cũng mới dừng lại ở… tầm trung ở huyện Xuân Lộc về những điển hình nông dân sản xuất giỏi kiếm tiền tỷ. Xuân Lộc là một trong những huyện đi đầu, có nhiều điển hình, có những hộ nông dân sản xuất giỏi đã được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Có những hộ từ nghèo khổ vươn lên thành hộ sản xuất giỏi như ông Hồ Sơn Tư ở xã Xuân Hòa, đây là một hộ nông dân đi đầu trong trồng rừng cũng như sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tham gia tích cực trong các phong trào xây dựng nông thôn mới; hay ông Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Thanh Đức (huyện Xuân Lộc) cũng đi lên từ gian khó để trở thành ông vua nuôi gà đẻ trứng ở Đồng Nai, cung cấp trứng gà cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ và xuất khẩu đi nước ngoài, quy mô đầu tư lên tới cả trăm tỷ đồng. Ngoài việc đóng góp cơ sở hạ tầng ở nông thôn, họ còn sản xuất để nâng cao thu nhập và tạo điều kiện cho nhiều hộ khác cùng vươn lên, giải quyết lao động ở địa phương…

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.