Quy hoạch các thành phố lớn đang bị “băm nát”

GIA MIÊU - THANH VY |

Sự bất hợp lý trong quy hoạch các thành phố lớn thời gian qua gây bức xúc trong dư luận, gần đây lại trở nên “nóng” hơn khi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn chỉ ra bằng hai từ “băm nát”.
Cụ thể, khi làm việc với Sở QHKT, ông Chung cho rằng, chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch “băm nát” Hà Nội, bởi những khu đất 5-7ha đã bị “băm ra” cho 2-3 chủ đầu tư...

Thủ đô thì đã vậy, những thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, cũng đều có những vấn đề riêng về quy hoạch: Ở TP.Hồ Chí Minh, nhà cao tầng “dồn toa” vào nội thành gây áp lực nặng nề cho hạ tầng giao thông; Đà Nẵng, dù được đánh giá là thành phố có bước phát triển đô thị đi đầu cả nước, hiện cũng không còn một quỹ đất trống nào để xây khu đô thị mới trong tương lai...

Kỳ 1: Dự án nhà cao tầng “dồn” vào nội thành, hạ tầng quá tải

Mỗi sáng, chiều, nhiều tuyến giao thông kết nối trung tâm với khu vực ven vào nội thành TPHCM như xa lộ Hà Nội, các con đường Trường Chinh, Cộng Hòa… liên tục quá tải do lượng người dân dồn vào nội đô làm việc. Nguyên nhân chính của thực trạng này, theo một số chuyên gia, là do quy hoạch - thành phố đang “dồn” dự án nhà ở vào nội thành quá nhiều.

Đường làm chậm, cao ốc xây nhanh

Nhằm giảm áp lực dân số và hạ tầng đô thị khu vực trung tâm, nhiều năm qua, TPHCM đã có kế hoạch xây dựng các khu đô thị mới ở các vùng ven như khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi), khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè)… Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án rất chậm, trong khi các dự án đô thị khu trung tâm lại mọc lên như nấm, nhất là các dự án nhà ở cao tầng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khiến hệ thống hạ tầng trở nên quá tải.

Đơn cử như con đường Phổ Quang (quận Tân Bình) chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3km nhưng hiện tại đây có đến 5 dự án cao ốc đang được hối hả xây dựng. Hệ quả là, kẹt xe tại tuyến đường này diễn ra triền miên, tuyến đường trở thành một trong những “điểm đen” về giao thông. Đây cũng là tình trạng chung dễ dàng nhận thấy ở các khu vực quận 7, quận Bình Thạnh…

Bên cạnh đó, một vấn đề đau đầu khác đang hiện hữu của một số quận trong khu vực nội đô ở TPHCM, đó là việc ở một số chung cư phần lớn theo thiết kế ban đầu, đều được xây dựng trên nền hạ tầng rộng rãi, có đường rộng kết nối vào chung cư, thậm chí nhiều đường và hướng thoát hiểm, tiếp cận từ bên ngoài. Nhưng đó là thiết kế ban đầu, còn thực tế các chung cư này hiện tại bị “nhốt” trong hẻm, trong đó có một phần nguyên nhân là do quy hoạch xong rồi để đó. Đây là hệ quả của quá trình chỉnh trang theo kiểu “khoét lõm” các khu dân cư hiện hữu trong nội thành.

Đơn cử như, theo bản đồ tổng mặt bằng của chung cư Mỹ Phước (phường 2, Q. Bình Thạnh) được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt năm 2002 có đến 3 tuyến đường đi qua. Tuy nhiên, thực tế hơn 10 năm sử dụng, người dân chung cư Mỹ Phước chỉ có lối vô chung cư duy nhất là hẻm 280 Bùi Hữu Nghĩa rộng khoảng 7m thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông. Hay như chung cư số 654/6 đường Lạc Long Quân (Q.Tân Bình) cũng chịu cảnh “kẹt” trong hẻm. Chủ đầu tư chung cư này cho biết, theo quy hoạch, hẻm 654 sẽ được Nhà nước mở rộng nên dù chung cư này nằm sâu trong hẻm 50m vẫn không thành vấn đề đối với gần 2.000 cư dân sinh sống. Dự án mở rộng hẻm được giao cho UBND Q.Tân Bình thực hiện, nhưng chung cư hoàn thành nhiều năm nay mà dự án mở rộng hẻm trên vẫn còn trên giấy.

Còn tại khu vực trung tâm của thành phố, các chuyên gia về kiến trúc cũng đang đưa ra lời cảnh báo về việc các dự án cao ốc xuất hiện ngày càng nhiều sẽ gây áp lực rất lớn đến hạ tầng cũng như phá vỡ kiến trúc đô thị của khu trung tâm. Chỉ tính riêng 3 tuyến là đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và Hàm Nghi (quận 1) hiện đã có hàng chục dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn lớn nhỏ chuẩn bị mọc lên.

Ngoài ra, bao quanh khu vực một số tuyến đường khác của quận 1 như Thi Sách, Hai Bà Trưng, Lý Tự Trọng trong năm 2016 có gần 10 dự án bất động sản (BĐS) cao cấp, có dự án cao trên 50 tầng được khởi công xây dựng. Một ví dụ khác là một số khu vực như Ba Son, Tân Cảng cũng đang rục rịch cho xây dựng các cao ốc lớn. Đây sẽ là những áp lực rất lớn lên hạ tầng trong trung tâm.

Các dự án nhà ở mọc lên ồ ạt ở cửa ngõ phía đông thành phố. Ảnh: G.M

Giảm áp lực cho trung tâm

Một số chuyên gia kiến trúc cho rằng, công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng của thành phố trong nhiều năm qua chưa quan tâm đến các vấn đề xã hội như dân số, điều kiện sống của người dân tại khu vực đó, khiến nhiều công trình mọc lên nhưng chất lượng cuộc sống một số nơi lại giảm. Việc phát triển các cao ốc tại khu trung tâm sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đã yếu kém.

Ngoài áp lực về mật độ dân cư còn là áp lực về phương tiện lưu thông ra vào khu trung tâm, vấn nạn kẹt xe và tình trạng ô nhiễm không khí. Và một khi khu trung tâm càng gia tăng các hoạt động dịch vụ liên quan đến bất động sản, thu hút người dân tập trung về đây để làm việc, sinh sống, kinh doanh... thì việc tổ chức các lối thoát ra vào khu vực này càng khó khăn hơn. Đây cũng là bài toán nan giải cho các nhà quản lý đô thị, trong mục tiêu cân đối lợi ích giữa việc cấp giấy phép cho các công trình cao ốc và mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông, tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ liên quan đến bất động sản và bảo tồn những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, với tình trạng đô thị như hiện nay, khoảng 4-5 năm nữa TPHCM sẽ quá tải. TPHCM không nên cho xây chen cao ốc vào trung tâm mà nên tập trung về các khu xây dựng mới chẳng hạn như Thủ Thiêm. Tại sao TP đã quy hoạch khu Thủ Thiêm rộng rãi nhưng nhà đầu tư vẫn đổ về trung tâm? Khi cho nhà đầu tư vào xây dựng cao ốc tại khu vực trung tâm thì lẽ ra TP cần phải có ràng buộc về nghĩa vụ của nhà đầu tư với hạ tầng để hạn chế việc nhà đầu tư cứ nhằm vào khu vực này.

Ở đây có lẽ việc khuyến khích đầu tư của TP chưa đúng hoặc khu vực ngoài khu trung tâm chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Nếu TP có thể chuyển khu trung tâm hành chính ra Thủ Thiêm thì lập tức giảm được đầu tư vào khu vực trung tâm TP. Còn vẫn để trung tâm hành chính như hiện nay thì chắc chắn người ta vẫn cứ đổ xô vào trung tâm dù giá đất tăng cao, vì thông thường trung tâm hành chính ở đâu thì trung tâm ở đấy.

Trong khi đó, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước khi cấp phép xây dựng, các dự án nhà ở, nhà cao tầng đều được thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao…) và một trong những điều kiện để được chấp thuận đầu tư là phải phù hợp với quy hoạch, đồng bộ với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên, ông Trần Trọng Tuấn cũng thừa nhận, thời gian qua, việc xây dựng các dự án nhà ở, công trình cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là các dự án này thường “đi trước” quy hoạch và hoàn thành trước các dự án hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Một trong những bất cập nữa là các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại thường được xây dựng xen kẽ các khu dân cư sầm uất hiện hữu, trong khi hạ tầng giao thông, đường sá lại không được nâng cấp, mở rộng.

Trả lời với vấn đề được các chuyên gia đặt ra là trong nhiều năm qua, quá trình cấp phép xây dựng đối với các công trình trên, cơ quan chức năng thành phố có xem xét, đánh giá, tính toán mức độ ảnh hưởng đến giao thông không, ông Trần Trọng Tuấn cho rằng, thường những dự án nhà cao tầng phải nằm ở những khu vực có hạ tầng đồng bộ.

Tuy nhiên, một số nơi các dự án mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông còn vướng mắc nên chậm được triển khai. Giải pháp khắc phục sắp tới của sở là trước khi xem xét cấp phép các công trình cao tầng phải bảo đảm kết nối với các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. “Sở Xây dựng đang xây dựng chương trình phát triển nhà ở 5 năm và 10 năm. Trong đó, để bảo đảm sự kết nối hạ tầng kỹ thuật, dự kiến giữa năm 2017, UBND thành phố sẽ có tờ trình HĐND thành phố, quy định phải có sự kết nối thống nhất giữa công trình nhà ở với công trình hạ tầng kỹ thuật tại từng khu vực và trên địa bàn thành phố”, ông Trần Trọng Tuấn khẳng định.

Mục tiêu giãn dân khu vực trung tâm TPHCM sẽ khó đạt được nếu việc cấp phép xây dựng cho các dự án nhà ở, công trình cao tầng diễn ra tràn lan.
GIA MIÊU - THANH VY
TIN LIÊN QUAN

Điệp khúc tắc đường và bài toán khó giải

TRẦN VƯƠNG - LONG NGUYỄN |

Tắc đường và điệp khúc “Hà Nội không vội được đâu” có lẽ đã thành “chân lý” để mô tả về tình hình giao thông nội đô Hà Nội. Vào các giờ cao điểm trong ngày, nhiều ngả đường ở Hà Nội ùn ứ nghiêm trọng, hàng vạn người chôn chân tại chỗ, tiến thoái lưỡng nan. Vào những ngày giáp tết, tình hình giao thông lại càng trở nên phức tạp hơn, nhiều cung đường Hà Nội đều kẹt cứng từ sáng sớm tới tối muộn.

“Vỡ trận” quy hoạch taxi, giao thông TPHCM tắc nghẽn

Huyền Trân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, dự báo số lượng taxi tại TPHCM đến năm 2020 đạt khoảng 12.700 xe. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, số lượng taxi tại TPHCM thực tế là 26.404 xe (gồm 11.060 xe taxi truyền thống + 15.344 xe dạng Uber, Grab), vượt gấp đôi mức dự báo của năm 2020. Với số lượng taxi tăng đột biến thời gian vừa qua, trong khi hệ thống bến bãi gần như bằng “0” đã làm phá vỡ quy hoạch taxi trên địa bàn thành phố, và đây cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Những ai đã “quy hoạch băm nát thủ đô”?

Vương Hà |

Hai từ “băm nát” được chính Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn chỉ ra khi làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc. Vậy câu hỏi đặt ra là: Những ai đã “quy hoạch băm nát thủ đô”?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điệp khúc tắc đường và bài toán khó giải

TRẦN VƯƠNG - LONG NGUYỄN |

Tắc đường và điệp khúc “Hà Nội không vội được đâu” có lẽ đã thành “chân lý” để mô tả về tình hình giao thông nội đô Hà Nội. Vào các giờ cao điểm trong ngày, nhiều ngả đường ở Hà Nội ùn ứ nghiêm trọng, hàng vạn người chôn chân tại chỗ, tiến thoái lưỡng nan. Vào những ngày giáp tết, tình hình giao thông lại càng trở nên phức tạp hơn, nhiều cung đường Hà Nội đều kẹt cứng từ sáng sớm tới tối muộn.

“Vỡ trận” quy hoạch taxi, giao thông TPHCM tắc nghẽn

Huyền Trân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, dự báo số lượng taxi tại TPHCM đến năm 2020 đạt khoảng 12.700 xe. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, số lượng taxi tại TPHCM thực tế là 26.404 xe (gồm 11.060 xe taxi truyền thống + 15.344 xe dạng Uber, Grab), vượt gấp đôi mức dự báo của năm 2020. Với số lượng taxi tăng đột biến thời gian vừa qua, trong khi hệ thống bến bãi gần như bằng “0” đã làm phá vỡ quy hoạch taxi trên địa bàn thành phố, và đây cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Những ai đã “quy hoạch băm nát thủ đô”?

Vương Hà |

Hai từ “băm nát” được chính Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn chỉ ra khi làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc. Vậy câu hỏi đặt ra là: Những ai đã “quy hoạch băm nát thủ đô”?