Những người “xoá mù luật” cho công nhân

Lê Tuyết |

Cũng là công nhân, nhưng những công nhân thuộc lực lượng nòng cốt của Trung tâm tư vấn pháp luật Đồng Nai (thuộc LĐLĐ Đồng Nai) sau khi rời nhà máy đã không quản ngại đường xa, mưa gió, tình nguyện tìm đến các khu nhà trọ để tuyên truyền, tư vấn pháp luật miễn phí cho đồng nghiệp của mình. Họ được ví như những người “xóa mùa luật” cho công nhân. Những lúc khó khăn, họ lại động viên nhau: Phải cố gắng hơn nữa, bởi con đường “xóa mù luật” cho công nhân còn rất dài...

Không ai hiểu công nhân bằng công nhân

18 giờ tối thứ bảy, chúng tôi có mặt tại nhà trọ trụ trên đường Chợ Chiều (ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), cách trung tâm thành phố Biên Hòa chừng 20 cây số. “Còn khá sớm. 1 tiếng nữa mới bắt đầu” - anh Nguyễn Thanh Vũ, làm việc tại Cty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Đồng Nai), trưởng nhóm lực lượng công nhân nòng cốt huyện Trảng Bom, nhìn đồng hồ nói.

Theo anh Vũ, giờ này anh em mới tan ca, phải để mọi người ăn tối. Riêng phần tổ chức, tổ 3 của nhóm Trảng Bàng đã chuẩn bị xong. Nhóm Trảng Bảng có 27 thành viên đều là công nhân, làm việc tại các công ty trên địa bàn. Nhóm chia làm 3 tổ có nhiệm vụ lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung, liên hệ với chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, tập hợp công nhân, tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần.

Trời chuyển mưa, tối sầm. Người phụ nữ dáng tất tả còn mặc nguyên bộ đồng phục công nhân đi như chạy đến nhóm tư vấn. Chị là Trương Thị Kim Cúc, công nhân Công ty Tuico, khu công nghiệp Hố Nai 3. Chị bảo, vì có việc rất nguy cấp nên vừa tan ca, chị vội vã đến đây nhờ tư vấn. Chị làm việc ở công  ty  gần 4 năm nhưng công ty ký với chị 3 hợp đồng lao động mà hợp đồng nào cũng 1 năm.

Mới đây, sau thời gian nghỉ điều trị ốm, chị nghe chuyền trưởng thông báo, công ty sẽ cho chị nghỉ việc khi hợp đồng lao động thứ 3 hết hạn. Chị lo lắng, ăn ngủ không yên, làm việc gì cũng bần thần vì chị đã lớn tuổi, nếu công ty cho nghỉ, chị không biết sẽ xoay sở ra sao!

Lắng nghe chuyện của chị Cúc, Huỳnh Bảo Thanh, đang là công nhân Cty Dona Paciffic (Đồng Nai), thành viên tổ 3, tư vấn: “Về nguyên tắc, ở hợp đồng lao động thứ 3, người lao động phải được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu công ty có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn một năm, nhưng nếu có tranh chấp xảy ra, cơ quan chức năng hoặc tòa án sẽ xác định đó là hợp đồng không xác định thời hạn và dựa vào đó để giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Ở trường hợp của chị Cúc, chị nghỉ ốm vì bị tai nạn lao động, có giấy của bác sĩ thì chị hoàn toàn an tâm, nếu công ty dựa vào đó cho chị nghỉ việc thì chị nên khiếu nại đến cơ quan chức năng là Phòng LĐTBXH huyện Trảng Bom. Chị có thể liên hệ với Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn tỉnh Đồng Nai để được hỗ rợ pháp lý miễn phí”. Câu chuyện trao đổi qua lại, khuôn mặt chị Cúc dần dãn ra, chị ra về không quên gửi lời cảm ơn. Chị đội mưa ra về vì “còn chồng và con đang đợi ở nhà”.

Không ai hiểu công nhân bằng công nhân 

Chị Cúc chỉ là một trong rất nhiều trường hợp các thành viên trong tổ 3 đã tư vấn khi họ bị công ty hành xử không đúng. Chị Tạ Thị Liên, tham gia vào nhóm tư vấn pháp luật Trảng Bom được 5 năm, tâm sự, nhiều người hỏi chị, tại sao có thể gắn bó với công việc gần như là không lương này? Thay cho câu trả lời, chị kể lại câu chuyện của chính mình: Cách đây 6 năm, tại công ty chị làm việc, Ban giám đốc có một sở thích kỳ quái đó là chửi công nhân với những từ ngữ nặng nề, khinh miệt. Chị định nghỉ việc, nhưng trước khi nghĩ chị muốn phải làm một việc gì đó cho người ở lại bởi “nhiều công nhân dù bức xúc, chán nản nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền không thể nói nghỉ việc là nghỉ”.

Mỗi khi giám đốc chửi, chị và một số anh chị em công nhân ghi âm lại, làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, một số lãnh đạo hay chửi phải xin lỗi công nhân, một số quản lý bị thay thế. Sau vụ việc đó, chị cũng đổi việc rồi đăng ký tham gia vào lực lượng công nhân nồng cốt tuyên truyền pháp luật.

Mỗi thành viên đến với lực lượng công nhân nồng cốt ở nhiều tình huống khác nhau, nhưng khi chia sẻ lý do để gắn bó với công việc gần như không lương này, tất cả đều có điểm chung rằng: Không ai hiểu công nhân bằng công nhân. Đời làm công nhân, ai chẳng từng bị công ty ép tăng ca đến hơn 1.000 giờ mỗi năm, bị trù dập, bị hạn chế đi vệ sinh… “Từng rơi vào hoàn cảnh ấy, mới thấy, chỉ cần biết một chút kiến thức về pháp luật cũng là vũ khí để công nhân tự bảo vệ mình” – chị Liên chia sẻ.

Hướng công nhân đi đúng đường

Có mặt tại buổi tuyên truyền pháp luật ở ấp Thanh Hóa từ rất sớm, ông Lê Đức Thụy, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Trảng Bom, mang theo một chiếc loa di động, đã sạc đầy pin, mở máy bài hát mới lên thử nghiệm. Ông cười, ra vẻ tâm đắc. Nhịp nhịp chân theo lợi bài hát mới, ông chia sẻ: “Những buổi tuyên truyền pháp luật nhà trọ không chịu sự tác động của chủ doanh nghiệp. Công nhân có thể ngồi nghe đến 1, 2 giờ sáng, không sợ hết giờ, trao đổi thoải mái mà không lo lắng bị chủ doanh nghiệp trù dập vì cả gan nói cái sai của công ty”. Theo lời ông, từ những bức xúc của công nhân tại các buổi tuyên truyền, LĐLĐ huyện, cơ quan chức năng huyện Trảng Bom có cơ sơ để điều chỉnh hoặc làm việc với các chủ doanh nghiệp giải quyết những khiếu nại của công nhân.

Để tạo được thói quen “công nhân đi nghe luật” như ngày hôm nay, các thành viên của nhóm tư vấn pháp luật phải vượt qua rất nhiều khó khăn, chưa kể phải nghĩ ra các “chiêu trò” để thu hút công nhân tham gia. Trần Nam Trung, làm việc tại Cty Xây lắp số 7 (Đồng Nai) kể về lần đầu mình đi tư vấn, khi mọi thứ đã sẵn sàng thì không một công nhân nào xuất hiện. “Họ đóng cửa ngồi trong phòng trọ hoặc chỉ liếc mắt ngó qua rất hỡ hững. Hơn 7 giờ tối, chúng tôi phân công cho một bạn nữ bắt đầu tuyên truyền, các bạn còn lại đi đến từng phòng trọ thuyết phục, công việc chẳng khác nào các cô giáo đi thuyết phục học sinh vùng cao ra lớp!” – anh Trung nhớ lại.

Một buổi tối tuyên truyền như thế này họ chỉ nhận được... 70 ngàn đồng 

Trời mưa lâm thâm, bạn nữ vừa nói vừa run vì lạnh, cả đội bắt đầu thấy nản thì một nữ công nhân chừng 25 tuổi, bế đứa con còn đỏ hỏn, đi về phía chúng tôi, mắt đỏ hoe: “Em bị công ty cho nghỉ việc lúc đang mang bầu, em phải làm sao?” Một người rồi vài người, công nhân cả khu trọ ra ngồi chật kín sân tự lúc nào. Không khí bắt đầu hào hứng lên bởi những vấn đề mà đội đặt ra rất sát với đời sống của anh chị em công nhân. Trung nói thêm: “Nguyên tắc của chúng tôi là nói đúng, nói đủ. Tập trung vào vấn đề mà công nhân đang quan tâm, đảm bảo dắt anh chị em công nhân đi đúng đường. Thực hiện được những yêu cầu đó, anh chị em công nhân sẽ ngồi với mình đến cuối buổi dù sau một ngày làm việc, ai cũng mệt mỏi”

Luật sư Vũ Ngọc Hà, phụ trách Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn tỉnh Đồng Nai, cho biết, toàn tỉnh Đồng Nai với 800 ngàn công nhân chiếm gần 60% dấn số tỉnh, riêng 31 khu công nghiệp, có gần 500 ngàn công nhân nhưng Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn chỉ có 6 cán bộ nên chuyện đưa luật đến công nhân là rất khó nếu chỉ dựa vào người của trung tâm. Luật sư Hà chia sẻ: “Xác định, không ai hiểu công nhân, gần gũi với công nhân bằng chính công nhân, nên từ năm 1993, khi trung tâm bắt đầu hoạt động, trung tâm đã chú trọng xây dựng lực lượng công nhân nòng cốt ở từng địa bàn, tới nay với gần 700 công nhân tham gia.

Họ là những tuyên truyền viên, hoạt động tích cực, tuyên truyền pháp luật cho công nhân, anh em không ngại khó, không ngại xa dù mỗi buổi tuyên truyền như vậy chỉ được hỗ trợ 70 ngàn đồng, không đủ tiền xăng… Những lúc khó khăn, anh em chúng tôi lại động viên nhau: Phải cố gắng hơn nữa bởi con đường “xóa mù luật” cho công nhân còn rất dài”.

 

Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Keng Đu – nơi một ngày thu nhập không quá 5 ngàn đồng

Cao Thùy Liên |

Xã Keng Đu (Kỳ Sơn, Nghệ An) ở độ cao 1.100m so với mực nước biển nên lên đó cảm giác như ...đi lên trời. Nơi xa xăm này, người dân khổ không kể sao cho hết khi thu nhập một ngày không quá 5 ngàn đồng. Họ phải sống trong cảnh không điện, không nước sạch cùng nhiều cái không khác…

“Truyền mồ côi” làm nên kỳ tích

Hữu Nhân |

Lê Thanh Truyền ở xã Phổ Ninh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) thi đỗ Trường ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh - một minh chứng cho nỗ lực phi thường của con người chiến thắng số phận nghiệt ngã. Chuyện về cậu bé 10 tuổi mót từng củ khoai để nuôi cha bệnh liệt giường và chăm em thơ khiến nhiều người thương cảm.

Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín

Nhật Hồ |

Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước.

Ông Tây canh giữ đàn vọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi”

Linh Phạn |

Sylvio Lamarche, một người Canada trót phải lòng nét hoang sơ của núi cao, biển rộng Khánh Hòa, quyết định ở lại Việt Nam làm du lịch. Từ một lần tình cờ bắt gặp đàn voọc chà vá chân đen rong chơi trên sườn núi Hòn Hèo, Sylvio trở thành “người giám hộ” cho đàn voọc như một cơ duyên.

Mê mẩn với những cung đường mai vàng rực rỡ ở miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, chạy dọc các kênh ở huyện Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ), bạn sẽ bắt gặp những cung đường mai vàng rực rỡ, đẹp mắt, tô điểm sắc xuân cho một vùng quê thanh bình.

Người dân bức xúc khi phải trả phí vào lễ đền Quán Thánh đầu năm

BÙI THƠM - HẢI DANH |

Là một trong những địa điểm tâm linh thu hút khách bậc nhất dịp đầu năm tại Hà Nội, nhiều người đến dâng hương tại đền Quán Thánh tỏ ra rất bức xúc vì phải xếp hàng mua vé.

Độc đáo chiêu lì xì của giáo viên giúp học sinh bắt nhịp học sau Tết

Tường Vân |

Nhiều giáo viên đã chuẩn bị các hình thức lì xì mới lạ, độc đáo để học sinh không cảm thấy áp lực khi trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Chuyến tàu quốc tế đầu tiên, đưa hơn 2.000 du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 26.1, Tàu MEIN SCHIFF 5 đã an toàn cập cảng SP-PSA tại TX.Phú Mỹ, đưa 2.370 du khách quốc tế (trong đó 95% là người Đức) đến tham quan du lịch tại Việt Nam.

Keng Đu – nơi một ngày thu nhập không quá 5 ngàn đồng

Cao Thùy Liên |

Xã Keng Đu (Kỳ Sơn, Nghệ An) ở độ cao 1.100m so với mực nước biển nên lên đó cảm giác như ...đi lên trời. Nơi xa xăm này, người dân khổ không kể sao cho hết khi thu nhập một ngày không quá 5 ngàn đồng. Họ phải sống trong cảnh không điện, không nước sạch cùng nhiều cái không khác…

“Truyền mồ côi” làm nên kỳ tích

Hữu Nhân |

Lê Thanh Truyền ở xã Phổ Ninh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) thi đỗ Trường ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh - một minh chứng cho nỗ lực phi thường của con người chiến thắng số phận nghiệt ngã. Chuyện về cậu bé 10 tuổi mót từng củ khoai để nuôi cha bệnh liệt giường và chăm em thơ khiến nhiều người thương cảm.

Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín

Nhật Hồ |

Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước.

Ông Tây canh giữ đàn vọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi”

Linh Phạn |

Sylvio Lamarche, một người Canada trót phải lòng nét hoang sơ của núi cao, biển rộng Khánh Hòa, quyết định ở lại Việt Nam làm du lịch. Từ một lần tình cờ bắt gặp đàn voọc chà vá chân đen rong chơi trên sườn núi Hòn Hèo, Sylvio trở thành “người giám hộ” cho đàn voọc như một cơ duyên.