Người Việt, đừng tự đầu độc (kỳ 2): Khi hạt lúa “ngậm” độc

Nhóm phóng viên |

Không ai phủ nhận, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã góp phần đưa ĐBSCL từ chỗ thiếu đói vươn lên vị thế “thủ phủ” của cây lúa nước. Nhưng cũng chính thứ hóa chất này đã “quay đầu” hạ bệ lúa gạo ĐBSCL…

Không nhiễm mới lạ

Trưa đứng bóng, nắng chang chang, nhưng hai anh em anh Đỗ Văn Phú xã Kiến Thành (Chợ Mới – An Giang) vẫn hì hục pha nhiều thứ thuốc để phun lên ruộng lúa đang giai đoạn đang chín. Thấy tôi tò mò như người muốn “học nghề”, anh Phú hào hứng chia sẻ: “Tôi pha 4 loại thuốc TILT Super, LACA SUTO, FILIA và MANCOZEB để “chuốt” cho hạt lúa phì to tới cậy bông”.

Rất tự hào với kinh nghiệm 20 năm trồng lúa của mình, anh Phú chỉ dẫn tường tận: “Ngoài tác dụng trị bệnh, khi trộn chung, 4 loại thuốc này làm cho cây lúa cứng hơn và hạt vừa no tròn vừa giữ nước ươn ướt khi thu hoạch nên rất được ký”. Đây là lần phun thuốc thứ 8/vụ lúa với tổng số tiền khoảng 1 triệu đồng/công, nhưng anh Phú vẫn cho là thấp, vì nhiều hộ phun cả chục lần với tiền thuốc lên 1,2-1,5 triệu đồng/công/vụ.

Và tất cả đều có chung kỳ vọng: Phun nhiều hóa chất sẽ làm tăng năng suất và hóa giải “chiêu trò” kéo dài thời gian thu mua nhằm làm cho hạt lúa khô trên cây mà cánh thương lái thường áp dụng mỗi khi giá lúa sụt giảm.

Sau khi múc nước ngay ruộng pha thuốc, Phú cùng người anh đeo máy lên vai rồi lội xuống ruộng xịt thuốc bằng chiếc cần có đến 7 miệng. Đám ruộng phớt vàng lúa đang thì con gái, bỗng chốc như mờ ảo trong màn sương mỏng mảnh của thuốc BVTV. Hết bình này họ lại múc nước lên pha bình khác…

Nhìn cảnh tượng, anh bạn kỹ sư nông nghiệp đi cùng lắc đầu ngao ngán: “Cả 4 loại thuốc này đều có thời gian cách ly khoảng nửa tháng, trong khi đó đám ruộng còn khoảng chục ngày là thu hoạch, nên khả năng hạt gạo nhiễm dư lượng thuốc BVTV là rất cao”.

Tuy nhiên không nhiều nông dân hiểu được nguy hiểm này. ThS Lê Thanh Phong, Phó giám đốc Trung Nghiên cứu - Phát triển nông thôn Trường Đại học An Giang chia sẻ: “Khi khảo sát nông dân tại 3 tỉnh Phú Thọ, Nam Định và An Giang cho nghiên cứu “Kiến thức-Thái độ- Hành vi trong sử dụng hóa chất”, chúng tôi ghi nhận có khoảng 10% nông dân hiểu hóa chất nông nghiệp là “vô hại, hoặc chỉ là chất dinh dưỡng giúp bảo vệ mùa màng”.

 Màu vàng của đám ruộng thì con gái như mờ ảo trong làn sương thuốc BVTV từ 2 máy phun ra

Vì thế không lấy làm lạ khi tại các tỉnh “vựa lúa” như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang vẫn nhan nhản chuyện “sáng phun thuốc - chiều thăm đồng thấy lúa chưa tốt lên, tiếp tục mang thuốc ra phun thêm”. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ nhiễm độc trước mắt, mà còn bắc cầu cho nguy cơ nhiễm lâu dài cho hạt gạo.

ThS Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang lo ngại: “Việc sử dụng cần phun có nhiều “béc” hay phun nhiều lần thuốc/vụ lúa đều có tác dụng làm cây lúa bị “bội thực” hóa chất, bắc cầu cho sâu bệnh kháng thuốc, mà còn đe dọa đến “tập đoàn vi sinh vật” bên dưới mặt đất”.

Theo ông An, điều này rất nguy hiểm, vì tập đoàn này chiếm đến 80% số vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Vì vậy một vi sinh có lợi bị giảm “quân số”, người trồng lúa lại phải gia tăng phân, thuốc… để bù đắp. Cứ thế cây lúa, hạt gạo ngày càng lún sâu vào cái lòng luẩn quẩn của hóa chất độc hại.

Không dễ thay đổi

Theo ThS Tuyên, để lấy lại niềm tin, vấn đề then chốt là phải thay đổi cách sản xuất theo khái niệm “xanh”. Tuy nhiên nhiều nhà nông học cho rằng đây là việc không dễ làm khi kết cấu sản xuất lúa-gạo ở ĐBSCL gần như đã và đang bị phá vỡ từ vai trò chủ đạo cho đến tư duy của một bộ phận nông dân.

Nếu gọi sản xuất lúa gạo là cơ thể hoàn chỉnh thì giờ đây sự sống cơ thể ấy gần như phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp chuyên kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Điều này thể hiện qua các loại hình khuyến nông do các doanh nghiệp chủ động tổ chức dưới nhiều hình thức tài trợ hội thảo, truyền hình tư vấn kỹ thuật trồng lúa…

Thật vậy, giờ đây các thuật ngữ sản xuất lúa giảm thuốc BVTV của ngành “Khuyến nông” ngày trước như: Quản ký dịch hại tổng hợp, không phun thuốc BVTV 40 ngày sau sạ… được biết đến dưới cái tên dễ nhớ: IPM, FPR… gần như đã nhường chỗ cho những lời khuyến cáo về sử dụng thuốc của doanh nghiệp.
 Anh Đỗ Văn Phú (phải) đang cùng anh pha 4 loại thuốc để phun xịt

Và để thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình, nhiều doanh nghiệp đã hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất ngay khi cây lúa còn là hạt giống cho đến giai đoạn làm hạt. Thậm chí có doanh nghiệp còn bán kèm thuốc “phụ” cho nông dân tham gia chuỗi liên kết. Ông Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc HTX Tân Cường (Tam Nông- Đồng Tháp) bức xúc: “Mỗi lần thăm đồng, bên cạnh việc kê toa thuốc trị sâu, bệnh họ thường kèm theo thuốc dưỡng bất chấp xã viên phản ứng. Tôi phải tìm cách bán ra ngoài”.

Tuy nhiên theo nhiều nhà nông học, chính sự khuyến cáo này đã khơi mào cho một bộ phận “nông dân thích năng suất cao” lún sâu vào việc lạm dụng thuốc BVTV mà chuyện tiếp tục phun thuốc 4 loại thuốc lên lúa của anh Phú là một điển hình.

Đáng nói là không chỉ “lúa xanh” không có đất sống mà “lúa chất lượng cao” cũng đang ngắc ngoải. Từng được biết đến như điển hình của mô hình trồng lúa VietGAP bởi không chỉ được Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) tập huấn và chuyển giao quy trình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, IRRI hỗ trợ dự án sau thu hoạch mà còn được Sở NNPTNT Đồng Tháp đầu tư xây dựng cánh đồng hiện đại từ năm 2010, thế nhưng giờ đây trên 1.000ha lúa của HTX Tân Cường (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) không còn bóng dáng nào của GAP.

Thậm chí khi chúng tôi hỏi: “HTX trồng lúa GAP năm nào?”, GĐ HXT Tân Cường Nguyễn Văn Trãi chỉ buông tiếng thở dài: “Không nhớ rõ, vì đã muốn quên từ lâu rồi”. Theo lời ông Trãi, khi Tân Cường trồng lúa GAP, có đến 3-4 doanh nghiệp đăng ký bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường 50-100đ/kg. Thế nhưng đến lúc thu hoạch thì tất cả đều tìm cách… không mua.

Bị “trở mặt” vào “phút 90 cộng 1”, nông dân quáng quàng bán tháo cho thương lái. Sau lần “suýt chết” này, như “chim bị tên, sợ cả cành cong”, Tân Cường “cạch mặt” với GAP, quay trở lại nếp sản xuất cũ. Và đó không phải là trường hợp cá biệt của mô hình sản xuất chất lượng cao bởi lý do: “Chất lượng càng cao, đầu ra càng thấp”. 

Chết vì thiếu hiểu biết

Sau khi nghe cô cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Phú (Châu Phú - An Giang) giới thiệu: “mùa lũ, ruộng ở đây ngập đến đầu gối”, đoàn cán bộ Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển nông thôn - ĐH An Giang (RCRD) đơn vị được huyện Châu Phú đặt hàng khôi phục lúa mùa nổi (LMN), đã nhăn mặt. ThS Lê Thanh Phong, Phó giám đốc Trung tâm RCRD chia sẻ: “Đất ngập nông là thách thức lớn vì LMN chỉ thích hợp với vùng ngập lũ sâu”.

 Phun thuốc BVTV vào thời điểm lúa vàng đồng để nuôi hy vọng tăng năng suất đang là chuyện thường ngày của người trồng lúa ĐBSCL

Đây không phải là chuyện cá biệt của thực trạng trồng lúa chất lượng cao thời gian qua ở ĐBSCL. Sau khi nắm được thông tin: GAP là tốt, nhiều tỉnh, thành như quay trong guồng phát động nông dân thực hiện với suy nghĩ trồng tốt sẽ bán được giá tốt. Thấy địa phương này làm, địa phương khác cũng lao theo. “Chính kiểu tư duy đám đông của nhà quản lý đã dẫn lúa chất lượng cao đến chỗ chết, PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm Trưởng khoa Kinh tế - Luật (Đại học Nam Cần Thơ) nhấn mạnh: “Bởi điều này đi ngược lại quy luật kinh tế và cách làm hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới”. 

Theo ông Khiêm, ở nhiều nước, nhà quản lý chỉ “đặt hàng” nông dân trồng sau khi đã xác định được cái thị trường cần nên có những thông số rất cụ thể: áp dụng biện pháp canh tác nào, sản lượng, quy cách ra sao, thời điểm thu hoạch, chất lượng của từng lô gạo…

Còn ở ta thì ngược lại, kêu gọi nông dân áp dụng GAP, hay gì gì đó nhưng không biết ai cần cái mình đang có và vào thời điểm nào với giá bao nhiêu… nên nông dân cũng mù mờ trồng cái mình sẵn có. Mặt khác do chỉ trồng theo kiểu lấy “thành tích” nên trên thực tế diện tích, sản lượng các mô hình này “chẳng ra làm sao”.

Vượt báo động đỏ 

ThS Nguyễn Phước Tuyên (Sở NN-PTNT Đồng Tháp) - chuyên gia trong lĩnh vực sau thu hoạch lúa-gạo của ĐBSCL cho biết: Mức nhiễm “độc” của gạo hiện đã vượt quá mức “báo động đỏ” mà căn nguyên của vấn đề xuất phát từ tập quán lạm dụng thuốc BVTV.

Theo ThS Tuyên, Hexaconazole là hóa chất được nhiều người biết qua tên thương mại là Anvil 5SC, Saizole 5SC, Annongvien 5 SC, Hexavil 5SC… có tác dụng như thuốc trị bệnh khô vằn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nông dân được quảng cáo và sử dụng thuốc này với mục đích làm xanh lá, tăng năng suất và làm mẩy hạt lúa nên thường phun khi cây lúa trổ đòng, tức khoảng 80 ngày tuổi. Điều này được xem như chủ động lưu tồn hoạt chất trong hạt gạo.

ThS Tuyên giải thích: “Thời gian cách ly của Hexaconazole trên cây lúa là trên 20 ngày, nói cách khác, nếu không có đủ ít nhất 21 ngày trước thu hoạch thì xem như chúng ta đã tự tẩm hóa chất vào hạt gạo”.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Người Việt, đừng tự đầu độc (kỳ 2): Khi hạt lúa “ngậm” độc

Nhóm phóng viên |

Không ai phủ nhận, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã góp phần đưa ĐBSCL từ chỗ thiếu đói vươn lên vị thế “thủ phủ” của cây lúa nước. Nhưng cũng chính thứ hóa chất này đã “quay đầu” hạ bệ lúa gạo ĐBSCL…

Người Việt, đừng tự đầu độc: Heo “xì ke” tràn ngập thị trường

NHÓM PHÓNG VIÊN |

LTS: Số liệu y tế mới nhất báo động gia tăng bệnh tật nguy hiểm ở Việt Nam: Trung bình mỗi năm có 75.000 người tử vong vì ung thư và hơn 150.000 ca mắc bệnh mới! Đáng lo hơn, số ca bị ung thư mới ở Việt Nam hiện thuộc tốp đầu thế giới. Một trong những nguyên nhân chính đến từ những thứ mà chúng ta đưa vào miệng hằng ngày chứa đầy độc tố. Nguy hiểm hơn, độc tố từ các loại thức ăn, nước uống… cũng có phần do người Việt mình “đang tự đầu độc nhau”.

Phước duyên cửa Phật

XUÂN NHÀN |

“Cực bao nhiêu cũng không nản, miễn trẻ bình an là mình hoan hỉ thôi” - sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Niệm Phật đường Mỹ Hóa, Phù Cát, Bình Định) nhẹ nhàng như không khi chúng tôi bày tỏ ái ngại trước việc tháng trước có tới 3 đứa trẻ trọng bệnh, nối đuôi chữa trị tận Sài Gòn, Quy Nhơn. Hơn 10 năm, chưa kể nhóm người già neo đơn, không nơi nương tựa, cơ sở tu hành này đã tiếp nhận, cưu mang, giúp tái sinh 35 mảnh đời bị chính người thân, gia đình chối bỏ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người Việt, đừng tự đầu độc (kỳ 2): Khi hạt lúa “ngậm” độc

Nhóm phóng viên |

Không ai phủ nhận, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã góp phần đưa ĐBSCL từ chỗ thiếu đói vươn lên vị thế “thủ phủ” của cây lúa nước. Nhưng cũng chính thứ hóa chất này đã “quay đầu” hạ bệ lúa gạo ĐBSCL…

Người Việt, đừng tự đầu độc: Heo “xì ke” tràn ngập thị trường

NHÓM PHÓNG VIÊN |

LTS: Số liệu y tế mới nhất báo động gia tăng bệnh tật nguy hiểm ở Việt Nam: Trung bình mỗi năm có 75.000 người tử vong vì ung thư và hơn 150.000 ca mắc bệnh mới! Đáng lo hơn, số ca bị ung thư mới ở Việt Nam hiện thuộc tốp đầu thế giới. Một trong những nguyên nhân chính đến từ những thứ mà chúng ta đưa vào miệng hằng ngày chứa đầy độc tố. Nguy hiểm hơn, độc tố từ các loại thức ăn, nước uống… cũng có phần do người Việt mình “đang tự đầu độc nhau”.

Phước duyên cửa Phật

XUÂN NHÀN |

“Cực bao nhiêu cũng không nản, miễn trẻ bình an là mình hoan hỉ thôi” - sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Niệm Phật đường Mỹ Hóa, Phù Cát, Bình Định) nhẹ nhàng như không khi chúng tôi bày tỏ ái ngại trước việc tháng trước có tới 3 đứa trẻ trọng bệnh, nối đuôi chữa trị tận Sài Gòn, Quy Nhơn. Hơn 10 năm, chưa kể nhóm người già neo đơn, không nơi nương tựa, cơ sở tu hành này đã tiếp nhận, cưu mang, giúp tái sinh 35 mảnh đời bị chính người thân, gia đình chối bỏ.