Mặt đầm trong cơn sốt... sò

NHẬT HỒ - ĐẶNG DUẪN |

Vua đầm Hai Hùng (Nguyễn Văn Hùng), ấp Tân Lập, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chỉ tay ra đằng xa, lắc đầu: “Mỗi người 1 khúc, người ta ví lại (xí phần) nuôi sò huyết, mưu sinh. Nghe nói bị cấm, nhưng cấm thì cấm, họ làm cứ làm. Cái ngữ này mai mốt nhìn hổng ra đầm Thị Tường luôn cho coi!”.

Huyền ảo đầm Thị Tường

Truyền thuyết kể rằng, Bà Tường, dù là thân phận nữ nhi nhưng rất dũng cảm trong việc xua đuổi bầy chim trời do chúa Hổ sai đi lấy đá lấp biển. Lý do là chúa Hổ giận vua Thủy Tề không đồng ý gả công chúa cho chúa Hổ. Cảm công đức của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho đầm.

Đầm Thị Tường nằm trên phần đất 3 huyện Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau, có diện tích mặt nước khoảng 700 héc ta, với chiều dài hơn 10 cây số, ngang gần 2 cây số, chia thành 3 phần gọi là đầm Trong, đầm Giữa, đầm Ngoài.

Nằm giữa đồng bằng, đầm Thị Tường có ảnh hưởng quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên với bốn bề là những rặng dừa nước vươn cao ngọn lá lên trời xanh. Buổi sáng tinh mơ, mặt nước đầm trong vắt. Phía chân trời, những ráng mây ngang đầu ngày nhuộm mặt nước đầm 1 màu hồng phấn rực rỡ. Khi mặt trời ló dạng, sương sớm tan dần, những vệt sáng đỏ ban mai lăn tăn gờn gợn khắp mặt đầm, cảnh quan càng thêm huyền ảo.

Gần đây, người dân đã bắt đầu làm du lịch sinh thái trên đầm Thị Tường. Khách đến được ân cần, niềm nở chào đón. Khách cùng với chủ đi đặt lú bắt cá dưới dầm đem lên làm thức ăn. Tối ngủ lại giữa mênh mông sóng nước.

Trong số 3 đầm thì đầm Giữa có chỗ sâu đến 10 thước, còn đầm Trong và đầm Ngoài cạn. Ngoài đặt nò, giăng câu, đặt đó…, ở đây, nhiều người dùng lú đánh bắt tôm. Ông Hai Hùng kể: “Khi gió chướng về, lúa ngoài đồng sau xanh lá, có vạt trổ đòng, người ta đốn tre xuống lú. Sụp tối, người ta í ới gọi nhau đi bắt cá, tôm. Cá nhiều vô kể, mùa nào cũng có, tôm, cá bắt về sáng hôm sau chở đi chợ Rau Dừa bán”. Nhưng bây giờ thì con tôm, con cá ngày càng hiếm đi nhiều. Cùng đó là những cái lú như “thiên la địa võng lưới” bắt cá, tôm.

Đầm Thị Tường có khoảng 680 hộ dân tham gia khai thác thủy sản thuộc các xã Phong Điền, Phong Lạc, Phú Thuận, Phú Mỹ và Hòa Mỹ. Trong đó, có khoảng 30% dân tại địa phương sống ven đầm với nghề nuôi trồng thủy sản kết hợp với khai thác thủy sản trên đầm.

Để bảo tồn và khai thác tốt đầm Thị Tường, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất quy hoạch khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của việc quy hoạch, nhằm bảo vệ hệ sinh thái đầm thành khu dự trữ tự nhiên, nơi cư trú của nhiều loài thủy sản có giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo cảnh quan môi trường cùng không gian du lịch sinh thái theo hướng phát triển hài hòa, bền vững gắng với sinh kế của người dân, không làm phá vỡ cảnh quan của đầm.

Để có được quy hoạch này, đầm Thị Tường cũng nhiều lần bị “đe dọa” bởi những dự án: Tạo hồ trữ nước ngọt phục vụ cho việc sản xuất toàn vùng; quy hoạch du lịch; cho thuê nuôi sò. Tất cả vấp phải sự phản ứng của người dân, nên đầm Thị Tường quy hoạch trở lại thành khu dự trữ thiên nhiên!

Nỗi lo có tên sò huyết

Dự án Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường cho đến nay vẫn chưa triển khai do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa giải toả được các công trình của người dân xây dựng trên đầm.

Hiện nay, tình trạng bao ví, lấn chiếm mặt nước đầm Thị Tường để nuôi sò huyết và khai thác thuỷ sản trái phép diễn ra như cơm bữa. Hàng loạt công trình, vật kiến trúc đã xây dựng không đúng quy định nhưng chưa được tháo dỡ; đã xuất hiện một số đối tượng tự ý khai thác sò huyết của hộ nuôi sò huyết tự phát, dẫn đến tranh chấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Tại khu vực đầm Thị Tường thuộc ấp Chà Là, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, chúng tôi chứng kiến hàng chục chòi người dân cất trên đầm để nuôi sò cũng như đặt lú khai thác các loài thuỷ sản khác. Hoạt động này diễn ra nhiều năm nay, mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền về việc tháo dỡ, không cho xây cất các công trình trên đầm.

Một người dân nuôi sò không ngần ngại cho biết: “Nuôi sò có thu nhập cao lắm, một số hộ nghèo ở địa phương làm mướn cho các hộ nuôi sò, thu nhập trên 200.000 đồng/ngày. Có người thu nhập cả tỉ/năm. Chúng tôi biết tỉnh cấm nuôi sò, nhưng nuôi sò thu nhập cao nên chừng nào nhà nước lấy lại thì trả”.

Thực tế con sò “ngoại lai” đến đất đầm lớn nhanh, cho hiệu quả kinh tế lớn, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi. Nhiều người từ việc không đất sản xuất đã có tiền tỉ trong tay, đóng góp vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho các đối tượng nghèo trên địa bàn. Như năm 2017, anh Thái Văn Đen (ấp Chà Là), thu về hơn 1 tỉ đồng sau khi bỏ ra hơn 520 triệu đồng tiền mua giống sò huyết thả nuôi. Anh Đen cho rằng: “Nếu nhà nước thu hồi làm dự án có quyền lợi cho dân thì tôi cũng như bà con sống trên đầm rất ủng hộ và giao trả lại ngay”.

Dự án Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường, nhằm sắp xếp lại tình hình nuôi sò và khai thác thuỷ sản tại đây, vẫn chưa được triển khai, tạo nên sự hoang mang của người dân sống nhờ vào đầm. Họ không biết sau khi tháo dỡ, không nuôi sò huyết nữa thì đầm Thị Tường được dùng làm gì, ai sẽ khai thác, quản lý, họ có còn được đánh bắt trên đầm hay không.

Sốt mặt nước

Chính việc nuôi sò đã phát sinh chuyện khoanh mặt nước, xí phần, mua bán mặt nước một cách tràn lan.

Anh Thái Phước Lợi có hơn 20 năm gắn bó, mưu sinh tại đầm Thị Tường. Bao nhiêu vui, buồn cũng đã trải qua giữa mênh mông nước, mênh mông sóng. Anh cho biết, để có diện tích gần 8ha mặt đầm, gia đình anh bỏ tiền ra mua lại. Tò mò tìm hiểu câu chuyện mua bán mặt đầm mà từ xưa đến nay thuộc quyền quản lý của nhà nước, thì anh Lợi thản nhiên cho biết thêm: “Có những bãi đã bán đi, nhượng lại qua nhiều người và nhiều thế hệ”.

Anh Trương Văn Khắc - một trong những hộ được xem là hộ gốc ở trên đầm Thị Tường hiện nay - chia sẻ, phần diện tích mặt đầm của gia đình mà hằng ngày anh đặt lú để kiếm sống cũng được anh mua cách đây hơn chục năm.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Chuyện cho thuê, mua bán mặt nước để kinh doanh, sinh sống ở đầm tự phát trong dân là có. Tuy nhiên, địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hay cơ chế để xử lý hiệu quả. Đến nay, riêng việc sinh sống gắn chặt với đầm ở xã Phú Mỹ có 60 hộ, đó là chưa kể việc các hộ tự hợp đồng thuê lại của người dân để nuôi sò huyết”.

Trên tuyến kênh Cái Chim, từ huyện Cái Nước về Phú Tân, dọc theo tuyến lộ Vàm Đình cũng thế. Dày đặc những hàng rào bằng lưới mành, cũ có, mới có. “Gần đây có nghe huyện thông báo tháo dỡ rào nuôi sò trên sông. Nhưng thông báo vừa qua thì đâu lại vào đó. Mấy chú thấy đó, rào cũ có, rào mới cũng mọc lên nhiều. Riết rồi những người làm nghề đặt lú như tôi cũng hết đất để cày,”-một người dân ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, nói như than. Ở tuyến này, hầu hết rào nuôi sò được thuê với giá 1 triệu đồng/công mặt nước/năm.

Như nấm sau mưa, thấy 1 người ăn nên làm ra từ con sò huyết, nhiều người tìm đến thuê mặt nước để nuôi theo. Dần dà, đến nay, khu vực vàm sông Bảy Háp gần ngã tư Rạch Chèo trở nên lộn xộn. Những khu lưới mành nối tiếp hàng cây số, kèm theo đó là những căn chòi canh và những bảng quảng bá thương hiệu, rao bán sò huyết giống.

Theo anh Thái Phước Lợi, hầu hết các dãy rào lưới hiện hữu trên đầm Thị Tường là do các hộ dân từ nơi khác đến thuê để nuôi sò huyết. Người dân bản địa ít thực hiện mô hình nuôi vì cần nhiều vốn. Giá thuê mặt nước và mua bán vùng nuôi không nơi nào giống nơi nào. Bởi khu vực đầm là nơi tiếp giáp giữa 3 huyện: Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Tuỳ theo điều kiện của bãi, dòng chảy… mà khu vực cho thuê, mua bán có giá chênh lệch khác nhau. Trả lại đầm cho đầm, xem ra còn rất lâu lắm mới thực hiện được.

NHẬT HỒ - ĐẶNG DUẪN
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.