Hết trợ cấp, học sinh nghèo kêu cứu (kỳ cuối): Sẽ bỏ học hàng loạt nếu chính sách hỗ trợ bị gián đoạn

Nhóm phóng viên giáo dục |

Trong những ngày thực hiện loạt phóng sự này, khắp mọi miền đất nước, ở đâu chúng tôi cũng gặp một thực trạng chung là cha mẹ em chỉ đồng ý cho em đến trường khi được miễn giảm và hỗ trợ học phí học tập. Nếu bây giờ không được hỗ trợ, cha mẹ em chẳng biết xoay sở ở đâu để có tiền cho em theo học nên chắc chắn sẽ buộc các em nghỉ học…

Muôn kiểu tự cứu

Trong khi đứng ngồi không yên vì một chính sách lớn hết hiệu lực thì Quảng Nam may mắn lọt vào "top" 4 tỉnh hiếm hoi (cùng với Hà Giang, Lâm Đồng, Trà Vinh) được hưởng chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số trong dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Thế giới áp dụng đúng vào đầu năm học mới này.

Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh với mức 70.000 nghìn đồng/tháng; đồng thời hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn về tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung/tháng và 10% mức lương tối thiểu chung/tháng đối với học sinh tự túc chỗ ở.

Hiện liên sở Tài chính - LĐTB-XH tỉnh Quảng Nam đã có văn bản hướng dẫn thực hiện dự án trên. Huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) hiện có 11 xã và 1 thị trấn với hơn 2.000 học sinh các cấp học hưởng các chính sách hỗ trợ học tập từ dự án trên. Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Giang thở phào: "May mà có dự án này, nếu không chúng tôi không biết phải làm sao”.

Một giờ học của học sinh lớp 8 trường THCS 19-8 xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam 

 
Tại Khánh Hòa, ông Lê Tuấn Tứ - Giám đốc Sở GĐ-ĐT tỉnh cho biết, ngoài áp dụng Nghị định 49 năm 2010 của Chính phủ, Khánh Hòa còn có chính sách riêng hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số bằng Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND năm 2012.

Theo đó, trẻ học mẫu giáo từ 3-5 tuổi được hỗ trợ 220 nghìn đồng/cháu/tháng tiền ăn trưa trong thời gian 9 tháng/năm. Học sinh các cấp tiểu học đến THPT được hỗ trợ từ 120 nghìn đồng/tháng đến 290 nghìn đồng/tháng. Chính sách cũng quy định mức hỗ trợ cho học sinh dân tộc nội trú và sinh viên.

Mặc dù đối tượng của nghị định 49 và đối tượng của Nghị quyết 17 không hoàn toàn giống nhau, nhưng ông Lê Tuấn Tứ cho rằng Khánh Hòa sẽ không bị ảnh hưởng khi nghị định 49 hết hiệu lực.

Nhiều địa phương vẫn thực hiện Nghị định 49 bình thường

Ông Nguyễn Đức Hùng - Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD-ĐT Khánh Hòa khẳng định, ngành giáo dục tỉnh này sẽ tiếp tục hỗ trợ học sinh theo Nghị định 49 như cũ, song song với việc thực hiện Nghị quyết 17. “Nghị định 49 đã hết hạn nhưng chưa có nghị định thay thế thì vẫn áp dụng được”, ông Hùng nói.

Tại Thanh Hóa, ông Trần Văn Hoà - Phó Giám đốc phụ trách giáo dục miền núi, Sở GD &ĐT Thanh Hoá, khẳng định hiện nay tỉnh này vẫn hỗ trợ cho học sinh theo Nghị định 49. “Sở chưa nhận được thông báo chỉ đạo nào của bộ nên vẫn tiếp tục triển khai bình thường”, ông Hòa nói.

Ông Lê Văn Cương - Trưởng phòng KHTC, Sở GD&ĐT Thanh Hoá, cũng cho hay, phòng đã lên kế hoạch kinh phí và đang nhận báo cáo tổng hợp từ các trường để thực hiện như các năm trước. Ông Cương cho rằng, cho dù trong nghị định 49 có ghi thời hạn năm học 2014 -2015, thời điểm này vẫn là năm học 2015 nên vẫn thực hiện bình thường.

Trao đổi với chúng tôi, các ông Nguyễn Hữu Vi - Hiệu trưởng Trường THPT Như Thanh; ông Nguyễn Văn Bảy - Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh (Thanh Hóa) đều xác nhận, hiện trường đã làm xong tổng hợp số học sinh được thụ hưởng, đang tiến hành họp phụ huynh trước khi khai giảng để rà soát lần cuối trước khi trình sở duyệt, chi trả. Đây là 2 trường miền núi vùng 135 có nhiều học sinh thuộc diện thụ hưởng chính sách.

Tại Cao Bằng, cô Phạm Thị Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngũ Lão (thôn Lũng Gà, xã Ngũ Lão, huyện Hoà An, Cao Bằng) cho biết: “Tôi điện cho thầy Hoàn – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoà An- để hỏi thông tin về Nghị định 49, thầy Hoàn cho biết, hiện chưa có thông báo dừng Nghị Định 49 nên cứ triển khai như mọi năm là làm thống kê  gửi lên phòng, phòng gửi lên Sở tài chính, rồi gửi lên Trung ương. Còn như thế nào thì cũng chưa thể biết trước, tới thời điểm này chưa thấy thông báo gì”.

Vĩ thanh

Trong những ngày thực hiện loạt phóng sự này, khắp mọi miền đất nước, ở đâu chúng tôi cũng gặp một thực trạng chung là “cha mẹ em chỉ đồng ý cho em đến trường khi được miễn giảm và hỗ trợ học phí học tập. Nếu bây giờ không được hỗ trợ, cha mẹ em chẳng biết xoay sở ở đâu để có tiền cho em theo học nên chắc chắn sẽ buộc các em nghỉ học” như lời tâm sự của em Nguyễn Quang Vũ, người Ca Dong, học sinh lớp 8 trường THCS 19-8 thuộc xã Trà Tân (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Đó là chưa kể đến “chuyện thường ngày ở huyện” rằng: “Trước mỗi năm học mới, các thầy cô ngoài chuẩn bị sách vở, thiết bị học tập cho các em đồng bào người Ca Dong, còn phải lội bộ hàng chục cây số đường rừng vào tận thôn bản vận động nhiều học sinh đến trường, nếu không trường lớp sẽ không một bóng người do ngày khai giảng cũng là thời điểm đồng bào bước vào mùa giáp hạt, nhiều cha mẹ để con cái họ ở nhà lên nương rẫy phụ giúp.

Hay có những năm vì một số lý do, tiền chính sách chưa về kịp, nhiều phụ huynh bắt con họ ở nhà nên trường chúng tôi phải cho học sinh ứng trước tiền học phí, đến khi lĩnh tiền các em sẽ trả lại cho thầy cô…” như lời tâm sự của thầy Nguyễn Thu Cầm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lê Hồng Phong (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam).

 

Học sinh đồng bào dân tộc học tại trường tiểu học liên xã Đắc Pre - Đắc Pring, huyện Nam Giang, Quảng Nam trong điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất 

Đi học đối với các em ở miền núi, vùng sâu vùng xa… có hoàn cảnh khó khăn, trong trường hợp này không còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình nữa mà là chuyện chung của toàn xã hội. Các em cần lắm sự chung tay của các tấm lòng hảo tâm, cần lắm sự liền mạch các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bởi như lời thầy Cầm: “lâu nay, dù các em được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền, gạo hằng tháng nhưng tình trạng bỏ học vẫn còn diễn ra. Nếu chính sách bị gián đoạn thực sự thì không biết mọi chuyện sẽ thế nào nữa…”.

Bộ GD&ĐT rất sốt ruột chờ phản hồi từ Chính phủ

Liên quan đến Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trao đổi với Lao Động chiều 31.8, ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT) cho biết, do NĐ này đã hết hiệu lực từ năm học 2014 – 2015 nên bộ GDĐT đã có văn bản mới thay thế, trình Chính phủ phê duyệt.

“Văn bản mới thay thế được bộ GDĐT trình Chính phủ từ tháng 5.2015 nhưng hiện vẫn chưa có phản hồi do phải theo quy trình nhất định. Chúng tôi cũng đang khá sốt ruột để chờ đợi ý kiến phản hồi này” – ông Bùi Hồng Quang cho biết. Theo ông Quang, theo quy trình, dự thảo Nghị định sẽ phải trình ý kiến các thành viên Chính phủ, suy khi có ý kiến, bộ sẽ tiếp thu, giải trình lại với Chính phủ để trên cơ sở đó Chính phủ quyết định lại việc ban hành Nghị định mới.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Hồng Quang, trên thực tế, nhiều địa phương đã ban hành chế độ học phí mới thuộc thẩm quyền của UBND, HĐND, quy định tiếp tục thực hiện các chế độ tương tự Nghị định 49, trong lúc chưa có chế độ mới vẫn áp dụng các chính sách như cũ, lúc nào có văn bản mới được Chính phủ ban hành thì sẽ có sự điều chỉnh theo văn bản mới.

Về những nội dung dự thảo Nghị định mới thay thế trình Chính phủ, ông Quang cho biết thêm, mọi chế độ hỗ trợ vẫn thực hiện như cũ, không có gì cắt giảm. Thậm chí, một số khoản hỗ trợ cũng được kiến nghị tăng thêm.

“Nhiều địa phương cũng đã trực tiếp hỏi bộ GDĐT về vấn đề trên và chúng tôi trả lời rằng trước mắt mọi chế độ vẫn thực hiện như cũ, một số tỉnh đã linh hoạt triển khai trước để kịp thời cho năm học mới.

Sau này văn bản mới ban hành, nếu có nội dung nào thay đổi thì sẽ được truy lĩnh. Chúng tôi vẫn đang chờ trả lời từ phía Chính phủ, đây là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến anh sinh xã hội nên Chính phủ đang cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định” – ông Bùi Hồng Quang nói.

 

Nhóm phóng viên giáo dục
TIN LIÊN QUAN

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu (kỳ 3): “Học chay” và nguy cơ “đứt học”

Vũ Hải - Thông Chí |

Người vùng cao hay dùng từ “đứt bữa” với hộ nghèo khi nói về cái đói giáp hạt. Năm học 2015-2016, 100.000 học sinh hộ nghèo, mồ côi tại Lào Cai đối diện với nguy cơ cái “đứt” khác hiện hữu trên diện rộng là “đứt học”, khi các khoản hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Trong khi đó, như ở Lũng Gà (xã Ngũ Lão, huyện Hoà An, Cao Bằng), học sinh phải “học chay” vì không có sách, có vở, đồ dùng học tập…

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Ronaldo và Messi cùng tỏa sáng trong trận đấu giao hữu

Văn An |

PSG của Messi và Saudi All Star, với sự xuất hiện của Ronaldo, đã cống hiến màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn với 9 bàn thắng.

Trung Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch COVID-19

Khánh Minh |

Giới chức y tế Trung Quốc cho biết, số ca COVID-19 nặng đã lên đến đỉnh điểm khi việc đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng đột biến.

Những lưu ý mâm cỗ cúng Giao thừa không phải ai cũng biết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo quan niệm dân gian, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng của đất trời. Vào dịp này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn một năm mới bình an, nhiều may mắn.

Những địa điểm kỳ lạ được phát hiện trên Google Earth

Anh Vũ |

Hình ảnh trên Google Earth có sẵn cho bất kỳ ai tải xuống phần mềm và các nhà khảo cổ học đã tận dụng nguồn tài nguyên phong phú này.

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu (kỳ 3): “Học chay” và nguy cơ “đứt học”

Vũ Hải - Thông Chí |

Người vùng cao hay dùng từ “đứt bữa” với hộ nghèo khi nói về cái đói giáp hạt. Năm học 2015-2016, 100.000 học sinh hộ nghèo, mồ côi tại Lào Cai đối diện với nguy cơ cái “đứt” khác hiện hữu trên diện rộng là “đứt học”, khi các khoản hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Trong khi đó, như ở Lũng Gà (xã Ngũ Lão, huyện Hoà An, Cao Bằng), học sinh phải “học chay” vì không có sách, có vở, đồ dùng học tập…

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…