Gặp nữ anh hùng là “thủ trưởng” của 4 anh hùng

Nhật Hồ |

Dù đã hẹn trước, nhưng chúng tôi phải ngồi nhà ông Tám Khanh (Đoàn Văn Khanh) - cựu chiến binh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang), để đợi anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu họp chi bộ. Cuộc họp kết thúc, thấy tôi, bà gãi đầu, rồi nói: “Cuối năm phải kiểm điểm, phê bình tự phê bình cho nó đàng hoàng nên hơi lâu, cháu thông cảm…”.

Dứt lời, bà lại phàn nàn cán bộ bây giờ "liệu xiệu" quá, thiếu bản lĩnh để giải quyết công việc. Khi có sai lầm, khuyết điểm thì chậm thừa nhận. “Bây thấy coi có tức không, làm nông thôn mới thì cái gì có trong tay mới làm. Ham hố chi cái danh hiệu mà cố vẽ ra những hạn mục không khả thi. Nông thôn mới là để cho dân hưởng lợi còn danh hiệu được công nhận là chính quyền hưởng. Giữa dân và chính quyền bây chọn cái nào?”.

Đánh giặc đâu vì danh hiệu anh hùng

Sôi nổi, quyết đoán, trực tính thậm chí cực đoan gần như là tố chất của người phụ nữ, anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu (Tám Thu) vừa mới được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng vào tháng 5.2015. Bà Tám Thu mới đi Nga về, bảo “đi Nga lại nhớ chuyện cũ, bao năm rồi nhắc lại vẫn còn thấy buồn”.

Đó là những lần bà Tám Thu đi nước ngoài tố cáo tội ác của giặc Mỹ tại Việt Nam; những nỗi đau chiến tranh do Mỹ - Ngụy gieo rắc trên mảnh đất Vành đai Bình Đức (huyện Châu Thành, Tiền Giang); những đau thương mất mát trên cả nước... cho thế giới biết.

Khi về nước, do bản tính thật thà, bộc trực, đi đâu bà cũng kể “bên bển” thế này, “bên bển” thế khác, đại loại “ở Cu Ba con ốc to bằng con rùa; điếu thuốc to bằng ngón tay cái; mía không phải để ăn mà làm ra đường…”.

Không ngờ những “chuyện lạ” này làm phật lòng người khác vốn chưa từng đi nước ngoài, chưa từng thấy điếu thuốc xì–gà, chưa thấy nền công nghiệp chế biến mía đường nên bà bị “để ý về tư tưởng”.

Bà Tám Thu và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (bên trái) 

Tôi hỏi: Từng là thủ trưởng của 4 anh hùng LLVTND Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Văn Nhánh, Đoàn Hữu Kiệt, Nguyễn Thị Bé Sáu, nhưng tới bây giờ mới được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND, bà có thấy buồn không?

Bà đốp ngay: “Cái thằng này, buồn chi mà buồn. Tao hỏi mày có ai đi đánh giặc để mong đạt danh hiệu anh hùng không? Quê hương, đất nước, đồng bào mình bị giặc nó càng phá, có ngày nào được bình yên đâu nên tao phải cầm súng đứng lên đánh đuổi quân thù, giải phóng quê hương. Đất nước được độc lập, không còn bóng quân thù, quê hương đổi mới, người dân yên ổn làm ăn là tao vui lắm rồi...”.

Sinh mạng giá 5 trăm giạ lúa

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo tại xã Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang) - cái nôi của vùng căn cứ kháng chiến. Năm 14 tuổi (năm 1959), bà Tám Thu bắt đầu tham gia giao liên, rồi vào du kích, xã đội và công tác đoàn thể phụ nữ xã Song Thuận suốt 10 năm.

Tháng 8.1968, bà được điều động về công tác ở Huyện đội Châu Thành cho đến 9.1989 mới nghỉ hưu với cấp bậc trung tá, chức vụ Phó Chỉ huy trưởng Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành.

Trong kháng chiến chống Mỹ, bà đã dũng cảm cùng đơn vị trực tiếp chỉ huy và chiến đấu 30 trận, tiêu diệt 1 xe M113, 1 trực thăng, bắt sống 1 tên Mỹ, diệt và làm bị thương 700 tên, thu 96 súng, 20 máy truyền tin; chỉ huy đánh 28 đồn, vận động binh lính địch đào ngũ giao nộp cho cách mạng 20 súng và nhiều đạn dược…

Đó là ngày 27.2.1967. Lúc đó bà Tám Thu là Xã đội phó xã Song Thuận. Hưởng ứng đợt vận động đánh Mỹ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, bà đã chỉ huy đội du kích xã đánh Mỹ bằng trận địa mìn, lựu đạn gây tiếng vang lớn.

Nắm quy luật đi về của trung đội Mỹ tiền tiêu của vành đai, phát hiện chúng hay qua lại cây cầu nhỏ giáp ranh 2 xã Vĩnh Kim và Song Thuận. Sau khi họp phân tích tình hình và hạ quyết tâm, bà chỉ đạo gỡ ván cầu, gài 1 quả mìn gần chân cầu, bố trí 2 quả mìn tự tạo bằng pháo 105, 155 ly lép của Mỹ và nhiều quả lựu đạn ở xung quanh mô đất khô gần cầu.

Bày trận xong, đội du kích bố trí lực lượng cảnh giới và chờ địch đến. Khoảng 11 giờ trưa ngày 27.2.1967, trung đội Mỹ từ hướng căn cứ tiến đến đầu cầu, chúng phải dồn lại tìm cách vượt qua, chỉ ít phút sau bị vướng mìn chết và bị thương 5 - 6 tên.

Đúng như dự đoán, do mùa nước nổi, nên chúng khiêng số bị thương, số chết lên mô đất khô gần đó và xúm lại băng bó vết thương. Đúng lúc này, bà cho đánh tiếp 2 quả khiến bọn chúng trở tay không kịp, chỉ còn lại 5 tên sống sót. Qua trận này bà được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Tháng 6.1968, bà cùng du kích xã Song Thuận kết hợp với du kích xã Vĩnh Kim, Long Hưng bao vây đồn Ông Hổ thuộc xã Long Hưng, nhằm ngăn chặn không cho địch tiếp tế lương thực. Bao vây gần 1 tháng thì Mỹ sử dụng 1 đại đội đến giải tỏa tiếp tế cho đồn, bà chỉ huy 2 đội du kích mai phục chặn đánh, tiêu diệt và làm bị thương 38 tên, bắt sống 1 tên gián điệp, thu 17 súng, 1 máy truyền tin PRC25. Trận này bà Tám Thu được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Sau trận này, Mỹ - Ngụy treo giải ai bắt được Tám Thu thưởng tương đương 1.000 giạ lúa, nếu giết chết thưởng 500 giạ.

Với những thành tích trong kháng chiến, bà Tám Thu đã được các cấp khen thưởng 1 huy hiệu Bác Hồ; 9 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ; 1 danh hiệu Dũng sĩ diệt xe cơ giới; 2 Huân chương Chiến Công hạng II; 1 Huân chương Kháng Chiến hạng I; 1 Huân chương Độc Lập hạng III; 3 Huân chương Giải Phóng các hạng; 3 Huân chương Chiến Sĩ Vẻ Vang; 2 Huy chương vàng do Chính phủ Italia tặng; 1 huy hiệu Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ; 5 danh hiệu Chiến sĩ thi đua quyết thắng…

Còn sức còn cống hiến
Từng chỉ huy du kích xã, du kích liên xã, phụ trách dân quân huyện Châu Thành, bà Tám Thu đã trực tiếp chiến đấu, sát cánh với 4 Anh hùng LLVTND mà bà là thủ trưởng cùng với quân và dân vành đai Bình Đức đã lập nhiều chiến công lớn.
 Nữ Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu: Còn sức là còn cóng hiến!

Chiến tranh kết thúc, trở về cuộc sống đời thường, bà lại hăng hái tham gia công tác xã hội, làm Ủy viên BCH Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh kiêm Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Châu Thành, sau đó chuyển sang làm Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện.

Hình ảnh một người phụ nữ bước sang tuổi thất thập vẫn thường xuyên lặn lội đi thăm hỏi, động viên những CCB, những nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống; vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm giúp đỡ những gia đình chính sách, hộ nghèo càng làm cho phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trong bà sáng ngời, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè, anh em, đồng đội và bà con nhân dân.

Thấy nữ CCB còn nhiều khó khăn, chính bà đề xuất thành lập Câu lạc bộ (CLB) Nữ CCB huyện Châu Thành để tập hợp chị em tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; động viên sản xuất, kinh doanh vươn lên trong cuộc sống; tích cực vận động từ nhiều nguồn để hỗ trợ, giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn. Kể từ ngày thành lập (20.4.2005) đến nay, CLB Nữ CCB vận động quyên góp được hơn 1 tỉ đồng, xây dựng được 31 căn nhà tình nghĩa, 34 căn nhà tình thương. 

Ngoài 80 tuổi, nữ Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu vẫn nhanh nhẹn, tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương với suy nghỉ rất đơn giản, mộc mạc: Còn sống ngày nào, giúp được gì được cho cho làng xóm, cho quê hương được thì làm, kẻo không còn kịp nữa…


 


Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Nỗi day dứt từ chiếc bát và đôi đũa thờ người lính

Cao Thùy Liên |

Mặc cho cơ thể bị hành hạ bởi những vết thương và cuộc sống đến cái ăn còn phải chật vật từng bữa, nhưng vì day dứt bởi lời hứa với đồng đội đã khuất mà hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Đức Phổ (SN 1947, Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội) không ngại luồn rừng, lội suối, rong ruổi đi tìm mộ phần đồng đội, đưa các liệt sĩ về an nghỉ tại quê nhà.

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.

Du khách hào hứng khám phá quy trình làm hồng treo gió Đà Lạt

Hữu Long |

Để cho ra những trái hồng treo gió thơm ngon, chủ vườn ở Đà Lạt phải tuyển chọn nguyên liệu kỹ càng. Những trái hồng khi được trao đến du khách không chỉ đại diện cho tinh hoa đất trời mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Đà Lạt.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Nỗi day dứt từ chiếc bát và đôi đũa thờ người lính

Cao Thùy Liên |

Mặc cho cơ thể bị hành hạ bởi những vết thương và cuộc sống đến cái ăn còn phải chật vật từng bữa, nhưng vì day dứt bởi lời hứa với đồng đội đã khuất mà hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Đức Phổ (SN 1947, Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội) không ngại luồn rừng, lội suối, rong ruổi đi tìm mộ phần đồng đội, đưa các liệt sĩ về an nghỉ tại quê nhà.

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.