Nỗi day dứt từ chiếc bát và đôi đũa thờ người lính

Cao Thùy Liên |

Mặc cho cơ thể bị hành hạ bởi những vết thương và cuộc sống đến cái ăn còn phải chật vật từng bữa, nhưng vì day dứt bởi lời hứa với đồng đội đã khuất mà hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Đức Phổ (SN 1947, Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội) không ngại luồn rừng, lội suối, rong ruổi đi tìm mộ phần đồng đội, đưa các liệt sĩ về an nghỉ tại quê nhà.

Tôi gặp thương binh Nguyễn Đức Phổ khi ông vừa từ Phú Yên trở về, vợ ông đang nằm viện, con cái làm ăn xa, ngôi nhà không có bóng người, buồn hiu hắt. Ông mở cửa đón tôi, nét mặt trầm tư dường như vẫn còn luyến lưu với chuyến đi phải dừng giữa chừng vì chuyện gia đình. Ông kể tôi nghe câu chuyện về người còn, người mất, về những ký ức xa xôi như một giấc mơ dài không hồi kết, dù chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ.

Khóc mỗi lần nhìn lại kỷ vật

Giữa năm 1968, chàng trai Nguyễn Đức Phổ vừa tròn 21 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Sau 5 tháng huấn luyện ở Đoàn 1063, cuối năm 1968, ông được tăng cường cho Tiểu đoàn 96 (D96 – Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên). Tại đơn vị mới, ông đảm nhiệm công tác văn thư và ghi chép quân số cho đơn vị. Thói quen luôn để trong người quyển sổ, cây bút cũng từ đây mà có, vì thế, thời gian, địa điểm, tên tuổi của những đồng đội hy sinh được ông ghi chép cụ thể, rõ ràng. Ở cùng đơn vị với ông có 4 tân binh gồm Kiều Xuân Tẩy, Nguyễn Quang Chinh, Nguyễn Phi Hùng và Hoàng Văn Trị, 5 người lính ấy coi nhau như anh em, ruột thịt.

Ông Phổ nhớ lại: “Một hạt cơm cõng đủ loại hạt rừng, rau dại lẫn sắn, có khi phải ăn sung trừ bữa. Những lúc ốm đau, sốt rét, đứa nọ đánh gió cho đứa kia. Thỉnh thoảng bắt được con sóc con con, cả bọn băm nhừ băm tử rồi cho cả cân muối với sả vào ướp, nấu ăn hàng tháng. Hành quân, sợ quần rách nên vắt lên cổ mà đi, có rách thì rách da thịt, máu chảy rồi lại lành. Thiếu thốn, khổ sở thế mới biết thương nhau, xót nhau”.

Ông Phổ cùng đồng đội trong một lần đi tìm mộ 

Đoạn, giọng ông trùng xuống, ánh mắt xa xăm: “Chiến tranh, mở mắt ra là trông thấy địch. Tối chúng rút, ngày chúng đi cài mìn ngoài đường. Khi nào chúng bắn 3 phát súng chỉ thiên, dân mới được mở cửa ra ngoài. Anh em chiến sĩ luôn phải sẵn sàng tâm thế, chúng nó sống thì mình chết, mình sống thì nó chết. Mỗi lần nhìn thấy đồng đội hy sinh, mấy thằng còn lại cứ ngồi đờ đẫn, thương chảy nước mắt, nhủ rằng mới ăn cơm với nhau sáng nay, giờ nó hy sinh, rồi cũng đến lượt mình thôi”. Có những người bạn của ông Phổ hy sinh mà chưa kịp ăn cơm.

Thương đồng đội phải làm “ma đói”, anh em còn sống nhờ dân bản mua cho cái bát và đôi đũa để xới cơm cúng bạn. Cái bát cổ, đũa là đũa mun dùng để thờ cứ thế được những người còn lại nâng niu, coi như kỷ vật. Ông Phổ cùng với đồng đội đã thề với nhau rằng, ai may mắn sống sót đến ngày hòa bình, người đó sẽ cầm chiếc bát và đôi đũa ấy về với gia đình người đã khuất, coi như đem theo một mảnh linh hồn của họ về đoàn tụ với người thân.

Những người bạn của ông Phổ lần lượt hy sinh, chỉ mình ông sống sót qua bom đạn. Sau 3 lần bị thương, năm 1974, ông Phổ rời cuộc chiến với hai mảnh đạn ghim trong tay trái không thể lấy ra cùng chân thấp, chân cao bước đi tập tễnh, mang theo kỷ vật là chiếc bát và đôi đũa thờ đồng đội trở về quê nhà. Chiếc bát và đôi đũa ấy, ông đặt lên nơi trang trọng nhất của bàn thờ, tự dặn lòng khi nào thu xếp được kinh tế, ông sẽ thực hiện lời hứa năm xưa với đồng đội.

“Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi thấy day dứt vì mình được trở về đoàn tụ với gia đình, trong khi nhiều đồng đội đã ngã xuống, có người nằm lại đâu đó trên chiến trường. Tôi muốn mang kỷ vật đến báo tin cho người thân của đồng đội, nhưng vì chưa tìm thấy hài cốt của anh em nên chưa biết phải ăn nói ra sao. Nhiều lần đứng trước bàn thờ, nhìn thấy đôi đũa, chiếc bát, nước mắt tôi không sao ngăn được. Hồi đó, chưa biết miếng thịt vị nó là gì, tiền đâu mà đi”.

Nói đến đây thì ông khóc. Ông nghĩ, bây giờ con cái còn nhỏ, không thu xếp đi được, mai này con lớn lo tiền ăn học cho chúng nó thì càng không có tiền mà đi. Ông đem chuyện này tâm sự với vợ rồi thuyết phục vợ bán hai con lợn sề, mấy sào dâu làm lộ phí, trở về chiến trường xưa tìm lại đồng đội. Thời điểm đó là năm 1993.

Vắt rừng, hùm beo và nước mắt

Hành trình về với đồng đội của ông có lẽ gắn liền với cả chuỗi cảm xúc dài lê thê, khó khăn và nước mắt. Ngày bấm bụng bán hết tài sản có giá trị để lên đường, ông còn nghĩ: “Nếu không gặp được đồng đội cũ, số tiền này cũng đủ lang thang được vài hôm, trường hợp xấu nhất thì đi xin mà sống, mà tìm cho được”. 

Đường về chiến trường xưa như nối dài hơn bởi hòa bình, tên xóm, tên làng đã bao lần đổi khác, đường đi lối lại vẫn còn nguyên đấy nhưng diện mạo không còn như xưa. Có nơi trước đây là cây cổ thụ vài người ôm, bây giờ đã trở thành bãi sắn không biết đường nào mà tìm. Ông Phổ phải đi khắp nơi hỏi người dân, tra lại sổ sách ghi chép và cố gắng xác minh vị trí.

 Thương binh Nguyễn Đức Phổ kể lại hồi ức về đồng đội với niềm thương nhớ khôn nguôi

Trong những chuyến băng rừng lội suối, ông và những người đi cùng nhiều lần khổ sở vì vắt rừng và đói khát. Kể cho tôi nghe về những khó khăn ấy, ông Phổ vẫn cười tươi rói: “Có lần đi, chúng tôi thấy những vết chân hổ, chân voi to như cái bát. Còn vắt rừng, rắn rết, giun đất to như ống nước thì gặp như cơm bữa. Có hôm đang ngồi nghỉ giữa chừng, chợt thấy trong bụng man mát, thò tay vào thì phát hiện một con vắt to bằng ngón tay đã no máu”.

Ông còn xuýt xoa: “Cái giống vắt lá nó cắn rất mát, khi chúng hút no máu, lăn quay ra thì mình mới biết. Có loại toàn cắn vào chỗ hiểm, lúc nhả ra thì máu chảy không ngừng. Chưa kể những hôm gặp mưa rừng, không có cơm ăn, cả đoàn cứ thế tay cầm mì tôm đưa lên cắn, nhai cồng cộc, thế là no bụng”.

Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi thấy ông hay nhắc đến liệt sĩ Kiều Xuân Tẩy. Đó là người anh em mà ông đã phải gạt nước mắt tự tay chôn cất. Ngày đó, trước khi chia tay, hai anh em còn ôm nhau bịn rịn và ông không nghĩ là lần cuối. Chiếc bát và đôi đũa thờ được ông Phổ trao cho liệt sĩ Tẩy, nhưng không hiểu sao khi quay đầu rời đi, tiếng Tẩy gọi cứ vọng mãi. “Anh ấy đưa lại cho tôi kỷ vật, rồi nói tôi mang về bởi anh không biết sống chết thế nào, còn dặn tôi báo cho gia đình biết cháu sắp ra đời. Nói vậy mà 4 ngày sau, anh ấy hy sinh thật. Tôi đau xé lòng”.

Liệt sĩ Kiều Xuân Tẩy khi vào chiến trường có nên duyên với một người phụ nữ và có một cô con gái tên Hận, chưa kịp chào đời thì cha đã hy sinh. Vì không chứng minh được là con liệt sĩ nên không được hưởng bất kỳ chế độ nào. Ông Phổ báo cho gia đình liệt sĩ Tẩy biết nơi chôn cất, cả gia đình vui mừng khôn xiết, vào Phú Yên đưa hài cốt anh về quê. “Lúc con bé Hận nắm tay tôi, nấc lên từng tiếng, nói chú Phổ ơi, phần mộ bố cháu đây rồi, tôi rơi nước mắt, thấy thanh thản vô cùng” - ông cười mà hai hàng nước mắt cứ thế chảy dài.

Các chuyến đi của ông, chuyến nhanh nhất thì một tuần, chuyến lâu nhất có khi kéo dài cả tháng. Hơn 200 mộ phần đồng đội được ông tìm kiếm suốt hơn 20 năm qua, vừa là niềm động viên đối với gia đình những người đã khuất, vừa là niềm an ủi giúp ông vơi bớt day dứt với đồng đội. Những lúc không thể đích thân đi tìm kiếm, ông lại ngồi hàng giờ ở bưu điện, trực điện thoại từ Phú Yên gọi ra, rồi hướng dẫn, chỉ đường để gia đình liệt sĩ đi tìm, như trường hợp liệt sĩ Phạm Quang Chinh, hy sinh năm 1971 (quê Phùng Xá, Mỹ Đức) được người thân đưa về năm 1974. Có lần gia đình một liệt sĩ đưa cho ông cả xấp tiền đền đáp, ông cảm tạ rồi nhẹ nhàng từ chối. Ông nói: “Tôi làm vì day dứt, vì lương tâm, vì lời hứa với các liệt sĩ. Tôi nhận tiền thì chẳng khác nào tôi bán xương đồng đội”.

Hàng trăm mộ phần liệt sĩ nhờ nghĩa tình cao cả của ông mà được trả lại tên, đưa về an nghỉ tại quê nhà, ấy thế mà cuốn sổ ghi chép thời gian, địa điểm hy sinh của đồng đội trên tay ông vẫn còn dày lắm. Hành trình rong ruổi tìm kiếm ấy hẵng còn dài, trong khi tuổi ông đã cao, tóc ông sắp bạc trắng đầu. Chào ông ra về, tôi chỉ mong sao, ông thật khỏe mạnh, để tiếp tục cuộc hành trình mà ông không bao giờ phải độc bước.

Kỷ vật đã được trưng bày tại viện bảo tàng

Hiện chiếc bát và đôi đũa kỷ vật thời khói lửa đã được ông Phổ hiến tặng cho Viện Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Còn cuốn sổ ghi chép về tên, mộ phần các đồng chí, đồng đội đã được ông chuyển cho đồng chí Sáu Trong ở Phú Yên để tiếp tục tìm kiếm phần mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ông Sáu Trong mới mất và cuốn sổ nhật ký đã bị thất lạc.


 

Cao Thùy Liên
TIN LIÊN QUAN

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.

Người phụ nữ mặt quỷ sẽ được phẫu thuật vào ngày 21.12

Kỳ Anh |

Sáng 14.12, các bác sỹ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và các bác sỹ chuyên khoa về sọ não của Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành hội chẩn cho bệnh nhân Triệu Mùi Chài - người phụ nữ Dao Đỏ với khối u khổng lồ trên mặt. Sau cuộc hội chẩn, bệnh viện sẽ dành hẳn 1 tuần để chuẩn bị kĩ càng cho kíp mổ. Nếu tình trạng sức khoẻ bệnh nhân tốt thì có thể tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt cho bệnh nhân. “Sơn nữ mặt quỷ” rớt nước mắt vì tình người Đây là nhân vật trong loạt bài đã được đăng tải trên báo Lao Động với các phóng sự ảnh "Gặp "người đàn bà mang gương mặt quỷ'' ai gặp cũng bỏ chạy'' ngày 6/12/2015 và phóng sự "Cần nghiên cứu về thảm họa sơn nữ xinh đẹp bỗng mang “gương mặt quỷ” ngày 5/12/2015). Bà Triệu Thị Chài người phụ nữ bất hạnh ''mang gương mặt quỷ'' với khối u choáng hết gương mặt gần 20 năm nay, đã được chuyển xuống Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều nhà hảo tâm. Trong buổi hội chẩn, các bác sỹ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương HN và các bác sỹ chuyên khoa sọ não của Bệnh viện Việt Đức kết luận bà Chài mắc phải căn bệnh thoát vị màng não tuỷ. Qua khe trán mũi, màng não thoát vị các dịch tiết ra nó cứ to dần to dần. Tìn

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.

Người phụ nữ mặt quỷ sẽ được phẫu thuật vào ngày 21.12

Kỳ Anh |

Sáng 14.12, các bác sỹ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và các bác sỹ chuyên khoa về sọ não của Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành hội chẩn cho bệnh nhân Triệu Mùi Chài - người phụ nữ Dao Đỏ với khối u khổng lồ trên mặt. Sau cuộc hội chẩn, bệnh viện sẽ dành hẳn 1 tuần để chuẩn bị kĩ càng cho kíp mổ. Nếu tình trạng sức khoẻ bệnh nhân tốt thì có thể tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt cho bệnh nhân. “Sơn nữ mặt quỷ” rớt nước mắt vì tình người Đây là nhân vật trong loạt bài đã được đăng tải trên báo Lao Động với các phóng sự ảnh "Gặp "người đàn bà mang gương mặt quỷ'' ai gặp cũng bỏ chạy'' ngày 6/12/2015 và phóng sự "Cần nghiên cứu về thảm họa sơn nữ xinh đẹp bỗng mang “gương mặt quỷ” ngày 5/12/2015). Bà Triệu Thị Chài người phụ nữ bất hạnh ''mang gương mặt quỷ'' với khối u choáng hết gương mặt gần 20 năm nay, đã được chuyển xuống Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều nhà hảo tâm. Trong buổi hội chẩn, các bác sỹ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương HN và các bác sỹ chuyên khoa sọ não của Bệnh viện Việt Đức kết luận bà Chài mắc phải căn bệnh thoát vị màng não tuỷ. Qua khe trán mũi, màng não thoát vị các dịch tiết ra nó cứ to dần to dần. Tìn