HỒ ĐẮC THANH CHƯƠNG PHÁ VỠ KỶ LỤC CUỘC THI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA:

Du học xong, về quê hương cống hiến

GHI CHÉP CỦA ĐĂNG KHOA |

“Khởi động” siêu nhanh khi trả lời đúng 11/12 câu hỏi trong vòng 60 giây, vững chắc “vượt chướng ngại vật”, “tăng tốc” và “về đích” với 340 điểm, thí sinh Hồ Đắc Thanh Chương (học sinh lớp 12 chuyên toán, Trường THPT Chuyên Quốc học Huế) đã làm nên lịch sử tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 16 - phá kỷ lục về điểm số ở các trận chung kết.

Thót tim với chiến thắng lịch sử

Từ sáng sớm ngày 21.8, cầu truyền hình trực tiếp được đặt ở sân trường THPT chuyên Quốc học Huế - ngôi trường có bề dầy lịch sử 120 năm - thu hút rất đông học sinh, thầy cô và người dân ở khắp tỉnh Thừa Thiên - Huế tụ họp về theo dõi, cổ vũ cho Chương. Hàng nghìn chiếc ghế nhựa được sắp đầy khoảng sân rộng không còn chỗ trống. Dưới những hàng cây cổ thụ, trên thảm cỏ, các lối đi chật ních người. Có những người nông dân ở cách TP. Huế hàng chục cây số như ông Hoàng Đức Thắng (quê huyện Phong Điền) bắt xe đò lên thành phố từ rất sớm và lý do ông có mặt tại Trường THPT chuyên Quốc học Huế ngày hôm qua là: “Tui mê và theo dõi các nhà leo núi chinh phục đỉnh Olympia hơn chục năm qua. Trong cả năm lần cầu truyền hình được đưa về Trường Quốc học Huế, tui chưa bỏ sót lần nào. Đến đây thứ nhất là cổ vũ cho các cháu, thứ nữa là để tiếp thêm cho mình kiến thức từ các câu hỏi của chương trình”, ông Thắng nói. Trên gương mặt đen đủi, hằn những nếp nhăn của người đàn ông ngoại lục tuần toát lên niềm vui, sự háo hức đến lạ.

Hơn 8h30 sáng, tiết trời Huế nắng như phà lửa, nực, rát bỏng da. Nhưng khi thấy “người Huế” xuất hiện trên màn ảnh với vẻ tự tin, điềm tĩnh, ai ai cũng hô vang tiếng “Thanh Chương”. Tiếng hô tự hào về người con của vùng đất học và cũng để tiếp sức cho em bởi trước khi cuộc thi bắt đầu, chắc hẳn ít người đặt cược chức vô địch vào Chương vì em là thí sinh thấp điểm nhất cuộc thi quý trong số các bạn cùng chơi. Và khi phần khởi động của thí sinh Lâm Vũ Tuấn (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định) hoàn tất với 90 điểm, nhiều người trong đó có tôi đã thấy áp lực đè nặng lên Chương. Nhưng em thì không. Đến lượt mình, chàng trai có “nụ cười thiên thần” đã “khởi động” siêu nhanh khi trả lời đúng 11 câu hỏi trong khoảng thời gian 60 giây. Lúc ấy, sân trường Quốc học Huế như đã vỡ tung bởi tiếng vỗ tay, tiếng hô vang “Thanh Chương - kiên cường, thẳng đường lên đỉnh”. Những phần thi tiếp theo, Hồ Đắc Thanh Chương vẫn giữ ngôi đầu và lúc này dường như ai cũng đã bắt đầu tin rằng em sẽ là người bước lên đỉnh vinh quang. Thế nhưng, tất cả đã phải trải qua một phen thót tim khi thí sinh Lâm Vũ Tuấn bất ngờ vượt lên dẫn 20 điểm khi Tuấn là người đầu tiên hoàn thành phần thi về đích. Đến lượt mình, Chương bước lên phía trước. Vẫn phong thái chững chạc, “mặt lạnh như tiền” và bản lĩnh thi đấu tốt, Chương ghi những điểm số xuất sắc để vượt lên giành lại ngôi đầu với 310 điểm. “Tui không ngờ cuộc thi chung kết Olympia năm nay lại kịch tính đến thế. Đặc biệt là cuộc đua giữa Tuấn và Chương. Cả hai em rất xứng đáng là nhà vô địch, nhưng cuộc thi thì chỉ có một thôi, đó là Hồ Đắc Thanh Chương”, ông Nguyễn Thời, một người dân ở TP. Huế - háo hức nói. Ông Thời vừa dứt lời thì cũng là lúc Chương “giật” thêm 30 điểm từ thí sinh Phan Tiến Tùng (Trường THPT chuyên Nguyễn Du - Đắc Lắc). Và khi giây phút MC Tùng Chi xướng tên Hồ Đắc Thanh Chương là nhà vô địch mới của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16, kèm số tiền thưởng 
35.000USD. Em trở thành “kỷ lục gia” khi là thí sinh đầu tiên “lên đỉnh” với 340 điểm - số điểm cao nhất từ trước đến nay tại cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Đi, rồi sẽ về cống hiến cho đất nước

Thời điểm ấy, bạn bè, thầy cô và cả những người dân Huế đã reo hò, ôm chầm lấy nhau. Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói: “Tôi rất tự hào về em, rất tự hào”. Cũng không thể giấu được cảm xúc, ông Đặng Phước Mỹ - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - chia sẻ: “Những giây phút chờ đợi kết quả, không chỉ tôi mà ai cũng hồi hộp lo lắng. Đây là thành quả xứng đáng của ngôi trường có bề dày về thành tích dạy và học”.

Chương lớn lên trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy cấp II, bố là công chức nhà nước. Vốn xuất thân từ trường làng - Trường Tiểu học số 2 Phú Bài (Hương Thủy), nhưng Chương đặc biệt giỏi môn Tiếng Anh. Em từng đoạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh cấp tỉnh. Khi theo học tại trường điểm THCS Nguyễn Tri Phương, Chương học giỏi toàn diện 4 năm liền, giành giải nhất học sinh giỏi toán cấp tỉnh, huy chương đồng chung kết cuộc thi “Chinh phục” do VTV6 tổ chức dành cho học sinh THCS và em còn là một trong những gương mặt đại diện cho Trường Nguyễn Tri Phương tham gia các hoạt động giao lưu tại Singapore… Nhà Chương ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy), cách trường hơn 10 cây số. Hằng ngày, Chương thức dậy từ 5h sáng đón xe buýt lên TP. Huế để học. Năm lớp 10, Chương là lớp trưởng, nhưng sang năm lớp 11, em xin rút lui làm lớp phó học tập để tập trung vào việc học. Dù khó khăn nhưng em biết cách vượt qua và luôn là học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc với tổng điểm trung bình cả 2 năm lớp 10 và 11 thuộc dạng “khủng” đều trên 9,5 điểm. “Là học sinh chuyên toán, nhưng Chương học giỏi đều tất cả các môn, đặc biệt là Tiếng Anh của em rất tốt nên em xứng đáng đăng quang cuộc thi Olympia năm nay”, ông Mỹ - nhận định. Hôm qua, khi nói về thành tích của con trai, cô giáo Ngô Thị Đông đã rưng rưng: “Chương ơi! Ba mẹ rất tự hào về con! Vô địch cuộc thi này sẽ là bước ngoặt trong việc định hướng tương lai đối với Chương. Mọi sự lựa chọn của con trai, tôi đều tôn trọng”.

Nhà vô địch khi đứng giữa đông người, vòng nguyệt quế vinh quang và hoa đã khiêm tốn nói rằng em chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ giành giải nhất mà cho rằng kết quả có được có thể do mình may mắn. Chương muốn gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, anh trai, thầy cô, bè bạn, đặc biệt là anh trai Hồ Đắc Thanh Tân đã theo suốt hành trình “giật” giải nhất lần thứ 2 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về Trường THPT chuyên Quốc học Huế. Đối với anh Tân, Chương là đứa em trai tuyệt vời bởi không chỉ chăm học, mà còn rất hiền lành, nghe lời bố mẹ. Nhưng điều mà anh Tân đánh giá cao nhất ở người em mình là khả năng tự lập và tự học. “Tôi và những người thân trong gia đình giờ đây thấy vô cùng sung sướng và tự hào dù vẫn luôn tin khả năng chiến thắng của Chương”, anh Tân chia sẻ.

Khi cuộc thi chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 16 kết thúc, rất nhiều người đã thẳng thắn bình luận rằng “nước Australia sẽ có thêm một nhân tài” để nói một thực tế cay đắng rằng trong 15 nhà vô địch Olympia trước đó, sau thời gian du học, chỉ có mỗi một người trở về phục vụ và cống hiến cho đất nước. Câu hỏi này cũng đã được đặt ra và Chương chia sẻ rằng em từng ước mơ du học, nhưng em bất ngờ khi nó trở thành hiện thực từ học bổng vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. “Du học tại Australia là một môi trường tốt để em theo đuổi ngành công nghệ trong tương lai. Tuy nhiên, em vẫn mong muốn mình có thể trở về để lập nghiệp và cống hiến cho đất nước”, Chương - nói.

Tôi đặt cược với niềm tin rằng Hồ Đắc Thanh Chương sẽ trở về… 

Kỷ lục gia của các trận chung kết. 
Trong 16 lần diễn ra chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Trường THPT chuyên Quốc học Huế đã 5 lần mang cầu truyền hình về TP. Huế, bằng với “kỷ lục” của khối năng khiếu THPT Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM. Trong đó, trường có 2 nhà vô địch là Hồ Ngọc Hân (năm thứ 9) và Hồ Đắc Thanh Chương phá kỷ lục về điểm số ở các trận chung kết với 340 điểm. Với giải nhất, Chương giành học bổng tại Australia trị giá 35.000USD, cùng nhiều phần thưởng có giá trị. Các thí sinh Lâm Vũ Tuấn (THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định) giành giải nhì với số điểm 255; các em Lê Duy Bách (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, 160 điểm) và Phan Tiến Tùng (THPT chuyên Nguyễn Du - Đắc Lắc, 140 điểm) đồng giải ba.
GHI CHÉP CỦA ĐĂNG KHOA
TIN LIÊN QUAN

Đêm Hải Phòng

Hà Linh Quân |

Tôi là một người thích sống dưới nắng mặt trời, bởi khi chết rồi có khối thời gian để mà thưởng thức bóng tối. Do vậy, tôi chẳng sướng gì khi nhận được cú điện thoại lúc 10 giờ đêm: “Cháu đang ở trong Đà Nẵng. Thành phố như một bầu trời chi chít ánh sao! Trông nung ninh lắm chú ạ!”. Chết tiệt! Cái bệnh nói ngọng của người Hải Phòng, suốt đời lầm lẫn giữa n và l. Mà nó lại tưởng Hải Phòng không lung linh sao?

Bói ra vui, bói ra lo “xuyên quốc gia“

Hoàng Linh |

Một người bạn từ Mỹ về giục tôi ra taxi đi coi bói cô Năm Mộ Dung Cô Tô ở Bình Thạnh, TP.HCM, nghe đã thấy sặc mùi kiếm hiệp.

Cửa hàng bán gà cúng đắt khách sáng mùng 3 Tết ở TPHCM

NGỌC LÊ - THANH VŨ |

TPHCM - Ngày 24.1 (mùng 3 Tết), nhiều người dân đã có mặt tại các cửa hàng bán gà cúng, giá bán gà cùng đắt hơn so với ngày thường.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Đêm Hải Phòng

Hà Linh Quân |

Tôi là một người thích sống dưới nắng mặt trời, bởi khi chết rồi có khối thời gian để mà thưởng thức bóng tối. Do vậy, tôi chẳng sướng gì khi nhận được cú điện thoại lúc 10 giờ đêm: “Cháu đang ở trong Đà Nẵng. Thành phố như một bầu trời chi chít ánh sao! Trông nung ninh lắm chú ạ!”. Chết tiệt! Cái bệnh nói ngọng của người Hải Phòng, suốt đời lầm lẫn giữa n và l. Mà nó lại tưởng Hải Phòng không lung linh sao?

Bói ra vui, bói ra lo “xuyên quốc gia“

Hoàng Linh |

Một người bạn từ Mỹ về giục tôi ra taxi đi coi bói cô Năm Mộ Dung Cô Tô ở Bình Thạnh, TP.HCM, nghe đã thấy sặc mùi kiếm hiệp.