Chiến sĩ Gạc Ma mãi mãi trong lòng đồng đội

PHƯỚC TÍN - THANH THÚY |

20 cây bàng vuông được chuyển từ đảo Trường Sa về trồng tại khuôn viên Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma từ tháng 6.2017 đến nay đã trổ mầm, nở hoa đúng dịp kỷ niệm này như một lời nhắc nhớ: Chiến sĩ Gạc Ma mãi mãi trong lòng đồng đội.

“Ngày giỗ chung” đầy xúc động

Cách nói chuyện đậm khí phách người lính của cựu đại tá Nguyễn Văn Dân (72 tuổi, ở phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) khiến người nghe phấn khích. 12 năm ông bám biển Trường Sa. Và ông được gọi là “ông già biển cả” - kể cũng không “ngoa” tí nào.

Có tuổi rồi, lại bệnh nữa, ông Dân gần như không đi đâu được, hoặc nếu đi phải có người thân “hộ tống”. Hôm qua, ngày 13.3, ở nhà, ông bật tivi lên xem chương trình tưởng niệm, cầu siêu đồng đội Gạc Ma, và các liệt sĩ Trường Sa phát sóng ở Đà Nẵng, Phú Yên, ông xúc động lắm. “Ôi linh hồn các anh đã được sưởi ấm!”.

Bức hình ông Dân khi đó là trung tá Nguyễn Văn Dân (chỉ huy trưởng Cụm 2 Trường Sa) chụp vào tháng 4.1988, khi đang cắm cờ Tổ quốc trên điểm san hô nhô cao nhất của đảo Len Đao đã được Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phát hành, trưng bày ở Bảo tàng Quân đội. Lâu lâu, thấy lại bức hình trên báo chí, truyền hình, ông Dân lại xúc động mạnh. “Không ai được phép lãng quên những người viết nên trang sử tráng lệ ấy. Những ngày này, chúng ta tưởng nhớ những người con đất Việt đã nằm xuống vì sự bình yên của Tổ quốc”- ông Dân nói.

Như thành thông lệ, cứ kề ngày 14.3, các cựu binh Gạc Ma năm xưa lại tìm về một nơi nào đó để tụ họp, ôn lại kỷ niệm, nhắc nhớ đồng đội. Đóng quán phở Gạc Ma - Trường Sa ở phố Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn (Bình Định) 3 ngày, anh Lê Minh Thoa ra Đà Nẵng dự lễ cầu siêu tâm linh cho 64 chiến sĩ Gạc Ma do Ban liên lạc bộ đội Trường Sa tại TP.Đà Nẵng tổ chức.

Anh Thoa chia sẻ: “Ra dự lễ cầu siêu, mình cảm động quá chừng. Hi vọng lễ cầu siêu này năm nào cũng được tổ chức. Mình quyết tâm ra Đà Nẵng để còn thắp hương cho bạn Dũng nữa. Dũng là cựu binh Gạc Ma cuối cùng ở Đà Nẵng đã ra đi vào tháng 2 năm ngoái do mắc bệnh hiểm nghèo. Thương lắm Dũng ơi! Nhớ ngày nào còn ngồi nhìn nhau trong ngục tù, sống chết có nhau”. Trong tâm khảm anh Thoa, sự ra đi của anh Dũng đúng nghĩa là hi sinh, chứ không gọi là chết. Ngày anh Dũng nằm viện, các cựu binh Gạc Ma về an ủi, động viên, rồi mỗi người một ít, góp tiền giúp đỡ anh điều trị bệnh. Nhưng bệnh tình quá nặng, anh Dũng đã ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội.

“Đồng đội ơi yên nghỉ dưới tán bàng vuông Trường Sa nhé”

Câu nói thầm của các cán bộ chiến sĩ lữ đoàn 146 tại buổi lễ trồng 20 cây bàng vuông ngoài khu mộ gió của khuôn viên Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma vào tháng 6.2017 khiến chúng tôi xúc động. Ròng rã 3 tháng những ngày Trường Sa nắng gió khắc nghiệt, những chuyến tàu Hải Quân lần lượt chở theo cây bàng vuông - linh hồn của Trường Sa mang về cho đồng đội, cho những người anh, người chú đã ngã xuống vì Trường Sa ruột thịt. Cây bàng vuông được chiết cành từ những cây bàng vuông đang sinh trưởng tại các đảo An Bang, Song Tử, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh và đảo Trường Sa.

Đại tá Đào Giang Hải - Chính ủy Lữ đoàn 146 HQ - chia sẻ, từ tháng 2.2017, bà con nhân dân cùng cán bộ chiến sĩ trên 8 đảo nổi ở Trường Sa sang chiết, ươm mầm những cây cây bàng vuông này từ cây lớn sang chậu. 20 cây bàng vuông được chuyển từ đảo Trường Sa về trồng tại khuôn viên Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là những cây được cán bộ chiến sĩ chăm sóc và trân quý . “Đây là vinh dự cho đoàn Trường sa và những người lính đảo, bởi sự hiện diện của cây bàng vuông Trường Sa ở Khu tưởng niệm là tưởng nhớ đồng đội chúng tôi đã nằm xuống ngoài Trường Sa” - đại tá Hải nói.

Không chỉ đảm bảo số cây bàng vuông chuyển về phát triển được, các chiến sĩ lữ đoàn 146 còn phát động anh em chiến sĩ trên các đảo tiếp tục ươm mầm để bổ sung kịp thời. “Mong muốn của anh em chiến sĩ là Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma sẽ rợp bóng bàng vuông để đồng đội hướng về trong tâm tưởng, để mọi người đi qua sẽ dành cho 64 chiến sĩ Gạc Ma và những anh linh liệt sĩ Trường Sa sự tưởng nhớ”- đại tá cho biết.

PHƯỚC TÍN - THANH THÚY
TIN LIÊN QUAN

Xúc động buổi lễ cầu siêu cho 64 liệt sĩ bảo vệ Gạc Ma

NGUYỄN TRI |

Đã tròn 30 năm ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14.3.1988 - 14.3.2018).

30 năm nỗi đau Gạc Ma, nước mắt mẹ vẫn rơi

THUỲ TRANG |

Ở tuổi gần 80, bà Lê Thị Lan phải nhờ người giúp tìm di linh tên con trai – anh hùng liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc, một trong số 64 chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam đã nằm lại ở Gạc Ma trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc năm 1988. Nước mắt mẹ già vẫn rơi, 30 năm nỗi đau vẫn như hôm qua.

Mùa xuân đầu tiên ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Ghi chép của THANH THÚY |

Tròn 30 năm kể từ ngày xảy ra trận hải chiến Gạc Ma, Trường Sa, nhưng đến nay, nhiều liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm được thi thể. 

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Xúc động buổi lễ cầu siêu cho 64 liệt sĩ bảo vệ Gạc Ma

NGUYỄN TRI |

Đã tròn 30 năm ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14.3.1988 - 14.3.2018).

30 năm nỗi đau Gạc Ma, nước mắt mẹ vẫn rơi

THUỲ TRANG |

Ở tuổi gần 80, bà Lê Thị Lan phải nhờ người giúp tìm di linh tên con trai – anh hùng liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc, một trong số 64 chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam đã nằm lại ở Gạc Ma trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc năm 1988. Nước mắt mẹ già vẫn rơi, 30 năm nỗi đau vẫn như hôm qua.

Mùa xuân đầu tiên ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Ghi chép của THANH THÚY |

Tròn 30 năm kể từ ngày xảy ra trận hải chiến Gạc Ma, Trường Sa, nhưng đến nay, nhiều liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm được thi thể.