Làng biển chịu ơn ông nhiều lắm

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN |

“Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Cho dân đất, cát làm nhà, làm sân, rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Trần Thị Mỹ nói về người hàng xóm Trần Văn Lênh (66 tuổi, xóm 2, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

“Chuyển giao công nghệ” lặn cho ngư dân

Nghe câu chuyện ông Lênh làm từ thiện trị giá hàng trăm triệu đồng cho xã bãi ngang Cẩm Lĩnh trong xây dựng nông thôn mới, tôi nghĩ, nhà ông chắc cũng phải khá giả lắm. Thế nhưng, khi đến nhà, tôi thật sự không tin nổi trước mắt mình là cảnh hai ông bà già đang sống trong ngôi nhà, cũng là trang trại chật chội, lợp bằng ngói thấp lè tè cứ phải vô luồn, ra cúi như thế. Thấy khách đến nhà, bà Trần Thị Quyên (63 tuổi) lọ mọ lấy cái điện thoại “cục gạch” ra nhăn trán, nheo mắt dò từng số gọi chồng về. Thoáng chốc, ông Lênh trên chiếc xe máy cũ đã có mặt. Ông Lênh dáng người cao lớn, khuôn mặt đen sạm đã nhiều nếp nhăn, tướng khắc khổ. Ông kể, năm 1970, khi tròn 20 tuổi ông lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 chiến đấu chủ yếu ở chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Năm 1974, trong một lần về phép ông đã hỏi, cưới bà Quyên (người cũng xã) lúc này đang là thanh niên xung phong. Tháng 10.1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông phục viên trở về.

Ngày về, cả gia đình tám miệng ăn, cuộc sống đói khổ, thiếu thốn trăm bề nên sau nhiều trăn trở, ông Lênh quyết định không nộp giấy tờ đảng viên, làm cán bộ địa phương mà đi làm kinh tế để có cái ăn, cái mặc cho gia đình. Thế rồi ông theo nghề lặn biển như bao người đàn ông khác ở làng biển này. “Ngày đó tôm hùm nhiều lắm, nhưng mà lặn bo (không thiết bị hỗ trợ) thì mệt, nguy hiểm lại chẳng được ăn thua. Nghĩ phải có cách chi đó để lặn được lâu hơn, bắt được nhiều tôm hơn. Cuối cùng tôi mạnh dạn chế chiếc máy lặn từ máy hơi zin-khơ ôtô. Khi lặn, máy nổ phát hơi trên tàu, người lặn ngậm vòi vào miệng vô tư lặn hàng giờ đồng hồ dưới biển nên bắt được rất nhiều tôm, cua. Thấy làm ăn hiệu quả, tui đã chia sẻ, bày cho mọi người, rồi từ đó ai cũng sắm máy phát hơi để lặn, kể cả ngư dân nhiều tỉnh khác cũng đến học hỏi để về làm nghề” - ông Lênh tự hào kể lại.

Làm từ thiện hàng trăm triệu cho làng, xã

Nghề lặn biển cũng khó khăn dần nên năm 2000, khi xem một chương trình trên tivi phổ biến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nghĩ xã Cẩm Lĩnh có nhiều ao, đầm thuận lợi, ông Lênh mạnh dạn đấu thầu một diện tích vài hécta nuôi tôm sú. Theo nghề được gần chục năm, ông Lênh lại chuyển sang nuôi cua biển. Trong thời gian nuôi thủy sản, nhờ thuận lợi nên gia đình ông tích góp được số tiền kha khá. Năm 2009, khi dự án làm đê ngăn mặn qua xã kết thúc, đất, cát của công trình dư lại nhiều nên ông Lênh đã đấu thầu mua lại rồi bán cho cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà cửa, tập thể làm đường sá, cầu cống...

Ông Lênh chỉ con đường về làng biển mà ông dày công từ thiện đổ đất đắp cao lên như bây giờ. Ảnh: TRẦN TUẤN

Khi có tiền, đầu tiên ông Lênh đã đóng góp cho họ hàng hai bên nội, ngoại hơn 100 triệu đồng xây dựng nhà thờ, mua sắm loa máy, bàn ghế... “Xong việc họ hàng, tui chuyển sang giúp làng xóm, địa phương. Cụ thể, xóm 2 tui hỗ trợ đổ đất 3 con đường trị giá 75 triệu đồng, đổ đất làm mặt bằng rồi còn bỏ ra 26 triệu mua bàn ghế cho hội quán xóm 2, hỗ trợ xóm 3 khoảng 35 triệu xây nhà văn hóa, xóm 4 đổ đất đắp cầu Con Đu trị giá 54 triệu, xóm 5 và xóm 6 hỗ trợ hơn chục xe cát... Tóm lại là xã có 10 xóm thì còn 2 xóm nữa tui chưa hỗ trợ. Khi hai xóm này làm hội quán thì tui sẽ hỗ trợ để nơi nào cũng có phần đóng góp từ thiện của tui, để bớt được phần đóng từ dân, chứ không thì dân đã khó khăn còn phải đóng nộp nhiều, khổ lắm” - ông Lênh trải lòng. Nhẩm tính, ông Lênh nhớ không hết, nhưng cả việc giúp người dân khi làm nhà, làm sân vài xe cát, xe đất, và giúp các xóm làm đường, làm hội quán... trong 5 năm xây dựng nông thôn mới từ 2010 - 2015, ông Lênh đã hỗ trợ 550 triệu đồng. Chỉ tính riêng năm 2016, ông đã hỗ trợ thêm 130 triệu đồng.

Tôi hỏi vợ ông, bà Trần Thị Quyên, chồng làm từ thiện nhiều thế bà có... phàn nàn gì không? Mặt hiền khô, người đàn bà mắc phải căn bệnh ung thư nhiều năm nay giọng chậm rãi: “Mấy năm trước tui cũng khuyên, nhưng ông không nghe. Gần đây tui cũng nói, giờ già rồi không làm ra nữa, có đồng mô thì để dành còn lo khi đau ốm. Rứa mà ông có nghe mô. Biết tính ông rứa thôi tui và các con cũng không can nữa, để ông hoàn thành ý nguyện”. Tôi lại hỏi, sao ông làm từ thiện mà ngôi nhà của mình xập xệ thế này không xây cho đàng hoàng mà ở? Ông Lênh xua tay, nói: “Đây là đất mình thuê làm trang trại nên phải chấp hành pháp luật không được xây kiên cố. Mà cũng già rồi, xây chi nữa. Thú vui của tui giờ là giúp chòm xóm, cộng đồng thôi”. Vợ chồng ông Lênh có ba người con, một trai, hai gái. Tất cả đã lập gia đình và kinh tế cũng ở mức trung bình như hàng trăm hộ dân khác nơi đây.

“Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm”

Rời nhà ông Lênh, tôi ghé một nhà hàng xóm. Khi hỏi chuyện về ông Lênh, chị Trần Thị Mỹ (31 tuổi) nhiệt tình rót nước rồi vui vẻ kể hàng loạt việc làm từ thiện của ông Lênh. “Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được là vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng làm lụng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Giúp từ cho dân đất, cát làm nhà, làm sân rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Mỹ chia sẻ. Gia đình chị Mỹ, một năm trước, khi làm nhà, ông Lênh cho 3 xe đất tương đương khoảng 2 triệu đồng. Chị Mỹ nói “ông ấy giúp nhiều người lắm, không kể chi bà con hay người dưng cả”.

Ông Trần Văn Phú - Trưởng xóm 2 phấn khởi nói “ông Lênh là hội viên Hội Cựu chiến binh xã, mấy năm gần đây ông ấy làm từ thiện cho dân, cho xã nhiều lắm. Riêng như xóm 2 này ông ấy đã ủng hộ đổ đất sửa đường, đổ mặt bằng, mua sắm bàn ghế hội quán... ước tính cũng đã gần 200 triệu đồng. Các xóm khác ông cũng ủng hộ nhiều. Trong các chuyện vui, buồn của làng xã, ông ấy cũng luôn có mặt để giúp đỡ, chia sẻ. Ông ấy là số một, là người có tâm, có đức luôn được nhân dân kính trọng, cảm phục”. Ông Phú cũng khẳng định, trước đây, ông Lênh là người đầu tiên truyền lại cho làng biển này thiết bị lặn để lặn được lâu, bắt được nhiều hải sản. Từ đó, người dân ở đây đổ xô học hỏi rồi theo nghề lặn biển cho đến nay.

Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Lĩnh Trần Xuân Hữu nói, ông Lênh là bộ đội về hưu, tính thật thà, hiền lành. Nhà ông thì cũng khó khăn chứ không phải giàu có gì. Thế nhưng, thời gian qua, nhờ đấu thầu được đất, cát ông ấy đã giúp cho dân, cho xã rất nhiều. Ước tính quy ra tiền cũng đã hơn 500 triệu đồng. Địa phương cũng đã tặng bằng khen cho ông Lênh vì có nhiều đóng góp cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy Cẩm Xuyên cũng tặng bằng khen cho ông ấy vì có thành tích trong “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nói về việc “sáng chế” ra máy lặn của ông Lênh, Bí thư xã Cẩm Lĩnh cũng giọng đầy khen ngợi “ông ấy không biết đi học hỏi ở đâu rồi về chế ra máy lặn rất hiệu quả. Sau đó ông dạy lại cho tất cả ngư dân địa phương để lặn được hàng giờ dưới biển. Cũng nhờ ông ấy mà ở xã này hình thành nên nghề lặn biển chuyên nghiệp. Hiện giờ vẫn còn hơn 1.000 người theo nghề lặn để bắt hải sản, cho thu nhập cao”.

Tôi rời làng biển Cẩm Lĩnh với hình ảnh đôi vợ chồng già sống trong ngôi nhà tranh thấp lè tè tương phản với những nhà dân khác khang trang, hội quán thôn rộng rãi và những con đường đắp cao, thẳng tắp có phần đóng góp lớn của ông Lênh. Và tôi cũng nhớ tới kế hoạch nặng ân tình của người cựu binh già này, là tới đây ông sẽ cố gắng đi tìm và ủng hộ con cháu của các đồng đội năm xưa bị nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh neo đơn, éo le trong cuộc sống... 

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.

“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà Nội

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Mặc dù đã bị liệt vào danh mục các chất ma túy và bị cấm mua bán, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tại khu vực Hà Nội, “cỏ Mỹ” vẫn đang được bày bán tương đối công khai trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

Biển nước dưới chân, “bom nước” lơ lửng trên đầu

HÀ ANH CHIẾN |

Những cơn mưa liên tiếp trong các ngày qua không chỉ khiến TPHCM “thất thủ”, mà ngay cả các đô thị lớn thuộc một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng chìm ngập trong biển nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân. Chưa dừng ở đó, các chuyên gia thủy lợi cảnh báo, nếu mưa lớn kéo dài, các hồ thủy điện tích đủ nước sẽ biến thành “quả bom nước” xả lũ xuống hạ nguồn để bảo vệ hồ, dẫn đến những hậu quả khôn lường cho người dân.

Nạn tham nhũng đất rừng ở Đắk Nông

ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Ở Đắk Nông, Trưởng Công an huyện, các Phó Công an xã, em vợ Phó Công an xã... đều được Cty lâm nghiệp Thuận Tân (huyện Đắk Song) “giao khoán” hàng chục hécta đất rừng dọc quốc lộ 14C để sản xuất nông-lâm kết hợp. Không lâu sau, tất cả rừng giao khoán đều bị phá sạch và biến thành nhà ở, vườn tiêu, cà phê bạt ngàn để thu lợi. Còn vợ Phó Bí thư thường trực Huyện ủy không đứng ra nhận khoán, mà ngang nhiên bao chiếm luôn đất rừng do Cty lâm nghiệp Thuận Tân đang quản lý.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.

“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà Nội

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Mặc dù đã bị liệt vào danh mục các chất ma túy và bị cấm mua bán, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tại khu vực Hà Nội, “cỏ Mỹ” vẫn đang được bày bán tương đối công khai trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

Biển nước dưới chân, “bom nước” lơ lửng trên đầu

HÀ ANH CHIẾN |

Những cơn mưa liên tiếp trong các ngày qua không chỉ khiến TPHCM “thất thủ”, mà ngay cả các đô thị lớn thuộc một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng chìm ngập trong biển nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân. Chưa dừng ở đó, các chuyên gia thủy lợi cảnh báo, nếu mưa lớn kéo dài, các hồ thủy điện tích đủ nước sẽ biến thành “quả bom nước” xả lũ xuống hạ nguồn để bảo vệ hồ, dẫn đến những hậu quả khôn lường cho người dân.

Nạn tham nhũng đất rừng ở Đắk Nông

ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Ở Đắk Nông, Trưởng Công an huyện, các Phó Công an xã, em vợ Phó Công an xã... đều được Cty lâm nghiệp Thuận Tân (huyện Đắk Song) “giao khoán” hàng chục hécta đất rừng dọc quốc lộ 14C để sản xuất nông-lâm kết hợp. Không lâu sau, tất cả rừng giao khoán đều bị phá sạch và biến thành nhà ở, vườn tiêu, cà phê bạt ngàn để thu lợi. Còn vợ Phó Bí thư thường trực Huyện ủy không đứng ra nhận khoán, mà ngang nhiên bao chiếm luôn đất rừng do Cty lâm nghiệp Thuận Tân đang quản lý.