Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin: Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh vào cuộc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin đã xảy ra hơn 1 năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra đươc kết luận. Mới đây, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Điện Biên đã đưa vụ án này vào diện chỉ đạo, theo dõi.

Vụ án phức tạp "có dấu hiệu tiêu cực"

Tháng 7.2021, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin. Đây là vụ phá rừng trái pháp luật có tính chất nghiêm trọng, có quy mô, có tổ chức.

Ngay sau đó, đoàn công tác của UBND tỉnh Điện Biên đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường và làm việc với chính quyền huyện Tuần Giáo. Tại đây, ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm - khẳng định "vụ phá rừng có dấu hiệu hình sự".

Ngày 20.9.2021, ông Hà Lương Hồng đã ký Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Sau đó vụ án được giao cho Công an huyện Tuần Giáo trực tiếp điều tra.

Đến ngày 20.1.2022, cơ quan điều tra xin gia hạn đến 20.5.2022, sau đó là quyết định tạm đình chỉ điều tra... Đến nay, sau hơn 10 tháng có quyết định khởi tố thì vụ án phá rừng vẫn rơi vào bế tắc. Nguyên nhân được cho là giữa các cơ quan tố tụng chưa thống nhất được quan điểm!

Nhiều phương tiện máy móc hiện đại được huy động để chặt hạ, sơ chế gỗ và vận xuất ra khỏi rừng.
Hiện trường vụ phá rừng, nơi doanh nghiệp tập kết và sơ chế gỗ.

Phóng viên Báo Lao Động đã có buổi làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Điện Biên về vụ việc này. Vị lãnh đạo cho biết, hiện vụ án đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

"Đây là vụ án có tính chất phức tạp, có dấu hiệu tiêu cực đã được báo chí phản ánh và được dư luận đặc biệt quan tâm. Do vậy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo" - vị lãnh đạo khẳng định.

Về hướng xử lý tiếp theo, vị lãnh đạo này cũng cho biết: "Tại cuộc họp gần nhất diễn ra vào giữa tháng 8.2022 tới đây, Ban chỉ đạo sẽ nghe các cơ quan tố tụng báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan để có hướng chỉ đạo".

Nhiều phương tiện máy móc hiện đại được huy động để chặt hạ, sơ chế gỗ và vận xuất ra khỏi rừng.
Nhiều phương tiện máy móc hiện đại được huy động để chặt hạ, sơ chế gỗ và vận xuất ra khỏi rừng.

Dư luận đặc biệt quan tâm

Một vụ phá rừng nghiêm trọng diễn ra công khai trong suốt 3 tháng, có quy mô, có tổ chức; nhiều phương tiện máy móc hiện đại cũng đã được huy động để chặt hạ nhiều hecta rừng thông đang xanh tốt.

Chính quyền "không biết nói gì", kiểm lâm "bất lực", doanh nghiệp "tự tung tự tác"... Hoạt động khai thác chỉ dừng lại khi báo chí vào cuộc, phản ánh. Ngay sau đó, khi cơ quan chức năng chính thức xuất hiện thì hầu hết các phương tiện máy móc đã được tẩu tán khỏi hiện trường!

Trong quá trình phóng viên tìm hiểu về vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin, người dân và doanh nghiệp đều cho rằng, văn bản số 2249 của Sở NNPTNT là "cho phép" khai thác. Đáng chú ý là văn bản này huyện không biết, xã cũng không biết vì nó được gửi thẳng cho các hộ dân.

Văn Bản
Văn bản số 2249/SNN-CCKL, ngày 17.11.2020 của Sở NNPTNT Điện Biên.

Đó là văn bản số 2249/SNN-CCKL, ngày 17.11.2020 của Sở NNPTNT Điện Biên về việc “Hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu theo kiến nghị của cử tri xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo”.

Nhờ có văn bản này mà doanh nghiệp khai thác gỗ đã lợi dụng, coi là “giấy phép” để ngang nhiên chặt hạ rừng trái pháp luật trong hơn 3 tháng cho đến khi báo chí vào cuộc!

Hiện dư luận đang đặt ra nhiều dấu hỏi, vì sao một vụ án phá rừng rất rõ ràng mà phải mất hàng năm trời nhưng vẫn chưa kết luận? Vì sao một vụ án về vi phạm "lâm luật" mà Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải vào cuộc?

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Sở NNPTNT Điện Biên liên đới gì trong vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Trong vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin, người dân và doanh nghiệp đều cho rằng, văn bản số 2249 của Sở NNPTNT là "cho phép" khai thác. Đáng chú ý là văn bản này huyện không biết, xã cũng không biết vì nó được gửi thẳng cho các hộ dân.

Vì sao vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin bất động sau hơn 1 năm?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Sau hơn 1 năm, những cánh rừng chết giờ chỉ toàn vật chứng ngổn ngang cùng cỏ dại. Quyết định khởi tố vụ án phá rừng trên đỉnh Pha Đin cũng đã được ban hành, thế nhưng hơn 10 tháng sau, người dân vẫn chưa biết là khởi tố ai…

Những phát ngôn "bất lực" liên quan đến vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hàng loạt hecta rừng thông trên đỉnh đèo Pha Đin, thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đang bị người dân và doanh nghiệp công khai chặt hạ. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ diện tích này đều thuộc quy hoạch rừng phòng hộ. Vậy doanh nghiệp có vai trò gì?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Sở NNPTNT Điện Biên liên đới gì trong vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Trong vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin, người dân và doanh nghiệp đều cho rằng, văn bản số 2249 của Sở NNPTNT là "cho phép" khai thác. Đáng chú ý là văn bản này huyện không biết, xã cũng không biết vì nó được gửi thẳng cho các hộ dân.

Vì sao vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin bất động sau hơn 1 năm?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Sau hơn 1 năm, những cánh rừng chết giờ chỉ toàn vật chứng ngổn ngang cùng cỏ dại. Quyết định khởi tố vụ án phá rừng trên đỉnh Pha Đin cũng đã được ban hành, thế nhưng hơn 10 tháng sau, người dân vẫn chưa biết là khởi tố ai…

Những phát ngôn "bất lực" liên quan đến vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hàng loạt hecta rừng thông trên đỉnh đèo Pha Đin, thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đang bị người dân và doanh nghiệp công khai chặt hạ. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ diện tích này đều thuộc quy hoạch rừng phòng hộ. Vậy doanh nghiệp có vai trò gì?