Mở chiến dịch trấn áp tín dụng đen

Việt Dũng |

Thời gian qua, với việc vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, tội phạm tín dụng đen đã biến tướng dưới hình thức cho vay qua app với hình thức tinh vi, diễn biến phức tạp hơn. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, sắp tới, bộ sẽ tiếp tục duy trì thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ, triển khai chuyên đề phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, người dân mong “nhổ tận gốc” tội phạm này.  

Tín dụng đen gây bất ổn xã hội

Những tháng đầu năm 2022, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hà Nội phát hiện, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trên cả nước xuất hiện tình trạng cho vay qua app và đòi nợ dưới hình thức tín dụng đen.

Người vay chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 2 triệu đồng đến 30 triệu đồng mà không cần gặp mặt hay ký kết bất cứ một giấy tờ vay nợ nào.

Người vay sẽ phải thanh toán trong 3 - 5 ngày số tiền gốc ban đầu, tiền lãi sẽ được các đối tượng cắt ngay khi giải ngân. Nếu "con nợ" không thanh toán được tiền gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên, “lãi mẹ đẻ lãi con” lên tới 1.570 - 2.190%/năm.

Tuy nhiên, khi người vay không thanh toán được, các đối tượng sẽ nhắn tin, gọi điện nhắc nhở, đe dọa, khủng bố tinh thần từ "con nợ" đến người thân của họ và toàn bộ các mối quan hệ trong danh bạ điện thoại mà "con nợ" cung cấp trước đó. Thậm chí, chúng còn cắt ghép hình ảnh của "con nợ" rồi tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ uy tín, danh dự để thúc ép "con nợ" hoặc người nhà phải trả tiền, gây bức xúc trong dư luận.

Trước tình trạng bất ổn, phức tạp của đường dây này, Công an Hà Nội đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và các đơn vị có liên quan, xác lập chuyên án triệt phá.

Theo đó, tháng 5.2022, lực lượng chức năng đã triệt phá đường dây tín dụng đen thông qua hình thức cho vay qua app với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Nhóm này lập 3 app “cashvn”, “vaynhanhpro” và “ovay” cho vay, giải ngân trung bình mỗi tháng khoảng 100 tỉ đồng.

Theo công an, sơ bộ có gần 1 triệu người dính vào đường dây này. Sau đó, Công an Hà Nội đã khởi tố 26 người về các tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cưỡng đoạt tài sản…”.

Mới đây nhất, giữa tháng 7, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an phối hợp với Công an Lào Cai triệt phá đường dây cho vay lãi nặng qua app xuyên biên giới, với lãi suất gần 2.100%/năm.

Có khoảng 159.000 khách hàng vay tiền qua các ứng dụng Vndong, Hitien, Zdong, Hvay với tổng số tiền là hơn 1.802 tỉ đồng. Trong đó, số tiền đã giải ngân là 659,6 tỉ đồng, số tiền thực tế khách hàng đã trả nợ là 830 tỉ đồng, lượng tiền chiếm hưởng là 322,6 tỉ đồng.

Siết chặt, nhổ tận gốc tội phạm tín dụng đen

Theo Bộ Công an, một trong những nguyên nhân giúp tín dụng đen có nhiều “đất sống” là bởi nhiều người còn khó tiếp cận được với nguồn tín dụng hợp pháp từ ngân hàng, do đòi hỏi nhiều điều kiện rất chặt chẽ; ngược lại tín dụng đen thủ tục thực hiện vô cùng đơn giản.

Khách hàng của tín dụng đen thường đang ở trong hoàn cảnh “cùng quá hóa quẫn”, sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện, miễn có tiền giải quyết nhu cầu nóng và thường không nhận thức được mối nguy hiểm phía sau.

Tuy nhiên, từ hai vụ án cụ thể trên cho thấy, thủ đoạn phạm tội của tín dụng đen ngày càng tinh vi. Một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội cho hay, tín dụng đen đã biến tướng dưới hình thức cho vay qua các app trên không gian mạng. Hiện nay đã xuất hiện nhiều ứng dụng, website giả, nhái, sử dụng tên gọi, logo, giao diện… giống hoặc gần giống các ứng dụng của ngân hàng chính thống, ứng dụng không rõ nguồn gốc do đơn vị chủ quản là người nước ngoài.

Do đó, việc đấu tranh tội phạm tín dụng đen biến tướng trên với lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn theo Trung tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cảnh sát hình sự, một số bị hại lại giấu thông tin, thậm chí không hợp tác với cơ quan điều tra hoặc bị đe dọa khống chế nên không dám tố giác, trình báo do sợ bị trả thù, sợ bị làm rõ việc vay tiền dùng vào một số việc bất chính… Đến khi cơ quan công an phát hiện, chứng cứ thu thập được bị hạn chế, khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Cũng theo Trung tướng Trần Ngọc Hà, trên cơ sở sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, Cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính Phủ kiến nghị, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó có việc thường xuyên tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về anh ninh trật tự có liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Đẩy mạnh công tác phát hiện, xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen…

Mặt khác, cơ quan công an còn xác định, tín dụng đen núp dưới vỏ bọc cơ sở cầm đồ, dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính, chơi hụi, cho vay online… vẫn hoạt động phức tạp, để từ đó có biện pháp siết chặt, quản lý.

Theo thống kê, hiện toàn quốc có hơn 26.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Qua công tác nghiệp vụ, công an các địa phương đã rà soát, phát hiện hơn 6.600 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; 540 cơ sở kinh doanh tài chính; gần 4.000 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao.

Từ đầu năm 2020 đến nay, công an các địa phương đã cấp mới hơn 2.000, thu hồi 175 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phát hiện gần 3.000 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính nhiều tỉ đồng.

Về  tội phạm tín dụng đen núp bóng các cơ sở cầm đồ, công ty tài chính, luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư Hà Nội) - cho rằng, cơ quan chức năng cần siết chặt việc cấp Giấy chứng nhận dịch vụ kinh doanh cầm đồ; siết chặt, tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ; kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở, cá nhân có vi phạm.

Tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức, cá nhân, cơ sở hoạt động kinh doanh tài chính, cầm đồ, huy động với lãi suất cao bất thường; các đối tượng tham gia hụi, họ, phường có dấu hiệu lừa đảo; Rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị các đối tượng hoạt động tín dụng đen lợi dụng, núp bóng hoạt động, dễ phát sinh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, đánh giá tác động ảnh hưởng đến tình hình an ninh để tăng cường kiểm tra, rà soát.

Cũng theo ông Long, tín dụng đen và tín dụng chính thức đều đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức. Thực tế cho thấy, khi hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, thì “tín dụng đen” bị kiềm chế; khi hệ thống ngân hàng mà thiếu vốn hoặc vì lý do nào đó khó thỏa mãn điều kiện để cho vay, thì “tín dụng đen” có điều kiện nổi lên và gây hậu quả xấu cho xã hội.

Trong 3 năm qua, Bộ Công an đã đấu tranh phát hiện xử lý 2.740 vụ việc với gần 5.000 đối tượng, khởi tố gần 2.000 vụ với gần 4.000 bị can, trong đó có hơn 1.000 vụ cho vay lãi nặng với nhiều bị hại là công nhân. V.Dũng

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Tiếp cận gói vay 50 triệu đồng lãi suất thấp, tránh xa tín dụng đen

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, phải cắt giảm lao động. Đời sống công nhân vì thế cũng gặp khó khăn hơn, tiềm ẩn nguy cơ phải đi vay nặng lãi, rơi vào các bẫy tín dụng đen.

LĐLĐ Hậu Giang: Tăng cường ngăn chặn "tín dụng đen"

HỒ THẢO |

Hậu Giang - Ngày 23.8, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Công văn số 1231/LĐLĐ tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn tín dụng đen trong công nhân, người lao động.

Nghệ An: Tìm giải pháp để công nhân không còn phải vay tín dụng đen

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Chiều 22.8, tại TP.Vinh, đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam để khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng của công nhân lao động, tuyên truyền về gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỉ đồng của Chính phủ, tìm giải pháp để công nhân không phải lệ thuộc vào tín dụng đen.

Thế chấp ảnh khỏa thân để vay nợ, "chiêu độc" của tín dụng đen

Lê Thanh Phong |

Mới đây, trên "thị trường" tín dụng đen xuất hiện các vụ thế chấp bằng hình ảnh khỏa thân, các nhóm cho vay nặng lãi sẽ sử dụng hình ảnh đó để khống chế con nợ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tiếp cận gói vay 50 triệu đồng lãi suất thấp, tránh xa tín dụng đen

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, phải cắt giảm lao động. Đời sống công nhân vì thế cũng gặp khó khăn hơn, tiềm ẩn nguy cơ phải đi vay nặng lãi, rơi vào các bẫy tín dụng đen.

LĐLĐ Hậu Giang: Tăng cường ngăn chặn "tín dụng đen"

HỒ THẢO |

Hậu Giang - Ngày 23.8, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Công văn số 1231/LĐLĐ tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn tín dụng đen trong công nhân, người lao động.

Nghệ An: Tìm giải pháp để công nhân không còn phải vay tín dụng đen

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Chiều 22.8, tại TP.Vinh, đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam để khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng của công nhân lao động, tuyên truyền về gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỉ đồng của Chính phủ, tìm giải pháp để công nhân không phải lệ thuộc vào tín dụng đen.

Thế chấp ảnh khỏa thân để vay nợ, "chiêu độc" của tín dụng đen

Lê Thanh Phong |

Mới đây, trên "thị trường" tín dụng đen xuất hiện các vụ thế chấp bằng hình ảnh khỏa thân, các nhóm cho vay nặng lãi sẽ sử dụng hình ảnh đó để khống chế con nợ.