Khởi tố vụ phá trắng rừng lấy gỗ ở Đắk Lắk

Hữu Long |

Công an đã khởi tố, tích cực điều tra nhiều vụ phá rừng liên tiếp trong lâm phần do công ty Chư Phả quản lý, bảo vệ.

Sáng 19.2, thượng tá Nguyễn Huy Thành, Trưởng Công an huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiếp tục điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả (công ty Chư Phả)

Trước đó Báo Lao Động phản ánh, dù được giao quản lý và bảo vệ rừng, nhưng Công ty Chư Phả liên tiếp để rừng bị tàn phá.

Ngay trong địp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều ha rừng nguyên sinh hiện do đơn vị này quản lý bị lâm tặc đưa các phương tiện cơ giới vào triệt hạ.

Đáng nói, một số khu vực rừng bị phá chỉ cách trạm bảo vệ chưa đầy 1km hoặc do chính quyền địa phương phát hiện.

Cụ thể, khoảng 5ha rừng tại các Tiểu khu 18 và 22 bị người dân đưa các phương tiện cơ giới vào phá trắng để lấy gỗ và xâm chiếm đất canh tác.

Cũng tại chính Tiểu khu 22 vào năm 2017, cơ quan chức năng vừa bắt giữ gần 45m3 gỗ cực quý. Sau đó, nhiều đối tượng lâm tặc đã bị khởi tố.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Chuyển hồ sơ điều tra vụ hủy hoại rừng quy mô lớn ở Đắk Nông

Hữu Long |

Vụ hủy hoại rừng quy mô lớn xảy ra ở tiểu khu 1522, thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH Hoàng Ba.

Đắk Nông: Phát hiện vụ hủy hoại rừng quy mô lớn

H.L |

Cơ quan chức năng Đắk Nông phát hiện một vụ hủy hoại rừng lớn từ đầu năm đến nay. Công tác điều tra đang được tiến hành khẩn trương.

Chủ rừng buông lỏng, rừng liên tiếp bị xâm hại

Hữu Long |

Tình trạng phá rừng tại Đắk Lắk ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Nhiều vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra trong thời gian dài nhưng chủ rừng không biết hoặc thiếu quản lý, bảo vệ. Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp để ngăn chặn tình trạng rừng tiếp tục “chảy máu” là nhanh chóng đổi mới mô hình quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiên quyết thu hồi đối với các diện tích rừng quản lý thiếu hiệu quả.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Chuyển hồ sơ điều tra vụ hủy hoại rừng quy mô lớn ở Đắk Nông

Hữu Long |

Vụ hủy hoại rừng quy mô lớn xảy ra ở tiểu khu 1522, thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH Hoàng Ba.

Đắk Nông: Phát hiện vụ hủy hoại rừng quy mô lớn

H.L |

Cơ quan chức năng Đắk Nông phát hiện một vụ hủy hoại rừng lớn từ đầu năm đến nay. Công tác điều tra đang được tiến hành khẩn trương.

Chủ rừng buông lỏng, rừng liên tiếp bị xâm hại

Hữu Long |

Tình trạng phá rừng tại Đắk Lắk ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Nhiều vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra trong thời gian dài nhưng chủ rừng không biết hoặc thiếu quản lý, bảo vệ. Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp để ngăn chặn tình trạng rừng tiếp tục “chảy máu” là nhanh chóng đổi mới mô hình quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiên quyết thu hồi đối với các diện tích rừng quản lý thiếu hiệu quả.