Gần 100.000 nhà đầu tư được triệu tập đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân Hà Nội dự kiến xét xử vụ án liên quan cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Thao túng thị trường chứng khoán" từ ngày 22.7 tới.

Ngoài 50 bị cáo, HĐXX sẽ triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên.

Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Gần 100 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó, ông Trịnh Văn Quyết có 4 người.

Phiên tòa dự kiến "xét xử trong nhiều ngày".

Theo cáo trạng, bị cáo Trịnh Văn Quyết bị xét xử về hai tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

7 người khác bị truy tố với cùng hai tội danh, gồm: Trịnh Thị Minh Huế - cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết); Trịnh Thị Thúy Nga - Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết);

Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC; Trịnh Văn Đại, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết); Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga);

Trịnh Tuân, nguyên Giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết); Nguyễn Thị Hồng Dung, lao động tự do (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết).

Trong vụ án, ông Trần Đắc Sinh - cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE); Lê Hải Trà - cựu Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM; Trầm Tuấn Vũ - cựu Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM; Lê Thị Tuyết Hằng - Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Ông Lê Công Điền - cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh - cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Trung Minh - cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị truy tố về tội "Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

13 người khác, trong đó có nhiều người thân, họ hàng của ông Quyết bị Viện KSND Tối cao truy tố tội "Thao túng thị trường chứng khoán"; 22 người còn lại bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, hai công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương - cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Faros (đang bỏ trốn) và Trịnh Thị Minh Huế tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Phương và Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

Viện KSND Tối cao cho rằng, cán bộ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và sàn HOSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Các ông bà: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Faros, nhưng do ông Sinh có quan hệ với ông Quyết nên họ "nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết".

Các ông Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh cũng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định vốn của Faros là 4.300 tỉ đồng, nhưng vẫn chấp thuận đăng ký cổ phiếu ROS.

Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng.

Cũng theo cáo trạng, bị cáo Quyết chỉ đạo Huế mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Riêng ông Quyết đứng tên 23 tài khoản.

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch.

Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỉ đồng.

Hành vi của nhóm ông Quyết được xác định là "thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn", rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán - nhà chức trách cáo buộc.

Ông Quyết được xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản cho bà Huế quản lý sử dụng, để thao túng 5 mã chứng khoán.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cách tiêu hơn 3.600 tỉ đồng chiếm đoạt từ bán cổ phiếu của cựu Chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Nâng khống vốn của Công ty FAROS, niêm yết bán cổ phiếu trên sàn HoSE, Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và đồng phạm chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của nhà đầu tư rồi sử dụng nhiều mục đích khác nhau.

Em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC bị cáo buộc giúp anh lừa đảo, thao túng chứng khoán

Việt Dũng |

Ngoài Trịnh Thị Minh Huế, cơ quan công tố cũng chỉ ra sai phạm của em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khi giúp sức tích cực cho anh trai chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, thao túng thị trường chứng khoán.

Cựu Chủ tịch FLC và 50 người vụ thao túng chứng khoán bị đề nghị truy tố

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cần hết sức lưu tâm minh bạch thông tin

Nhóm PV |

Để tạo diễn đàn cùng bàn luận, tìm các giải pháp tháo gỡ các nút thắt trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán cũng như chỉ ra các lợi ích khi nâng hạng thành công, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán”. Chương trình diễn ra vào 14h ngày 2.7 tại Hà Nội.

Sắp xuất hiện 4 hiện tượng thiên văn kì thú tại Việt Nam trong tháng 7

AN AN (Theo HAS) |

Lịch quan sát những hiện tượng thiên văn thú vị trên bầu trời trong tháng 7 là thông tin nhiều người quan tâm đón đợi.

Diễn biến mới vụ khách hàng choáng vì phải trả hơn 500 triệu đồng tiền làm đẹp

QUANG ĐẠI |

Viện thẩm mỹ Mayo Clinic chi nhánh Nghệ An (12 Nguyễn Phong Sắc, TP Vinh) đã trả lại 380 triệu đồng cho khách hàng nữ trong tổng số 513 triệu đồng thu từ dịch vụ làm đẹp.

Gần 1.000 công nhân bị nợ lương sau khi hoàn thành Nhà máy Amkor ở Bắc Ninh

Trần Tuấn - Đền Phú |

Bắc Ninh - Sau khoảng 2 năm triển khai, xây dựng, tháng 11.2023, nhà máy Amkor Technology Việt Nam tại KCN Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh đã chính thức đi vào hoạt động. Tuy vậy, trái ngược với sự hoành tráng của nhà máy là tình cảnh của nhiều công nhân, người lao động thuộc các nhà thầu phụ tại dự án này, khi nhiều tháng nay họ chưa được nhận tiền lương thi công.

Trạm sản xuất oxy miễn phí của ông Dũng “lò vôi” bây giờ ra sao?

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, trạm sản xuất oxy do gia đình ông Dũng “lò vôi” hỗ trợ từ thời điểm chống dịch COVID-19 đến nay vẫn để trên vỉa hè. Người dân kiến nghị nên đưa vào bên trong cơ sở y tế để thuận tiện sử dụng và không ảnh hưởng đến giao thông.

Cách tiêu hơn 3.600 tỉ đồng chiếm đoạt từ bán cổ phiếu của cựu Chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Nâng khống vốn của Công ty FAROS, niêm yết bán cổ phiếu trên sàn HoSE, Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và đồng phạm chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của nhà đầu tư rồi sử dụng nhiều mục đích khác nhau.

Em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC bị cáo buộc giúp anh lừa đảo, thao túng chứng khoán

Việt Dũng |

Ngoài Trịnh Thị Minh Huế, cơ quan công tố cũng chỉ ra sai phạm của em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khi giúp sức tích cực cho anh trai chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, thao túng thị trường chứng khoán.

Cựu Chủ tịch FLC và 50 người vụ thao túng chứng khoán bị đề nghị truy tố

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.