Căn cứ cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước có nêu việc người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam cũng có thể được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Điều 2 Dự thảo Luật Căn cước đề xuất đối tượng áp dụng gồm: Công dân Việt Nam; Người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc xác định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam là điểm nổi bật trong dự thảo. Bởi theo quy định hiện hành (Luật Căn cước công dân 2014), đối tượng áp dụng chỉ gồm: Công dân Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại Điều 7 đã quy định cụ thể người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam gồm:

Người từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam;

Con, cháu của người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Dự thảo và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Về giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước, Dự thảo nêu rõ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra;

Được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam.

Lý giải về vấn đề trên, Bộ Công an cho rằng, Luật Quốc tịch Việt Nam không có khái niệm về "người chưa xác định được quốc tịch".

Nhưng hiện nay ở nước ta có hàng chục nghìn người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp không có giấy tờ tùy thân.

Do đó, Bộ Công an đề xuất bổ sung một điều trong dự thảo Luật Căn cước về quản lý người gốc Việt Nam. Điều này là cần thiết và không trái quy định hiện hành.

Theo đó, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch gồm: Người từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống; hoặc con ruột, cháu ruột của những người này.

Người gốc Việt Nam được cấp số định danh dành cho người gốc Việt Nam và giấy chứng nhận căn cước. Đây sẽ là giấy tờ tùy thân của người gốc Việt Nam, có giá trị chứng minh thông tin về căn cước của người đó để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy căn cứ nào để cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam?

Về vấn đề này, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thông tin, Dự thảo Luật quy định việc thu thập, xác thực thông tin về người gốc Việt Nam để cấp giấy chứng nhận căn cước sẽ được giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể.

Bộ Công an dự kiến quy định quy trình về thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin về người gốc Việt Nam rất chặt chẽ, bảo đảm minh bạch, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, giả mạo và bảo đảm quyền lợi của người gốc Việt Nam.

Theo đó, Cơ quan Công an có kiểm tra, xác minh qua chính quyền địa phương, phối hợp với cơ quan tư pháp - hộ tịch, ngoại giao, xuất nhập cảnh, truy nguyên nguồn gốc, quê quán, thông qua người thân thích, người liên quan, kiểm tra, đối sánh thông tin sinh trắc học, qua hồ sơ quản lí đối tượng vi phạm pháp luật…

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nên xem xét nhiều nội dung sửa đổi để tăng tuổi thọ Luật Căn cước công dân

KHÁNH LINH |

Đề xuất thay đổi "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh" trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến quan tâm đóng góp. Có ý kiến cho rằng nên sử dụng "nơi sinh", thay vì "nơi đăng ký khai sinh". Đồng thời, cần cân nhắc kĩ tránh việc thay đổi luật nhiều lần, thay đổi trường thông tin trên thẻ căn cước gây khó khăn, bất cập trong công tác quản lý công dân và thực hiện các giao dịch của công dân.

Kiến nghị sửa quê quán thành nơi sinh trên Căn cước công dân

LÂM ANH |

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định về Căn cước công dân (CCCD), đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ các đại biểu và chuyên gia, bởi việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thực hiện các giao dịch của công dân cũng như yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về dân cư trong tình hình mới.

Kiến nghị cân nhắc việc cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

NGỌC ÁNH |

Trong Hội thảo góp ý cho dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều 12.4, nhiều đại biểu có những ý kiến đóng góp xoay quanh việc sửa đổi thông tin trên Căn cước công dân (CCCD), quê quán, nơi thường trú và bổ sung quy định về cấp CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi...

Chung cư trung, cao cấp vào tầm ngắm của nhà đầu tư nước ngoài

Thu Giang |

Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho hay một lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc mua và thuê chung cư trung, cao cấp tại Việt Nam.

Các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023

NHÓM PV |

Theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023 sẽ lần đầu tiên diễn ra tại Quốc Tử Giám (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, số 1 đường 23 tháng 8, thành phố Huế).

Thủ phạm khai động cơ chọc thủng hàng loạt lốp xe ôtô tại khu Linh Đàm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau hơn 1 tuần vào cuộc điều tra, lực lượng chức năng đã truy xét, bắt giữ đối tượng xén chọc hơn 10 lốp xe ôtô tại khu vực Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai gây bức xúc dư luận.

Trước khi tự tử, nữ sinh trường chuyên nhắn bạn mạnh mẽ, nhớ ăn sáng

HẢI ĐĂNG |

Mạng xã hội đang lan truyền những tin nhắn được cho là của nữ sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh trước khi tự tử. Trong nội dung tin nhắn, nữ sinh dặn bạn sau này khi mình không còn nữa, thì phải mạnh mẽ, nhớ ăn sáng, không được bỏ bữa.

Tiến độ 3 dự án nghìn tỉ được Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên giám sát

MINH QUÂN |

Metro số 1, siêu dự án ngăn triều gần 10.000 tỉ đồng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, là ba dự án trọng điểm sẽ được Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên trực tiếp giám sát, đôn đốc tiến độ.

Nên xem xét nhiều nội dung sửa đổi để tăng tuổi thọ Luật Căn cước công dân

KHÁNH LINH |

Đề xuất thay đổi "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh" trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến quan tâm đóng góp. Có ý kiến cho rằng nên sử dụng "nơi sinh", thay vì "nơi đăng ký khai sinh". Đồng thời, cần cân nhắc kĩ tránh việc thay đổi luật nhiều lần, thay đổi trường thông tin trên thẻ căn cước gây khó khăn, bất cập trong công tác quản lý công dân và thực hiện các giao dịch của công dân.

Kiến nghị sửa quê quán thành nơi sinh trên Căn cước công dân

LÂM ANH |

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định về Căn cước công dân (CCCD), đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ các đại biểu và chuyên gia, bởi việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thực hiện các giao dịch của công dân cũng như yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về dân cư trong tình hình mới.

Kiến nghị cân nhắc việc cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

NGỌC ÁNH |

Trong Hội thảo góp ý cho dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều 12.4, nhiều đại biểu có những ý kiến đóng góp xoay quanh việc sửa đổi thông tin trên Căn cước công dân (CCCD), quê quán, nơi thường trú và bổ sung quy định về cấp CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi...