Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu nói bị ép chi tiền

Việt Dũng |

Hà Nội - Đào Minh Dương - Chủ tịch Công ty Vijasun cho rằng, bị ép đưa tiền khi xin cấp phép để thực hiện các chuyến bay giải cứu, mỗi chuyến 150 triệu đồng.

Kết thúc công bố bản cáo trạng, chiều 11.7, HĐXX TAND Hà Nội đã thẩm vấn nhóm bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu về tội "Đưa hối lộ"

Đào Minh Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun là người đầu tiên bị thẩm vấn.

Theo cáo buộc, thông qua các mối quan hệ, từ tháng 10.2021-1.2022, Dương đã gặp, đặt vấn đề và đưa hối lộ hơn 3,5 tỉ đồng cho 3 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép các chuyến bay cho Công ty.

Trong đó, Dương đưa cho Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế 2 lần tổng cộng 1,2 tỉ đồng; Vũ Anh Tuấn - cựu cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an 4 lần, tổng cộng 1,6 tỉ; Vũ Ngọc Minh - cựu đại sứ Việt Nam tại Angola 864 triệu đồng.

Trước toà, bị cáo Dương khai xin 17 chuyến bay giải cứu, và đã tổ chức được 22 chuyến. Theo bị cáo giải thích, có những chuyến bay lớn đã tách nhỏ ra.

Quá trình xin cấp phép chuyến bay, Dương đã nộp hồ sơ cho 4 trên 5 bộ (Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải).

Dương thừa nhận, để xin cấp phép chuyến bay đã đưa tiền cho một số cá nhân trong cơ quan Nhà nước. "Bị cáo bị ép đưa tiền cho các cá nhân ở Bộ Công an và Bộ Y tế", Dương khai.

Theo lời khai tại tòa, thời điểm xin cấp phép, bị cáo có đến gặp Kiên, khi đó Kiên yêu cầu, muốn tổ chức chuyến bay thì nộp 150 triệu đồng/chuyến; nếu không nộp thì sẽ không được phê duyệt.

Trước HĐXX, bị cáo Dương trình bày việc trước khi gặp Kiên, Tuấn có nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Cục Đối ngoại, Bộ Giao thông Vận tải, và bị hai bộ này "làm khó".

Theo giải trình, thời điểm đó, bị cáo bị hai bộ này rất nhiều lần gây khó khăn, bắt phải đưa tiền nhưng bị cáo không đưa.

"Cứ ngày mai bay thì ngày hôm nay mới cấp phép", bị cáo Dương nói về việc bị đưa vào tình thế khó khăn cùng cực, song công ty bị cáo Dương vẫn tổ chức được chuyến bay giải cứu và phải đặt cọc hàng tỉ đồng cho mỗi chuyến bay.

"Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao không còn là Bảo hộ công dân mà là hành dân", bị cáo Dương khai.

Sau khi bị hai bộ trên làm khó, bị cáo Dương cho hay, đã phải gặp Kiên tại phòng làm việc ở Bộ Y tế và bị quát, yêu cầu phải nộp tiền. Sau đó, bị cáo cũng gặp ông Tuấn đưa 150 triệu đồng/chuyến bay.

"Ngoài ra, bị cáo có đưa tiền cho ai?", chủ tọa Vũ Quang Huy thẩm vấn.

"1 chuyến từ Angola về đưa cho Vũ Ngọc Minh", bị cáo Dương khai.

Lúc đó, bị cáo Dương có gọi điện cho Minh và nói tại Angola không có Vietnam Airlines nên nhờ Đại sứ quán bảo hộ.

Bị cáo Minh đưa cho bị cáo 1 số điều kiện như: Những người về phải đưa danh sách, được phê duyệt mới được mua vé… Sau đó, bị cáo đưa cho Minh 864 triệu đồng.

Bị cáo xin nhận tội “Đưa hối lộ” như cáo buộc. Bị cáo đã nộp cho cơ quan điều tra 1 tỉ đồng do Kiên chuyển trả cho công ty bị cáo.

Trước tòa, bị cáo Dương cũng thừa nhận, bị cáo Minh đã trả lại tiền cho công ty, còn bị cáo Tuấn thì chưa.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Kịch bản chạy án, chi hàng triệu USD liên quan vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Nghe cựu cán bộ C03 nói: "Có quyết tâm cứu Sơn không", Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky đã chi hàng triệu USD để "chạy án" song ông Sơn vẫn bị bắt tạm giam vì liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.

105 luật sư bào chữa cho 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ngày mai (11.7), theo quyết định đưa ra xét xử, hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam cùng 52 người sẽ hầu toà trong vụ chuyến bay giải cứu. Phiên toà được mở tại TAND Hà Nội, dự kiến diễn ra trong một tháng.

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng nhận 4,2 tỉ đồng để cấp 28 chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng bị cáo buộc nhận hối lộ để làm đề xuất nhanh cho các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Kịch bản chạy án, chi hàng triệu USD liên quan vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Nghe cựu cán bộ C03 nói: "Có quyết tâm cứu Sơn không", Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky đã chi hàng triệu USD để "chạy án" song ông Sơn vẫn bị bắt tạm giam vì liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.

105 luật sư bào chữa cho 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ngày mai (11.7), theo quyết định đưa ra xét xử, hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam cùng 52 người sẽ hầu toà trong vụ chuyến bay giải cứu. Phiên toà được mở tại TAND Hà Nội, dự kiến diễn ra trong một tháng.

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng nhận 4,2 tỉ đồng để cấp 28 chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng bị cáo buộc nhận hối lộ để làm đề xuất nhanh cho các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu.