Anh em song sinh đại gia lan đột biến trong đường dây than lậu

Việt Dũng |

Bùi Hữu Giang, Bùi Hữu Thanh được biết tới thương vụ bán cây lan đột biến giá 250 tỉ đồng, còn góp tiền vào Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác than lậu.

Trong số 33 bị can bị Viện KSND Tối cao truy tố liên quan đến khai thác lậu hàng triệu tấn than và khoáng sản đi kèm ở mỏ than Minh Tiến (Thái Nguyên), Bùi Hữu Giang, Bùi Hữu Thanh (33 tuổi, quê Quảng Ninh) bị cáo buộc 2 tội danh "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên và Mua bán trái phép hóa đơn".

Cáo trạng cho thấy sau khi Công ty cổ phần Yên Phước (do bị can Châu Thị Mỹ Linh làm Tổng Giám đốc) được tỉnh Thái Nguyên cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ than Minh Tiến, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương (do anh em Thanh - Giang điều hành) đã tham gia khai thác trái phép than kèm khoáng sản. Công suất khai thác cao gấp 47 lần trữ lượng được cấp phép.

Từ tháng 3.2019 đến tháng 8.2021, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương đã khai thác hơn một triệu tấn than, trên 419 m3 khoáng sản đi kèm. Qua đó, các bị can thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 213 tỉ đồng.

Quá trình câu kết khai thác than lậu, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương phải thanh toán cho phía Công ty cổ phần Yên Phước hơn 174 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát xác định Công ty cổ phần Yên Phước chỉ xuất 19 hóa đơn giá trị gia tăng cho đối tác đối với than cám và than kẹp xít (không có đá đen) với tổng trị giá hơn 8 tỉ đồng.

Ngoài ra, Công ty TNHH  Đông Bắc Hải Dương mua than của nhiều đơn vị, cá nhân nhưng không có hóa đơn, chứng từ và nhập khẩu than không có nguồn gốc.

Sau đó, họ sàng lọc, phối trộn thành than thành phẩm, bán cho khách hàng, trong đó có các nhà máy nhiệt điện An Khánh (Thái Nguyên), Phúc Thành (Hải Dương) và Thăng Long (Quảng Ninh).

Để hợp thức hồ sơ về nguồn gốc than khai thác lậu và số than mua nhập lậu, anh em Bùi Hữu Thanh cùng 3 cổ đông Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương (Hà Anh Tuấn, Ngô Đăng Hải, Phạm Văn Thu) thống nhất thành lập, thuê người đứng tên đại diện pháp luật của 6 công ty.

Tiếp đó, các bị can sử dụng 6 pháp nhân này ký hợp đồng mua hóa đơn đầu vào, hợp thức nguồn gốc than rồi bán than cho khách hàng.

Nguồn tiền để trả cho việc mua hóa đơn chủ yếu lấy từ nguồn bán than lậu. Giai đoạn 2017-2020, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương sử dụng 6 pháp nhân để giao dịch với 11 công ty tại Hải Phòng và Nam Định.

Trên thực tế, 11 doanh nghiệp này không có hoạt động mua bán than, mà chỉ xuất bán hóa đơn. Ngoài ra, hồ sơ, tài liệu và sổ sách thu giữ tại Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương cũng thể hiện doanh nghiệp này chi tiền thuế, tiền mua hóa đơn cho 28 công ty khác ở nhiều địa phương.

Anh em Bùi Hữu Thanh và đồng phạm thừa nhận họ đã mua 475 hóa đơn gia trị gia tăng, với tổng giá trị gồm cả thuế VAT là trên 1.500 tỉ đồng.

Trong vụ án, Bùi Hữu Giang và Bùi Hữu Thanh tích cực tham gia góp vốn, có vai trò chủ mưu khi bàn bạc, thống nhất việc khai thác trái phép trên 3 triệu tấn than và khoáng sản đi kèm. Họ thu lời bất chính hơn 213 tỉ đồng.

Các bị can Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang và đồng phạm được đánh giá thành khẩn khai báo. Trong tổng số tiền các bị can nộp khắc phục, Bùi Hữu Thanh đã nộp 500 triệu đồng, Bùi Hữu Giang nộp 927 triệu đồng.

Song song với quá trình tổ chức khai thác và mua bán than lậu, trước khi vướng lao lý, anh em Bùi Hữu Thanh còn xây dựng vườn lan đột biến (lan var) Đất Mỏ ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh để mua bán, giao dịch loại cây này.

Cuối tháng 3.2021, vườn lan của Bùi Hữu Thanh gây xôn xao mạng xã hội khi có 3 vị khách được cho là đã đến nơi này để mua cây lan Ngọc Sơn Cước với giá 250 tỉ đồng.

Ngoài ra, 3 mẫu lan khác cũng được bán với tổng trị giá 53 tỉ đồng. Sau hôm đó, Thanh nói việc bán Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỉ là có thật. Tuy nhiên, chủ vườn đính chính số tiền đó là để mua toàn bộ 5.000 cây lan giống tại vườn.

Người điều hành Công ty TNHH  Đông Bắc Hải Dương cũng cho rằng sau khi thông tin giao dịch lan truyền, liên ngành công an, thuế và chính quyền ở Đông Triều đã đến làm việc, trong đó có vấn đề truy thu thuế. Giai đoạn khởi tố bị can, Bộ Công an còn xác minh làm rõ thêm nguồn gốc nhiều tài sản của anh em Bùi Hữu Thanh.

Tháng 9.2021, sau khi khởi tố bị can, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn tập trung làm rõ hành vi có dấu hiệu rửa tiền của anh em trùm than lậu Bùi Hữu Giang và Bùi Hữu Thanh qua hình thức mua bán lan đột biến, các dự án bất động sản, siêu xe. Tuy nhiên, cáo trạng của Viện KSND Tối cao không đề cập nội dung này.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Bà trùm bất động sản TPHCM bị truy tố trong vụ án than lậu

Việt Dũng |

Bị can Châu Thị Mỹ Linh ngoài điều hành Công ty Yên Phước liên quan trực tiếp đến hành vi khai thác than lậu, còn được biết đến là bà trùm bất động sản TPHCM.

Nhóm đối tượng ngang nhiên khai thác than trong rừng phòng hộ

Trần Trọng |

Ngày 2.2, Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một vụ khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép tại khu vực rừng phòng hộ.

Thái Nguyên: Bắt giữ loạt lãnh đạo Sở liên quan đến vụ khai thác than lậu

Phùng Minh |

Thái Nguyên - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, Bộ Công an đã bắt giữ nhiều lãnh đạo Sở tại tỉnh Thái Nguyên vì có liên quan đến sai phạm tại mỏ than Minh Tiến (Đại Từ).

Hà Nội đề xuất tăng giá nước, người lao động lo lắng phải bóp bụng chi tiêu

THUỲ DUNG |

Trước thông tin Hà Nội sẽ tiến hành điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ 1.7 tới, nhiều người lao động lo ngại sẽ phải gánh thêm khoản chi tiêu không nhỏ.

Rộn ràng Lễ hội Nghinh Ông ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Sáng 10.5 (tức 21.3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, cửa biển Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, thu hút hàng nghìn ngư dân trong và ngoài tỉnh đến dự.

Lo ngại dừng dịch vụ nấu ăn phục vụ khách trên tàu du lịch Vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chi hội Tàu du lịch Hạ Long vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cho tiếp tục duy trì dịch vụ nấu ăn phục vụ du khách ăn uống trên các tàu tham quan vịnh Hạ Long ban ngày (tàu thuê theo tiếng, hay còn gọi là "tàu tiếng"). Lý do: quy định không cấm và là sản phẩm du khách ưu chuộng.

Cận cảnh trung tâm hành chính Đồng Nai sẽ dời về khu công nghiệp Biên Hoà 1

HÀ ANH CHIẾN |

Trung tâm hành chính - chính trị Đồng Nai đã được chấp thuận chủ trương di dời về khu công nghiệp Biên Hòa 1 tại phường An Bình, TP Biên Hoà với quy mô 19 ha. Đây là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam được thành lập từ năm 1963, nhưng đã bộc lộ hạn chế, lại nằm sát sông Đồng Nai nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Lừa đảo qua mạng: Vì sao biết số tài khoản vẫn không lấy lại được tiền?

Cát Tường - Phương Uyên |

Thời gian qua, xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng, lừa đảo mạo danh qua điện thoại… vô cùng tinh vi. Với những chiêu thức liên tục biến đổi, rất nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo và mất hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng.

Để bàn luận, chỉ ra những chiêu trò tinh vi và tìm giải pháp về vấn đề này, báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia.

Bà trùm bất động sản TPHCM bị truy tố trong vụ án than lậu

Việt Dũng |

Bị can Châu Thị Mỹ Linh ngoài điều hành Công ty Yên Phước liên quan trực tiếp đến hành vi khai thác than lậu, còn được biết đến là bà trùm bất động sản TPHCM.

Nhóm đối tượng ngang nhiên khai thác than trong rừng phòng hộ

Trần Trọng |

Ngày 2.2, Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một vụ khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép tại khu vực rừng phòng hộ.

Thái Nguyên: Bắt giữ loạt lãnh đạo Sở liên quan đến vụ khai thác than lậu

Phùng Minh |

Thái Nguyên - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, Bộ Công an đã bắt giữ nhiều lãnh đạo Sở tại tỉnh Thái Nguyên vì có liên quan đến sai phạm tại mỏ than Minh Tiến (Đại Từ).