10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ 1.7.2024

Việt Dũng |

Từ ngày 1.7.2024 tới, Luật Căn cước sẽ có hiệu lực và các điểm mới của luật này được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an nêu.

Ngày 1.4, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an đã thông tin về những điểm mới của Luật Căn cước.

Thứ nhất, theo Luật Căn cước, Căn cước công dân thành đổi tên thành Thẻ Căn cước (Điều 3)

Thứ hai: Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46).

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1.7.2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15.1.2024 đến trước ngày 30.6.2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.6.2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Thứ ba: Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến ngày 31.12.2024.

Thứ tư: Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước (Điều 18). Thẻ Căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng, thay vào bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

Thứ năm: Mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước (Điều 18 và Điều 19). Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Công dân Việt Nam không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nếu được cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thứ sáu: Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 6 tuổi (Điều 23). Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Không thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.

Thứ bảy: Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3 và Điều 30). Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.

Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tám: Bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử (Điều 31 và Điều 33). Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 Căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID)

Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Thứ chín: Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16 và Điều 23). Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện.

Thứ mười, theo Điều 22 của Luật Căn cước, thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm: thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp thẻ căn cước. Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên nói về 2 nội dung mới trong Luật Căn cước có hiệu lực từ 1.7

Bảo Nguyên |

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện luật.

Đề xuất thu thập ADN, giọng nói khi thi hành Luật Căn cước

Quang Việt |

Các dữ liệu về ADN, giọng nói, thông tin nghề nghiệp... được Bộ Công an đề xuất thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi thi hành Luật Căn cước.

Gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực?

Vương Trần |

Luật Căn cước mới đã quy định chuyển tiếp theo hướng căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu được cấp đổi sang căn cước.

Đỗ Thị Nhàn nói về mối quan hệ với cựu lãnh đạo SCB trước khi nhận 5,2 triệu USD

Nhóm PV |

TPHCM - Chiều 2.4, luật sư, bị cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát tiếp tục tranh luận lại quan điểm buộc tội của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM (VKS). Trong phần bào chữa bổ sung, bị cáo Đỗ Thị Nhàn nói về mối quan hệ thân thiết với cựu Tổng Giám đốc SCB trước khi nhận 5,2 triệu USD.

Tin 20h: Chưa dừng đà tăng, giá vàng nhẫn cao chót vót

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 2.4: Hành trình vây bắt các đối tượng vận chuyển 100kg ma túy đá; Hà Nội mới chớm mùa hè, nhu cầu bảo dưỡng điều hoà đã tăng hơn năm ngoái; Giá vàng nhẫn chưa dừng đà tăng, trụ vững trên mức 71 triệu...

Chính thức dừng tuyển sinh lớp 6 Trường THPT Chuyên Amsterdam

Vân Trang |

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ chính thức dừng tuyển sinh học sinh lớp 6 từ năm học 2024-2025.

Thanh khoản cổ phiếu Sacombank của Chủ tịch Dương Công Minh cao nhất trong vòng 1 năm

Hương Nguyễn |

Sự việc ông Dương Công Minh, đại gia bất động sản - ngân hàng nổi tiếng bị tung tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng đến những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu Sacombank STB.

Người dân ở Tiền Giang chực chờ trong đêm chắt từng can nước ngọt

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, người dân sinh sống ở một số nơi thuộc Tiền Giang thiếu nước ngọt trầm trọng. Người dân chực chờ trong đêm để đợi từng can nước ngọt. Thậm chí, đến nước mặn dưới kênh cũng được tận dụng.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên nói về 2 nội dung mới trong Luật Căn cước có hiệu lực từ 1.7

Bảo Nguyên |

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện luật.

Đề xuất thu thập ADN, giọng nói khi thi hành Luật Căn cước

Quang Việt |

Các dữ liệu về ADN, giọng nói, thông tin nghề nghiệp... được Bộ Công an đề xuất thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi thi hành Luật Căn cước.

Gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực?

Vương Trần |

Luật Căn cước mới đã quy định chuyển tiếp theo hướng căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu được cấp đổi sang căn cước.