Xưởng may cô Hường - nơi người khuyết tật được đào tạo nghề miễn phí

Trần Tuấn |

8 năm qua, chị Nghiêm Thị Thu Hường, chủ một cơ sở may ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, trở thành người đồng hành, giúp đỡ nhiều người khuyết tật có công việc, thu nhập ổn định, cuộc sống vui vẻ hơn và có niềm tin về tương lai.

Đào tạo nghề miễn phí cho hơn 100 người khuyết tật

Chúng tôi đến cơ sở may công nghiệp của người khuyết tật tỉnh Lạng Sơn (phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) vào một ngày cuối tháng 5.2023. Chiều muộn, khách vẫn nườm nượp ra vào.

Trong xưởng may nhỏ, hơn 10 người tất bật làm việc. Họ chỉ có thể giao tiếp bằng cử chỉ, hay bằng chữ viết. Chị Nghiêm Thị Thu Hường (44 tuổi), chủ cơ sở cho biết, vợ chồng chị quê ở huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội), vốn làm nghề may đo về thời trang.

"Năm 2015, khi chuyển về TP Lạng Sơn sinh sống, mở xưởng may, hai vợ chồng luôn đau đáu ý nghĩ, mình có nghề, phải đào tạo, hướng dẫn những người kém may mắn học, kiếm sống bằng nghề.

Và thực tế, khi được hướng dẫn cụ thể, những người khuyết tật đều có thể tạo ra các sản phẩm may đo có chất lượng tương đương với những người bình thường" - chị Hường cho biết.

Bên trong cơ sở may của “cô Hường“. Ảnh: Trần Tuấn
Bên trong cơ sở may của “cô Hường“. Ảnh: Trần Tuấn

8 năm qua, vợ chồng chị Hường đào tạo nghề miễn phí cho hơn 100 người khuyết tật. Nhiều người khuyết tật sau khi được đào tạo tại đây đã tự tìm được việc làm.

Tại cơ sở May của chị Hường, thường xuyên có 10-14 người khuyết tật học nghề và làm việc, thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng, được bố trí chỗ ăn, nghỉ, thuốc thang khi ốm đau, đi viện hay tiền đi lại về thăm gia đình.

Những người khuyết tật ở đây đều được hướng dẫn các công việc phù hợp với thể trạng của mình.

Như em Lâm Thị Định, quê ở huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), căn bệnh viêm tủy quái ác khiến đôi chân của cô bé người Nùng này hoàn toàn bị liệt, di chuyển, đi lại vô cùng khó khăn. Không thể đạp máy khâu như những bạn khác, Định được cô Hường dạy về thiết kế đồ họa.

 Em Lâm Thị Định thiết kế logo đồng phục theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Tuấn
Em Lâm Thị Định thiết kế logo đồng phục theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Tuấn

Đến nay, Định đã thành thạo công việc thiết kế mẫu in logo trên các mẫu quần áo, đồng phục và trở thành nhân sự thiết kế chính của cơ sở.

Nhiều người, khi đến với cơ sở do chưa quen môi trường mới, nên tự ti, thu mình, không thể hòa nhập. Nhưng sau quá trình giao tiếp, chia sẻ, hướng dẫn của chị Hường, các em đã có thể tự làm ra các sản phẩm bằng chính công sức của mình, từ đó tự tin hơn.

Chị Đào Thị Út Hạnh (SN 1984, TP Lạng Sơn) cho biết, năm 2016 khi làm cho một công ty của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh, đã qua cơ sở của chị Hường đặt đồng phục. Do biết câu chuyện của chị Hường nên từ đó đến nay, chị Hạnh trở thành một người bạn thân thiết của cơ sở may, “cứ rảnh thì lại qua giúp”.

“Gắn bó với chị gần 10 năm nay, tôi thấy chị là người cứng rắn, vững vàng, dũng cảm, không bao giờ thích chia sẻ về bản thân mình. Tôi từng chứng kiến giai đoạn đầu, chị và gia đình rất khó khăn nhưng đã vượt qua được. Chứng kiến chị chăm sóc, chỉ dạy những học viên mới thấy, kể cả những người thân trong gia đình cũng chưa chắc đã làm được như vậy” - chị Hạnh nói.

 
Chị Hường chăm sóc, chỉ dạy những học viên. Ảnh: Trần Tuấn

Thương hiệu tin cậy

Thời điểm chúng tôi có mặt, nhiều khách hàng tới xưởng may của chị Hường đặt may đồng phục cho đơn vị.

Chị Tô Kim Thu - một giáo viên dạy nhảy online (TP Lạng Sơn) kể, năm 2019 khi dịch COVID-19 xuất hiện, chị đi qua cơ sở này và đặt câu hỏi: “Những người khuyết tật sẽ vượt qua dịch bệnh thế nào?”, đúng lúc đó, chị cần đặt một lô quần áo phục vụ cho việc tập nhảy của học viên nên chị đã liên hệ với cơ sở của chị Hường để đặt.

“Ban đầu, mình đặt may đồ vì tình thương với người khuyết tật, nhưng chất lượng sản phẩm tốt và giá cả phù hợp, nên mình trở thành khách quen từ đó đến nay”, chị Thu nói.

 Chị Lương Như Quỳnh chia sẻ. Ảnh: Trần Tuấn
Chị Lương Như Quỳnh chia sẻ. Ảnh: Trần Tuấn

Chị Lương Như Quỳnh (TP Lạng Sơn) cho biết, cũng là khách quen tại xưởng của chị Hường, nay đến để đặt mẫu đồng phục cho show âm nhạc sắp tới tổ chức ở TP Lạng Sơn.

“Mình thích sản phẩm xưởng này vì chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lí. Dù đặt số lượng ít hay nhiều, vẫn giữ mức giá ổn định, không thay đổi” - chị Quỳnh nói.

Được biết, xưởng may chị Hường hiện được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tin tưởng đặt các mẫu đồng phục. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của cơ sở may.

 Chị Hường nhận được nhiều Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Trần Tuấn
Chị Hường nhận được nhiều Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Trần Tuấn

Ông Đàm Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ sở may của chị Hường là một trong những đơn vị nổi bật trong việc đào tạo, hướng dẫn dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Với cái tâm của mình, trong thời gian qua cơ sở đã tạo điều kiện thu hút người lao động là người khuyết tật để truyền nghề, tạo việc làm, có thu nhập cho họ.

"Tỉnh Lạng Sơn cũng đặc biệt quan tâm đến những mô hình như thế và đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho các cơ sở trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật”, ông Đàm Văn Chính nói.

Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

Với những đóng góp dành cho người khuyết tật, chị Nghiêm Thị Thu Hường đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Hội Bảo trợ người Tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Bằng khen của UBND tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 27.10.2022, chị Hường đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Bằng khen do có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật

Quế Chi (T/H) |

Doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật làm việc ổn định sẽ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2023 chính xác nhất

Trang Hà |

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội được Báo Lao Động cập nhật nhanh và chính xác để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Dự án sạt lở vẫn đe dọa vùi lấp trường học và trụ sở ủy ban xã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một dự án chống sạt lở (ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với tổng số vốn lên tới gần 37 tỉ đồng, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng công trình lại tiếp tục sạt lở. Đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm phương án xử lý.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng 5 sao tại TPHCM được đưa vào hoạt động

Tú Ngân |

TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực cải thiện tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng và dần nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. Mới đây, một số nhà vệ sinh nằm ở khu vực “đắc địa” tại trung tâm thành phố đã được hoạt động.

Thay đổi dung tích phòng lũ để ''cứu'' hồ thủy điện

MINH HÀ |

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, từ năm 2007, trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông, hồ thủy điện đã quy định dung tích phòng lũ là 7 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện nay, do tình trạng khai thác cát làm hạ thấp lòng sông nên dung tích phòng lũ không còn phù hợp.

Căn nhà cháy khiến 3 người tử vong là thuê bán tạp hóa, lúc hoả hoạn có 11 người

Phương Linh |

Liên quan vụ cháy nhà 3 ông cháu tử vong, sáng 10.6, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tiến hành khám nghiệm hiện trường căn nhà 3 tầng bị cháy nằm trong khu phố tây ở thành phố Nha Trang.

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật

Quế Chi (T/H) |

Doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật làm việc ổn định sẽ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.